Chứng khoán Mỹ “đỏ lửa” theo chứng khoán Trung Quốc
Việc Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) tê liệt trong vài giờ cũng ảnh hưởng ít nhiều tới phiên giao dịch này
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 8/7 đã có một phiên giảm điểm mạnh do ảnh hưởng từ phiên sụt mạnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Ngoài ra, việc Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) tê liệt trong vài giờ cũng ảnh hưởng ít nhiều tới phiên giao dịch này.
Tin từ Reuters cho biết, nỗi lo ngại về việc thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc có thể tác động xấu tới nền kinh tế nước này và lan rộng ảnh hưởng ra bên ngoài đã đẩy chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ xuống dưới mức trung bình 200 ngày lần đầu tiên kể từ tháng 10/2014.
Ngoài ra, mọi thành quả tăng điểm của S&P 500 kể từ đầu năm cũng bị xóa sạch, và thay vào đó chỉ số này đã xuống dưới mức khởi đầu năm.
Giao dịch trên sàn NYSE phải tới gần cuối phiên mới được nối lại sau khi sự cố kỹ thuật khiến giao dịch bị gián đoạn suốt hơn 3 giờ đồng hồ.
Trong vòng 3 tuần qua, chứng khoán Trung Quốc đã giảm hơn 30%. Một số nhà đầu tư giờ lo ngại rằng bất ổn ở Trung Quốc hiện là một rủi ro lớn hơn cả cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp.
“Tôi không cho rằng tình hình ở Hy Lạp là tâm điểm chú ý của thị trường trong ngắn hạn”, ông Tim Ghriskey, Giám đốc đầu tư của Solaris Group, nhận xét. “Đây thực sự là mối lo về Trung Quốc, nơi hoạt động bán tháo vẫn tiếp diễn, bất chấp nỗ lực cứu thị trường của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc”.
Thị trường chứng khoán Mỹ duy trì trạng thái giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố biên bản cuộc họp tháng 6 nói rằng cần phải có thêm những tín hiệu mạnh lên của nền kinh tế thì cơ quan này mới tăng lãi suất cơ bản đồng USD.
Chốt phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 261,49 điểm, tương đương mức giảm 1,47%, còn 17.512,42 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 34,65 điểm, tương đương giảm 1,66%, còn 2.046,69 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 87,7 điểm, tương đương giảm 1,75%, còn 4.909,76 điểm.
Tòa bộ 10 nhóm cổ phiếu ngành chính trong chỉ số S&P 500 cùng mất điểm phiên này, trong đó dẫn đầu là nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu với mức giảm 2,17%.
So với thời điểm đầu năm, S&P 500 hiện giảm 0,6%, Dow Jones mất 1,7%, trong khi Nasdaq tăng 3,7%.
Nỗi lo kinh tế giảm tốc ở Trung Quốc cũng được coi là nỗi lo của các công ty Mỹ, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành nguyên vật liệu và công nghiệp vốn coi thị trường Trung Quốc là một nguồn lợi nhuận lớn.
Vụ mất điện trên sàn NYSE hầu như không có ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch cổ phiếu. Khoảng 7,1 tỷ cổ phiếu đã được các nhà đầu tư “sang tay” trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên này, thấp hơn chút ít so với mức trung bình 7,2 tỷ cổ phiếu mỗi phiên trong 5 phiên trước đó.
Tin từ Reuters cho biết, nỗi lo ngại về việc thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc có thể tác động xấu tới nền kinh tế nước này và lan rộng ảnh hưởng ra bên ngoài đã đẩy chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ xuống dưới mức trung bình 200 ngày lần đầu tiên kể từ tháng 10/2014.
Ngoài ra, mọi thành quả tăng điểm của S&P 500 kể từ đầu năm cũng bị xóa sạch, và thay vào đó chỉ số này đã xuống dưới mức khởi đầu năm.
Giao dịch trên sàn NYSE phải tới gần cuối phiên mới được nối lại sau khi sự cố kỹ thuật khiến giao dịch bị gián đoạn suốt hơn 3 giờ đồng hồ.
Trong vòng 3 tuần qua, chứng khoán Trung Quốc đã giảm hơn 30%. Một số nhà đầu tư giờ lo ngại rằng bất ổn ở Trung Quốc hiện là một rủi ro lớn hơn cả cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp.
“Tôi không cho rằng tình hình ở Hy Lạp là tâm điểm chú ý của thị trường trong ngắn hạn”, ông Tim Ghriskey, Giám đốc đầu tư của Solaris Group, nhận xét. “Đây thực sự là mối lo về Trung Quốc, nơi hoạt động bán tháo vẫn tiếp diễn, bất chấp nỗ lực cứu thị trường của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc”.
Thị trường chứng khoán Mỹ duy trì trạng thái giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố biên bản cuộc họp tháng 6 nói rằng cần phải có thêm những tín hiệu mạnh lên của nền kinh tế thì cơ quan này mới tăng lãi suất cơ bản đồng USD.
Chốt phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 261,49 điểm, tương đương mức giảm 1,47%, còn 17.512,42 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 34,65 điểm, tương đương giảm 1,66%, còn 2.046,69 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 87,7 điểm, tương đương giảm 1,75%, còn 4.909,76 điểm.
Tòa bộ 10 nhóm cổ phiếu ngành chính trong chỉ số S&P 500 cùng mất điểm phiên này, trong đó dẫn đầu là nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu với mức giảm 2,17%.
So với thời điểm đầu năm, S&P 500 hiện giảm 0,6%, Dow Jones mất 1,7%, trong khi Nasdaq tăng 3,7%.
Nỗi lo kinh tế giảm tốc ở Trung Quốc cũng được coi là nỗi lo của các công ty Mỹ, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành nguyên vật liệu và công nghiệp vốn coi thị trường Trung Quốc là một nguồn lợi nhuận lớn.
Vụ mất điện trên sàn NYSE hầu như không có ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch cổ phiếu. Khoảng 7,1 tỷ cổ phiếu đã được các nhà đầu tư “sang tay” trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên này, thấp hơn chút ít so với mức trung bình 7,2 tỷ cổ phiếu mỗi phiên trong 5 phiên trước đó.