Cuộc chiến cứu giá dầu của OPEC đang gặp khó?
Cho dù OPEC được dự báo sẽ tiếp tục giảm sản lượng, giá dầu đã rớt xuống đáy của 5 tháng
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) được dự báo sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong cuộc họp sắp diễn ra, nhưng giá dầu thế giới vẫn tiếp tục giảm.
Sau khi OPEC và một số nước sản xuất dầu ngoài khối, bao gồm Nga, đạt thỏa thuận giảm sản lượng nhằm vực dậy giá dầu vào cuối năm ngoái, giá dầu thế giới đã hồi phục lên trên ngưỡng 50 USD/thùng. Tuy nhiên, những thông tin cho thấy thế giới vẫn trong tình trạng thừa dầu đã nhanh chóng kéo giá dầu sụt giảm trở lại.
Theo hãng tin CNBC, giới phân tích đang lo ngại rằng giá dầu khó có thể trở lại đỉnh cao của năm 2017 ở vùng trên 55 USD/thùng cho dù OPEC gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng cho tới hết năm nay. Cuộc gặp của khối này sẽ diễn ra sau 3 tuần nữa.
Ông John Kilduff, nhà đồng sáng lập quỹ đầu cơ năng lượng Again Capital, nhận định rằng một tuyên bố gia hạn cắt giảm sản lượng mà OPEC đưa ra có thể đưa giá dầu tăng 2-3 USD/thùng, nhưng mức tăng như vậy là chưa thể đủ để giá dầu lập lại mức đỉnh cũ.
Trong phiên giao dịch ngày 4/5, giá dầu ngọt nhẹ tại New York sụt xuống dưới 46 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent tại thị trường London mất mốc 49 USD/thùng. Đây đều là mức giá thấp nhất trong hơn 5 tháng của hai loại dầu này và là mức giá ở thời điểm trước khi OPEC nhất trí giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày.
Dầu thô đã bị bán tháo mạnh sau khi nguồn tin OPEC tiết lộ với hãng tin Reuters rằng khối này không muốn giảm sản lượng sâu hơn. Nhiều nhà đầu tư cho rằng việc OPEC cắt giảm sản lượng sâu hơn là cần thiết bởi các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ đã tranh thủ việc giá dầu tăng đầu năm nay để tăng sản lượng.
Ngoài ra, hai thành viên OPEC không bị ràng buộc bởi thỏa thuận cắt giảm sản lượng là Libya và Nigeria đều đã tăng sản lượng mạnh hơn dự báo.
Bất chấp các nước OPEC tuân thủ hạn ngạch sản lượng nghiêm chỉnh chưa từng thấy, các kho chứa dầu của thế giới vẫn chưa cho thấy dấu hiệu vơi bớt. Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters mới đây cho thấy, mức độ tuân thủ hạn ngạch sản lượng của OPEC là trên 90%, giảm nhẹ so với tháng 3.
“Mọi người dự báo rằng lượng dầu tồn kho trên toàn cầu sẽ giảm xuống, nhưng đến nay vẫn chưa giảm đáng kể”, ông Kilduff nói.
Dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm trong 4 tuần qua, nhưng vẫn ở gần mức cao nhất mọi thời đại thiết lập hồi tháng 3. Ngoài ra, lượng dầu dự trữ của các nước phát triển - theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Thế giới (IEA) - đang nhiều hơn 336 triệu thùng so với mức trung bình của 5 năm.
“Tôi cho rằng đang có một quan điểm chung rằng sự dư thừa dầu toàn cầu đang giảm xuống, nhưng với một tốc độ quá chậm chạp”, ông Tom Kloza, trưởng bộ phận phân tích thị trường năng lượng thuộc Oil Price Information Service, nhận định.
Ông Kloza dự báo dự trữ dầu thô sẽ giảm nhanh hơn trong quý 2-3 năm nay vì mùa hè là mùa cao điểm của hoạt động đi lại. Tuy nhiên, có khả năng sẽ xuất hiện tình trạng dư thừa các sản phẩm lọc hóa như xăng và dầu diesel. Trên thực tế, số liệu của Chính phủ Mỹ thời gian gần đây cho thấy nhu cầu xăng ở nước này đang yếu, trong khi hoạt động lọc hóa dầu được đẩy mạnh.
“Vấn đề nằm ở chỗ nhu cầu xăng ở Mỹ có vẻ như giảm so với năm ngoái”, ông Andy Lipow, Chủ tịch Lipow Oil Associates, phát biểu.
Yếu tố kỹ thuật ở thời điểm hiện tại cũng không ủng hộ giá dầu. Các nhà phân tích nói giá dầu ngọt nhẹ có thể sớm giảm xuống mức 42 USD/thùng nếu không giữ được ngưỡng hỗ trợ gần nhất.
Sau khi OPEC và một số nước sản xuất dầu ngoài khối, bao gồm Nga, đạt thỏa thuận giảm sản lượng nhằm vực dậy giá dầu vào cuối năm ngoái, giá dầu thế giới đã hồi phục lên trên ngưỡng 50 USD/thùng. Tuy nhiên, những thông tin cho thấy thế giới vẫn trong tình trạng thừa dầu đã nhanh chóng kéo giá dầu sụt giảm trở lại.
Theo hãng tin CNBC, giới phân tích đang lo ngại rằng giá dầu khó có thể trở lại đỉnh cao của năm 2017 ở vùng trên 55 USD/thùng cho dù OPEC gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng cho tới hết năm nay. Cuộc gặp của khối này sẽ diễn ra sau 3 tuần nữa.
Ông John Kilduff, nhà đồng sáng lập quỹ đầu cơ năng lượng Again Capital, nhận định rằng một tuyên bố gia hạn cắt giảm sản lượng mà OPEC đưa ra có thể đưa giá dầu tăng 2-3 USD/thùng, nhưng mức tăng như vậy là chưa thể đủ để giá dầu lập lại mức đỉnh cũ.
Trong phiên giao dịch ngày 4/5, giá dầu ngọt nhẹ tại New York sụt xuống dưới 46 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent tại thị trường London mất mốc 49 USD/thùng. Đây đều là mức giá thấp nhất trong hơn 5 tháng của hai loại dầu này và là mức giá ở thời điểm trước khi OPEC nhất trí giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày.
Dầu thô đã bị bán tháo mạnh sau khi nguồn tin OPEC tiết lộ với hãng tin Reuters rằng khối này không muốn giảm sản lượng sâu hơn. Nhiều nhà đầu tư cho rằng việc OPEC cắt giảm sản lượng sâu hơn là cần thiết bởi các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ đã tranh thủ việc giá dầu tăng đầu năm nay để tăng sản lượng.
Ngoài ra, hai thành viên OPEC không bị ràng buộc bởi thỏa thuận cắt giảm sản lượng là Libya và Nigeria đều đã tăng sản lượng mạnh hơn dự báo.
Bất chấp các nước OPEC tuân thủ hạn ngạch sản lượng nghiêm chỉnh chưa từng thấy, các kho chứa dầu của thế giới vẫn chưa cho thấy dấu hiệu vơi bớt. Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters mới đây cho thấy, mức độ tuân thủ hạn ngạch sản lượng của OPEC là trên 90%, giảm nhẹ so với tháng 3.
“Mọi người dự báo rằng lượng dầu tồn kho trên toàn cầu sẽ giảm xuống, nhưng đến nay vẫn chưa giảm đáng kể”, ông Kilduff nói.
Dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm trong 4 tuần qua, nhưng vẫn ở gần mức cao nhất mọi thời đại thiết lập hồi tháng 3. Ngoài ra, lượng dầu dự trữ của các nước phát triển - theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Thế giới (IEA) - đang nhiều hơn 336 triệu thùng so với mức trung bình của 5 năm.
“Tôi cho rằng đang có một quan điểm chung rằng sự dư thừa dầu toàn cầu đang giảm xuống, nhưng với một tốc độ quá chậm chạp”, ông Tom Kloza, trưởng bộ phận phân tích thị trường năng lượng thuộc Oil Price Information Service, nhận định.
Ông Kloza dự báo dự trữ dầu thô sẽ giảm nhanh hơn trong quý 2-3 năm nay vì mùa hè là mùa cao điểm của hoạt động đi lại. Tuy nhiên, có khả năng sẽ xuất hiện tình trạng dư thừa các sản phẩm lọc hóa như xăng và dầu diesel. Trên thực tế, số liệu của Chính phủ Mỹ thời gian gần đây cho thấy nhu cầu xăng ở nước này đang yếu, trong khi hoạt động lọc hóa dầu được đẩy mạnh.
“Vấn đề nằm ở chỗ nhu cầu xăng ở Mỹ có vẻ như giảm so với năm ngoái”, ông Andy Lipow, Chủ tịch Lipow Oil Associates, phát biểu.
Yếu tố kỹ thuật ở thời điểm hiện tại cũng không ủng hộ giá dầu. Các nhà phân tích nói giá dầu ngọt nhẹ có thể sớm giảm xuống mức 42 USD/thùng nếu không giữ được ngưỡng hỗ trợ gần nhất.