Chiến lược của Hillary Clinton: Hãy để Trump “tự hại mình”
Các trợ lý của cựu Ngoại trưởng Mỹ nói rằng chiến lược của bà rất đơn giản: hãy để Trump là chính Trump
Thời gian gần đây, dư luận Mỹ sôi sục hơn bao giờ hết vì những phát biểu gây tranh cãi của Donald Trump, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là đối thủ của Trump là bà Hillary Clinton, người đại diện cho Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11 tới, lại rất hiếm khi đả động đến những gì Trump nói.
Hãng tin Reuters nói rằng, sự im lặng này của bà Clinton hoàn toàn có chủ ý.
Từ khi được Đảng Dân chủ chính thức đề cử chạy đua vào Nhà Trắng vào tháng trước, cựu đệ nhất phu nhân đã dành thời gian đi thăm các nhà máy và cơ sở y tế. Trong những chuyến thăm này, nếu có đề cập đến Trump, thì bà Clinton cũng chỉ thường nhấn mạnh sự đối lập chính sách giữa họ.
Hôm thứ Tư tuần này, bà lên tiếng chỉ trích phát biểu trước đó của Trump nói các nhà hoạt động về quyền sở hữu súng đạn có thể ngăn bà trở thành Tổng thống. Tuy nhiên, đây là lần hiếm hoi bà trực tiếp nói về Trump trong suốt chiến dịch tranh cử này.
Các trợ lý của cựu Ngoại trưởng Mỹ nói rằng chiến lược của bà rất đơn giản: hãy để Trump là chính Trump.
Trong vòng hai tuần trở lại đây, Trump đã vấp phải một loạt sai lầm, khiến tỷ lệ ủng hộ dành cho ông giảm sút và nhiều nhân vật trong chính nội bộ Đảng Cộng hòa từ chối ủng hộ ông.
Ngoài việc mâu thuẫn với giới lãnh đạo đảng, Trump còn có cuộc đấu khẩu bị lên án với cha mẹ của một binh sỹ Mỹ tử trận, và cáo buộc Tổng thống Barack Obama cùng bà Clinton là những người “sáng lập” nên tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Hôm thứ Sáu, vị tỷ phú bất động sản cố gắng chữa cháy bằng cách nói rằng ông đã bị châm biếm khi đưa ra những phát biểu như vậy.
“Có một câu nói trong chính trị là: đừng bước chân vào con đường của một đoàn tàu gặp nạn”, chiến lược gia Bob Shrum của Đảng Dân chủ, một trợ lý cấp cao trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của Al Gore vào năm 2000 và John Kerry vào năm 2004.
Các cố vấn của bà Clinton nói họ nhận thấy chẳng có lợi ích gì nếu bà “đấu khẩu” với Trump trong từ cáo buộc cá nhân. Thay vào đó, họ thích thúc khi Trump tự gây tranh cãi trong khi bà Clinton tập trung vào vấn đề chính sách.
Chiến dịch của Trump từ chối bình luận về bài viết này của Reuters, nhưng trước đây Trump đã từng cáo buộc giới truyền thông Mỹ “thiên vị” bà Clinton. Ngày 12/8, Trump chia sẻ trên mạng xã hội Twitter một câu trạng thái của một người ủng hộ ông nói rằng “giới truyền thông suy đồi” đã cố tình thổi phồng các phát biểu của ông nhằm đem lại lợi ích cho bà Clinton.
Trump có lần khoe rằng việc giới truyền thông phải đưa tin rầm rộ về ông chứng tỏ ông không cần phải chi nhiều cho quảng cáo tranh cử. Tuy nhiên, các chính trị gia kỳ cựu nói rằng Trump đang lãng phí sự chú ý này và bỏ lỡ cơ hội giành sự ủng hộ của những cử tri còn chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai.
Chẳng hạn, vào hôm thứ Hai tuần này, Trump có một bài phát biểu chính sách kinh tế nhằm đẩy mạnh chiến dịch tranh cử, nhưng bài phát biểu này nhanh chóng bị che mờ bởi những tranh cãi xung quanh phát biểu của Trump về các nhà hoạt động về quyền sở hữu súng đạn.
Trong khi đó, bà Clinton còn đang bận rộn với việc “làm thân” với giới truyền thông địa phương tại các bang quan trọng. Các hãng tin lớn, vốn hiếm khi đặt câu hỏi cho bà Clinton, thường phải đợi mỗi khi bà trả lời phỏng vấn các tờ báo và kênh truyền hình địa phương.
Thời gian gần đây, bà Clinton hiếm khi trả lời phỏng vấn các hãng tin lớn và cũng ít khi tổ chức họp báo. Các nhà phê bình cho rằng đây là một chiến thuật có tính toán của ứng cử viên Dân chủ nhằm né tránh những câu hỏi về việc bà sử dụng e-mail cá nhân trong thời gian làm Ngoại trưởng, mối quan hệ giữa quỹ từ thiện của gia đình Clinton Foundation với Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tự nhận mình là một trong những ứng cử viên Tổng thống Mỹ minh bạch nhất trong lịch sử, bà Clinton thừa nhận việc mình dùng máy chủ e-mail cá nhân cho công việc là một sai lầm, nhưng nói bà đã xử lý đúng đắn tất cả các thông tin mật. Ngoài ra, bà cũng phủ nhận có mối quan hệ “mờ ám” giữa Clinton Foundation và Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trả lời phỏng vấn các hãng tin địa phương, bà Clinton thường được hỏi các câu hỏi về tạo việc làm, dịch vụ y tế, và tiền lương - đều là những vấn đề thế mạnh của bà Clinton và bà hứng thú thảo luận.
Sau chuyến thăm vào tuần trước của bà Clinton tới một nhà máy sản xuất cà vạt ở bang Colorado, bài viết trang nhất trên tờ báo Denver Post của bang chạy dòng tít “Clinton hứa tạo hàng triệu việc làm”. Trump cũng xuất hiện trên trang nhất của tờ báo này, nhưng trong một bài viết nhỏ hơn với nội dung về “kiểm soát thiệt hại” trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của cựu ngôi sao truyền hình thực tế này.
Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là đối thủ của Trump là bà Hillary Clinton, người đại diện cho Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11 tới, lại rất hiếm khi đả động đến những gì Trump nói.
Hãng tin Reuters nói rằng, sự im lặng này của bà Clinton hoàn toàn có chủ ý.
Từ khi được Đảng Dân chủ chính thức đề cử chạy đua vào Nhà Trắng vào tháng trước, cựu đệ nhất phu nhân đã dành thời gian đi thăm các nhà máy và cơ sở y tế. Trong những chuyến thăm này, nếu có đề cập đến Trump, thì bà Clinton cũng chỉ thường nhấn mạnh sự đối lập chính sách giữa họ.
Hôm thứ Tư tuần này, bà lên tiếng chỉ trích phát biểu trước đó của Trump nói các nhà hoạt động về quyền sở hữu súng đạn có thể ngăn bà trở thành Tổng thống. Tuy nhiên, đây là lần hiếm hoi bà trực tiếp nói về Trump trong suốt chiến dịch tranh cử này.
Các trợ lý của cựu Ngoại trưởng Mỹ nói rằng chiến lược của bà rất đơn giản: hãy để Trump là chính Trump.
Trong vòng hai tuần trở lại đây, Trump đã vấp phải một loạt sai lầm, khiến tỷ lệ ủng hộ dành cho ông giảm sút và nhiều nhân vật trong chính nội bộ Đảng Cộng hòa từ chối ủng hộ ông.
Ngoài việc mâu thuẫn với giới lãnh đạo đảng, Trump còn có cuộc đấu khẩu bị lên án với cha mẹ của một binh sỹ Mỹ tử trận, và cáo buộc Tổng thống Barack Obama cùng bà Clinton là những người “sáng lập” nên tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Hôm thứ Sáu, vị tỷ phú bất động sản cố gắng chữa cháy bằng cách nói rằng ông đã bị châm biếm khi đưa ra những phát biểu như vậy.
“Có một câu nói trong chính trị là: đừng bước chân vào con đường của một đoàn tàu gặp nạn”, chiến lược gia Bob Shrum của Đảng Dân chủ, một trợ lý cấp cao trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của Al Gore vào năm 2000 và John Kerry vào năm 2004.
Các cố vấn của bà Clinton nói họ nhận thấy chẳng có lợi ích gì nếu bà “đấu khẩu” với Trump trong từ cáo buộc cá nhân. Thay vào đó, họ thích thúc khi Trump tự gây tranh cãi trong khi bà Clinton tập trung vào vấn đề chính sách.
Chiến dịch của Trump từ chối bình luận về bài viết này của Reuters, nhưng trước đây Trump đã từng cáo buộc giới truyền thông Mỹ “thiên vị” bà Clinton. Ngày 12/8, Trump chia sẻ trên mạng xã hội Twitter một câu trạng thái của một người ủng hộ ông nói rằng “giới truyền thông suy đồi” đã cố tình thổi phồng các phát biểu của ông nhằm đem lại lợi ích cho bà Clinton.
Trump có lần khoe rằng việc giới truyền thông phải đưa tin rầm rộ về ông chứng tỏ ông không cần phải chi nhiều cho quảng cáo tranh cử. Tuy nhiên, các chính trị gia kỳ cựu nói rằng Trump đang lãng phí sự chú ý này và bỏ lỡ cơ hội giành sự ủng hộ của những cử tri còn chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai.
Chẳng hạn, vào hôm thứ Hai tuần này, Trump có một bài phát biểu chính sách kinh tế nhằm đẩy mạnh chiến dịch tranh cử, nhưng bài phát biểu này nhanh chóng bị che mờ bởi những tranh cãi xung quanh phát biểu của Trump về các nhà hoạt động về quyền sở hữu súng đạn.
Trong khi đó, bà Clinton còn đang bận rộn với việc “làm thân” với giới truyền thông địa phương tại các bang quan trọng. Các hãng tin lớn, vốn hiếm khi đặt câu hỏi cho bà Clinton, thường phải đợi mỗi khi bà trả lời phỏng vấn các tờ báo và kênh truyền hình địa phương.
Thời gian gần đây, bà Clinton hiếm khi trả lời phỏng vấn các hãng tin lớn và cũng ít khi tổ chức họp báo. Các nhà phê bình cho rằng đây là một chiến thuật có tính toán của ứng cử viên Dân chủ nhằm né tránh những câu hỏi về việc bà sử dụng e-mail cá nhân trong thời gian làm Ngoại trưởng, mối quan hệ giữa quỹ từ thiện của gia đình Clinton Foundation với Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tự nhận mình là một trong những ứng cử viên Tổng thống Mỹ minh bạch nhất trong lịch sử, bà Clinton thừa nhận việc mình dùng máy chủ e-mail cá nhân cho công việc là một sai lầm, nhưng nói bà đã xử lý đúng đắn tất cả các thông tin mật. Ngoài ra, bà cũng phủ nhận có mối quan hệ “mờ ám” giữa Clinton Foundation và Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trả lời phỏng vấn các hãng tin địa phương, bà Clinton thường được hỏi các câu hỏi về tạo việc làm, dịch vụ y tế, và tiền lương - đều là những vấn đề thế mạnh của bà Clinton và bà hứng thú thảo luận.
Sau chuyến thăm vào tuần trước của bà Clinton tới một nhà máy sản xuất cà vạt ở bang Colorado, bài viết trang nhất trên tờ báo Denver Post của bang chạy dòng tít “Clinton hứa tạo hàng triệu việc làm”. Trump cũng xuất hiện trên trang nhất của tờ báo này, nhưng trong một bài viết nhỏ hơn với nội dung về “kiểm soát thiệt hại” trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của cựu ngôi sao truyền hình thực tế này.