Dự trữ ngoại hối Trung Quốc giảm mạnh chưa từng thấy
Đây là kết quả của việc Bắc Kinh rút ngoại tệ dự trữ để ngăn đà lao dốc của tỷ giá đồng Nhân dân tệ
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm với tốc độ kỷ lục trong tháng 12, chốt hạ năm giảm đầu tiên trong lịch sử. Theo hãng tin Bloomberg, đây là kết quả của việc Bắc Kinh rút ngoại tệ dự trữ để ngăn đà lao dốc của tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố ngày 7/1 cho thấy dự trữ ngoại hối của nước này giảm 108 tỷ USD trong tháng 12, còn 3.330 tỷ USD. Mức dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tính đến hết năm 2015 thấp hơn dự báo 3.420 nghìn tỷ USD mà các chuyên gia được Bloomberg khảo sát ý kiến trước đó dự báo.
Tính cả năm 2015, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm hơn 500 tỷ USD.
Không chỉ đối mặt với nền kinh tế giảm tốc mạnh và thị trường chứng khoán tụt dốc, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc còn phải trầy trật ứng phó với sự mất giá của đồng Nhân dân tệ. Trong bối cảnh như vậy, Bắc Kinh phải rút dần dự trữ ngoại hối để giảm sự biến động tỷ giá đồng nội tệ.
Ngày 7/1, tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD rớt xuống mức thấp nhất trong 5 năm sau khi PBoC đưa ra mức tỷ giá tham chiếu thấp tới bất ngờ - một tín hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng để đồng tiền của mình mất giá sâu hơn nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, cùng với đó, Trung Quốc cũng không muốn Nhân dân tệ lao dốc quá nhanh bởi như vậy sẽ gây bất ổn.
“Việc không thể tránh khỏi là PBoC can thiệp vào thị trường, bởi các dòng vốn đang chảy khỏi Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ chịu sức ép mất giá ngày càng lớn”, ông Chen Xingdong, chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BNP Paribas ở Bắc Kinh, nhận xét. “PBoC giờ muốn duy trì sự ổn định”.
Cú mất giá của đồng Nhân dân tệ ngày 7/1 của Nhân dân tệ góp phần dẫn tới một phiên bán tháo chóng mặt kéo dài vỏn vẹn 15 phút trên thị trường chứng khoán đại lục. Chỉ số CSI 300 mất 7,2% chỉ sau 15 phút thị trường mở cửa, khiến thiết bị ngắt mạch được kích hoạt và thị trường đóng cửa cho tới hết ngày.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng Wang Tao của ngân hàng UBS tại Hồng Kông, Chính phủ Trung Quốc sẽ “cho phép đồng Nhân dân tệ mất giá thêm, song song với sử dụng dự trữ ngoại hối và thắt chặt kiểm soát đối với các dòng vốn chảy qua biên giới”. Bà Wang dự báo đồng Nhân dân tệ sẽ tiếp tục mất giá so với USD trong năm nay và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ giảm xuống mức 3.000 tỷ USD.
“Việc PBoC cắt giảm tỷ giá tham chiếu mạnh tới như vậy trong tuần này cho thấy nhà chức trách đang lo ngại rằng nền kinh tế chịu áp lực suy giảm tăng trưởng ngày càng lớn”, chuyên gia kinh tế Nathan Chow thuộc DBS Group ở Hồng Kông nhận định. “Xét tới những yếu tố nền tảng đang yếu, xu hướng mất của Nhân dân tệ và vốn chảy khỏi Trung Quốc giá trong dài hạn không hề thay đổi”.
Dự trữ ngoại hối có thể còn giảm mạnh hơn nhiều nếu các đồng tiền dự trữ mà Trung Quốc nắm giữ không tăng giá. Đồng Euro và đồng Yên cùng tăng giá trong tháng 12, giúp giá trị dự trữ ngoại hối tính bằng USD của Trung Quốc cao hơn.
Theo dự báo bình quân của các nhà kinh tế học được Bloomberg khảo sát ý kiến, kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, tăng trưởng 6,9% trong năm 2015, mức tăng thấp nhất kể từ năm 1990. Thống kê chính thức về tăng trưởng GDP 2015 sẽ được Trung Quốc công bố vào ngày 19/1.
“Khi các dòng vốn chảy đi, rất khó để PBoC ngăn sự sụt giảm của dự trữ ngoại hối. PBoC không muốn đồng Nhân dân tệ mất giá quá nhanh. Đó là lý do vì sao mà mức giảm dự trữ ngoại hối lớn đến vậy”, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc của ngân hàng Nomura tại Hồng Kông, ông Zhao Yang, nhận xét.
Số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố ngày 7/1 cho thấy dự trữ ngoại hối của nước này giảm 108 tỷ USD trong tháng 12, còn 3.330 tỷ USD. Mức dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tính đến hết năm 2015 thấp hơn dự báo 3.420 nghìn tỷ USD mà các chuyên gia được Bloomberg khảo sát ý kiến trước đó dự báo.
Tính cả năm 2015, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm hơn 500 tỷ USD.
Không chỉ đối mặt với nền kinh tế giảm tốc mạnh và thị trường chứng khoán tụt dốc, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc còn phải trầy trật ứng phó với sự mất giá của đồng Nhân dân tệ. Trong bối cảnh như vậy, Bắc Kinh phải rút dần dự trữ ngoại hối để giảm sự biến động tỷ giá đồng nội tệ.
Ngày 7/1, tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD rớt xuống mức thấp nhất trong 5 năm sau khi PBoC đưa ra mức tỷ giá tham chiếu thấp tới bất ngờ - một tín hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng để đồng tiền của mình mất giá sâu hơn nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, cùng với đó, Trung Quốc cũng không muốn Nhân dân tệ lao dốc quá nhanh bởi như vậy sẽ gây bất ổn.
“Việc không thể tránh khỏi là PBoC can thiệp vào thị trường, bởi các dòng vốn đang chảy khỏi Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ chịu sức ép mất giá ngày càng lớn”, ông Chen Xingdong, chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BNP Paribas ở Bắc Kinh, nhận xét. “PBoC giờ muốn duy trì sự ổn định”.
Cú mất giá của đồng Nhân dân tệ ngày 7/1 của Nhân dân tệ góp phần dẫn tới một phiên bán tháo chóng mặt kéo dài vỏn vẹn 15 phút trên thị trường chứng khoán đại lục. Chỉ số CSI 300 mất 7,2% chỉ sau 15 phút thị trường mở cửa, khiến thiết bị ngắt mạch được kích hoạt và thị trường đóng cửa cho tới hết ngày.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng Wang Tao của ngân hàng UBS tại Hồng Kông, Chính phủ Trung Quốc sẽ “cho phép đồng Nhân dân tệ mất giá thêm, song song với sử dụng dự trữ ngoại hối và thắt chặt kiểm soát đối với các dòng vốn chảy qua biên giới”. Bà Wang dự báo đồng Nhân dân tệ sẽ tiếp tục mất giá so với USD trong năm nay và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ giảm xuống mức 3.000 tỷ USD.
“Việc PBoC cắt giảm tỷ giá tham chiếu mạnh tới như vậy trong tuần này cho thấy nhà chức trách đang lo ngại rằng nền kinh tế chịu áp lực suy giảm tăng trưởng ngày càng lớn”, chuyên gia kinh tế Nathan Chow thuộc DBS Group ở Hồng Kông nhận định. “Xét tới những yếu tố nền tảng đang yếu, xu hướng mất của Nhân dân tệ và vốn chảy khỏi Trung Quốc giá trong dài hạn không hề thay đổi”.
Dự trữ ngoại hối có thể còn giảm mạnh hơn nhiều nếu các đồng tiền dự trữ mà Trung Quốc nắm giữ không tăng giá. Đồng Euro và đồng Yên cùng tăng giá trong tháng 12, giúp giá trị dự trữ ngoại hối tính bằng USD của Trung Quốc cao hơn.
Theo dự báo bình quân của các nhà kinh tế học được Bloomberg khảo sát ý kiến, kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, tăng trưởng 6,9% trong năm 2015, mức tăng thấp nhất kể từ năm 1990. Thống kê chính thức về tăng trưởng GDP 2015 sẽ được Trung Quốc công bố vào ngày 19/1.
“Khi các dòng vốn chảy đi, rất khó để PBoC ngăn sự sụt giảm của dự trữ ngoại hối. PBoC không muốn đồng Nhân dân tệ mất giá quá nhanh. Đó là lý do vì sao mà mức giảm dự trữ ngoại hối lớn đến vậy”, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc của ngân hàng Nomura tại Hồng Kông, ông Zhao Yang, nhận xét.