“Đế chế” dầu lửa của Nga ngập trong nợ
Bị siết chặt bởi hai gọng kìm là lệnh trừng phạt của phương Tây và giá dầu rớt thảm, giá trị vốn hóa của Rosneft từ đầu năm đã bốc hơi 32%
Đầu năm ngoái, hãng dầu lửa quốc doanh OAO Rosneft của Nga chi 55 tỷ USD để thâu tóm đối thủ TNK-BP, hình thành một “đế chế” khổng lồ chiếm 5% sản lượng dầu thô toàn cầu.
Chưa đầy 2 năm sau, giá trị khoản đầu tư trên đã mất trắng. Bị siết chặt bởi hai gọng kìm, một là các lệnh trừng phạt của phương Tây và hai là giá dầu rớt thảm, giá trị vốn hóa thị trường của Rosneft từ đầu năm đến nay đã bốc hơi 32%. Hiện tại, mức vốn hóa của Rosneft, bao gồm cả TNK-BP, chỉ còn 51 tỷ USD.
Giám đốc điều hành (CEO) của Rosneft là Igor Sechin đã từng tuyên bố giá trị vốn hóa của công ty sau sáp nhập sẽ đạt mức 120 tỷ USD. Trong mấy tuần sau khi thương vụ TNK-BP, mức vốn hóa của Rosneft đã lên mức 96 tỷ USD.
Không chỉ có vậy, vụ thâu tóm TNK-BP đã khiến Rosneft ngập trong nợ nần. Tập đoàn này hiện đang nợ các ngân hàng và nhà đầu tư trái phiếu tổng số tiền khoảng 60 tỷ USD. Với số nợ này, Rosneft là công ty dầu lửa có tỷ lệ nợ so với lợi nhuận lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ sau hãng dầu lửa Patroleo Brasileiro SA của Brazill.
“Việc mở rộng quá mạnh mẽ và vay nợ quá nhiều đã khiến họ càng dễ tổn thương hơn trước tình trạng giá dầu giảm và ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt”, nhà quản lý quỹ Oleg Popov thuộc công ty Allianz Investments ở Moscow nhận xét.
CEO Sechin, một đồng minh lâu năm của Tổng thống Nga Vladimir Putin, có tham vọng lớn hơn việc chỉ đơn thuần tạo ra tập đoàn dầu lửa lớn nhất nước Nga.
Được coi là người “đứng mũi chịu sào” của ông Putin trong ngành dầu lửa Nga, ông Sechin muốn xây dựng một công ty dầu lửa có tầm vóc toàn cầu. Với mục tiêu này, ông Sechin đã đưa Rosneft hoán đổi quyền khoan tìm dầu ở Nga lấy các mỏ dầu ở nước ngoài từ Nauy tới Vịnh Mexico. Ông cũng đã thâu tóm các dự án khai thác dầu ở Venezuela và mua lại một nửa nhà máy lọc dầu ở Mexico.
Nhưng theo hãng tin Bloomberg, với nợ nần gia tăng, Sechin sẽ khó đạt được những mục tiêu lớn đã đề ra. Thay vào đó, Rosneft đang trở thành một ví dụ điển hình cho thấy cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã ảnh hưởng mạnh mẽ ra sao tới các công ty lớn nhất của Nga và hạn chế tham vọng mở rộng toàn cầu của các công ty này.
Các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine đang hạn chế khả năng của các công ty Nga, trong đó có Rosneft tiếp cận với thị trường vốn bên ngoài. Vì lý do này, Rosneft khó vay được vốn mới để thanh toán cho các khoản nợ sắp đáo hạn.
Hiện Rosneft đã đệ đơn xin vốn nhà nước để trả nợ. Từ nay đến cuối năm, tập đoàn này phải thanh toán số nợ tổng cộng 30 tỷ USD.
Giá dầu thô Brent hôm qua đã giảm xuống ngưỡng khoảng 72 USD/thùng từ mức trên 115 USD/thùng hồi tháng 6. Xu hướng giảm liên tục của giá dầu mấy tháng qua đang đe dọa Rosneft nói riêng và nền kinh tế Nga nói chung.
Theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến chuyên gia do hãng tin Bloomberg tiến hành, kinh tế Nga sẽ rơi vào suy thoái nếu giá dầu Urals của nước này giảm xuống mức 80 USD/thùng. Trong thời gian từ ngày 15/10-15/11, giá dầu Urals trung bình ở mức gần 83 USD/thùng.
Trong vòng 3 tháng qua, đồng Rúp đã mất giá hơn 25%, mạnh hơn bất kỳ đồng tiền nào trong số hơn 170 đồng tiền được Bloomberg theo dõi. Bộ Kinh tế Nga mới đây dự báo, nền kinh tế nước này sẽ có mức tăng trưởng 0% trong năm 2015.
Chưa đầy 2 năm sau, giá trị khoản đầu tư trên đã mất trắng. Bị siết chặt bởi hai gọng kìm, một là các lệnh trừng phạt của phương Tây và hai là giá dầu rớt thảm, giá trị vốn hóa thị trường của Rosneft từ đầu năm đến nay đã bốc hơi 32%. Hiện tại, mức vốn hóa của Rosneft, bao gồm cả TNK-BP, chỉ còn 51 tỷ USD.
Giám đốc điều hành (CEO) của Rosneft là Igor Sechin đã từng tuyên bố giá trị vốn hóa của công ty sau sáp nhập sẽ đạt mức 120 tỷ USD. Trong mấy tuần sau khi thương vụ TNK-BP, mức vốn hóa của Rosneft đã lên mức 96 tỷ USD.
Không chỉ có vậy, vụ thâu tóm TNK-BP đã khiến Rosneft ngập trong nợ nần. Tập đoàn này hiện đang nợ các ngân hàng và nhà đầu tư trái phiếu tổng số tiền khoảng 60 tỷ USD. Với số nợ này, Rosneft là công ty dầu lửa có tỷ lệ nợ so với lợi nhuận lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ sau hãng dầu lửa Patroleo Brasileiro SA của Brazill.
“Việc mở rộng quá mạnh mẽ và vay nợ quá nhiều đã khiến họ càng dễ tổn thương hơn trước tình trạng giá dầu giảm và ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt”, nhà quản lý quỹ Oleg Popov thuộc công ty Allianz Investments ở Moscow nhận xét.
CEO Sechin, một đồng minh lâu năm của Tổng thống Nga Vladimir Putin, có tham vọng lớn hơn việc chỉ đơn thuần tạo ra tập đoàn dầu lửa lớn nhất nước Nga.
Được coi là người “đứng mũi chịu sào” của ông Putin trong ngành dầu lửa Nga, ông Sechin muốn xây dựng một công ty dầu lửa có tầm vóc toàn cầu. Với mục tiêu này, ông Sechin đã đưa Rosneft hoán đổi quyền khoan tìm dầu ở Nga lấy các mỏ dầu ở nước ngoài từ Nauy tới Vịnh Mexico. Ông cũng đã thâu tóm các dự án khai thác dầu ở Venezuela và mua lại một nửa nhà máy lọc dầu ở Mexico.
Nhưng theo hãng tin Bloomberg, với nợ nần gia tăng, Sechin sẽ khó đạt được những mục tiêu lớn đã đề ra. Thay vào đó, Rosneft đang trở thành một ví dụ điển hình cho thấy cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã ảnh hưởng mạnh mẽ ra sao tới các công ty lớn nhất của Nga và hạn chế tham vọng mở rộng toàn cầu của các công ty này.
Các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine đang hạn chế khả năng của các công ty Nga, trong đó có Rosneft tiếp cận với thị trường vốn bên ngoài. Vì lý do này, Rosneft khó vay được vốn mới để thanh toán cho các khoản nợ sắp đáo hạn.
Hiện Rosneft đã đệ đơn xin vốn nhà nước để trả nợ. Từ nay đến cuối năm, tập đoàn này phải thanh toán số nợ tổng cộng 30 tỷ USD.
Giá dầu thô Brent hôm qua đã giảm xuống ngưỡng khoảng 72 USD/thùng từ mức trên 115 USD/thùng hồi tháng 6. Xu hướng giảm liên tục của giá dầu mấy tháng qua đang đe dọa Rosneft nói riêng và nền kinh tế Nga nói chung.
Theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến chuyên gia do hãng tin Bloomberg tiến hành, kinh tế Nga sẽ rơi vào suy thoái nếu giá dầu Urals của nước này giảm xuống mức 80 USD/thùng. Trong thời gian từ ngày 15/10-15/11, giá dầu Urals trung bình ở mức gần 83 USD/thùng.
Trong vòng 3 tháng qua, đồng Rúp đã mất giá hơn 25%, mạnh hơn bất kỳ đồng tiền nào trong số hơn 170 đồng tiền được Bloomberg theo dõi. Bộ Kinh tế Nga mới đây dự báo, nền kinh tế nước này sẽ có mức tăng trưởng 0% trong năm 2015.