“Đại gia” khí đốt Nga vay hơn 2 tỷ USD của Trung Quốc
Động thái mới nhất của Trung Quốc trong việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực dầu khí của Nga
Tập đoàn khí đốt quốc doanh khổng lồ của Nga Gazprom đã được ngân hàng Bank of China của Trung Quốc nhất trí cấp cho khoản vay 2 tỷ Euro, tương đương 2,17 tỷ USD.
Theo tờ Wall Street Journal, đây là khoản cho vay ngân hàng đơn lẻ lớn nhất từ trước đến nay trong nền kinh tế Nga, đồng thời là một dấu hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến Nga phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về mặt kinh tế.
Thỏa thuận trên được Gazprom công bố ngày 3/3, đánh dấu động thái mới nhất của Trung Quốc trong việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực dầu khí của Nga giữa lúc ngành này đang đối mặt hàng loạt thách thức.
Ngoài tình trạng giá dầu giảm sâu, một số tập đoàn dầu khí của Nga còn gần như không thể huy động vốn vay bằng đồng USD trên thị trường quốc tế do chịu lệnh trừng phạt của Mỹ. Gazprom là một trong số những tập đoàn chịu sự hạn chế này.
Rót vốn mạnh vào ngành dầu khí Nga cho phép Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, tiếp cận với trữ lượng dầu lửa và khí đốt dồi dào của nước này, đồng thời thắt chặt mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng cùng chung mong muốn tạo đối trọng ảnh hưởng với Mỹ.
Trung Quốc hiện đang nắm giữ cổ phần lớn trong dự án khí hóa lỏng Yamal LNG trị giá 27 tỷ USD của Nga ở Bắc Cực. Đây cũng là một dự án nằm trong diện bị Mỹ trừng phạt, không huy động được nguồn vốn USD trên thị trường quốc tế.
Tập đoàn dầu khí quốc doanh CNPC của Trung Quốc nắm 20% cổ phần, và tập đoàn Total của Pháp nắm 20% trong Yamal. Cuối năm ngoái, quỹ đầu tư quốc gia Silk Road Fund của Trung Quốc đã ký một thỏa thuận nắm 9,9% cổ phần trong dự án này.
Tuần trước, tập đoàn khí đốt lớn thứ nhì của Nga là OAO Novatek tuyên bố sẽ sớm tìm kiếm đủ nguồn tài chính để xây dựng nhà máy Yamal. Theo dự kiến, nhà máy này sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt sang châu Á vào năm tới.
Ngoài ra, tiền mua dầu trả trước từ Trung Quốc cũng giúp tập đoàn dầu lửa quốc doanh Rosneft của Nga có một lượng vốn đáng kể.
Bên cạnh đó, Gazprom - tập đoàn đóng góp hơn 10% kim ngạch xuất khẩu của Nga - đang hy vọng vào một dự án 55 tỷ USD cung cấp khí đốt cho Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Trong bối cảnh bị Mỹ và châu Âu trừng phạt vì vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga đã tìm kiếm những nguồn vốn thay thế ở khu vực châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc. Một phát ngôn viên của điện Kremlin nói nước này thất vọng trước quyết định của Mỹ công bố hôm thứ Tư tuần này về việc gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga.
Theo tờ Wall Street Journal, đây là khoản cho vay ngân hàng đơn lẻ lớn nhất từ trước đến nay trong nền kinh tế Nga, đồng thời là một dấu hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến Nga phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về mặt kinh tế.
Thỏa thuận trên được Gazprom công bố ngày 3/3, đánh dấu động thái mới nhất của Trung Quốc trong việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực dầu khí của Nga giữa lúc ngành này đang đối mặt hàng loạt thách thức.
Ngoài tình trạng giá dầu giảm sâu, một số tập đoàn dầu khí của Nga còn gần như không thể huy động vốn vay bằng đồng USD trên thị trường quốc tế do chịu lệnh trừng phạt của Mỹ. Gazprom là một trong số những tập đoàn chịu sự hạn chế này.
Rót vốn mạnh vào ngành dầu khí Nga cho phép Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, tiếp cận với trữ lượng dầu lửa và khí đốt dồi dào của nước này, đồng thời thắt chặt mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng cùng chung mong muốn tạo đối trọng ảnh hưởng với Mỹ.
Trung Quốc hiện đang nắm giữ cổ phần lớn trong dự án khí hóa lỏng Yamal LNG trị giá 27 tỷ USD của Nga ở Bắc Cực. Đây cũng là một dự án nằm trong diện bị Mỹ trừng phạt, không huy động được nguồn vốn USD trên thị trường quốc tế.
Tập đoàn dầu khí quốc doanh CNPC của Trung Quốc nắm 20% cổ phần, và tập đoàn Total của Pháp nắm 20% trong Yamal. Cuối năm ngoái, quỹ đầu tư quốc gia Silk Road Fund của Trung Quốc đã ký một thỏa thuận nắm 9,9% cổ phần trong dự án này.
Tuần trước, tập đoàn khí đốt lớn thứ nhì của Nga là OAO Novatek tuyên bố sẽ sớm tìm kiếm đủ nguồn tài chính để xây dựng nhà máy Yamal. Theo dự kiến, nhà máy này sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt sang châu Á vào năm tới.
Ngoài ra, tiền mua dầu trả trước từ Trung Quốc cũng giúp tập đoàn dầu lửa quốc doanh Rosneft của Nga có một lượng vốn đáng kể.
Bên cạnh đó, Gazprom - tập đoàn đóng góp hơn 10% kim ngạch xuất khẩu của Nga - đang hy vọng vào một dự án 55 tỷ USD cung cấp khí đốt cho Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Trong bối cảnh bị Mỹ và châu Âu trừng phạt vì vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga đã tìm kiếm những nguồn vốn thay thế ở khu vực châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc. Một phát ngôn viên của điện Kremlin nói nước này thất vọng trước quyết định của Mỹ công bố hôm thứ Tư tuần này về việc gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga.