Giá dầu và dấu hỏi lớn sau thỏa thuận mới của OPEC
Các thành viên OPEC vốn có một lịch sử tồi về tuân thủ hạn ngạch sản lượng
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) ngày 30/11 đã lần đầu tiên trong 8 năm đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng, đẩy giá dầu tăng vọt. Tuy nhiên, theo hãng tin CNBC, giới quan sát đang đặt ra câu hỏi, liệu OPEC có thực sự tuân thủ việc cắt giảm sản lượng như đã nhất trí?
“Vấn đề chính là liệu việc hạ sản lượng có được thực thi? Đó là một câu hỏi lớn”, ông Matt Smith, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa cơ bản thuộc công ty ClipperData ở Kentucky, Mỹ, nhận xét.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2008 OPEC đạt thỏa thuận giảm sản lượng. Thỏa thuận này có sự tham gia của toàn bộ 14 nước thành viên khối và được công bố ngày 30/11 từ trụ sở của OPEC ở Vienna, Áo.
Theo thỏa thuận, bộ trưởng dầu lửa các nước thành viên OPEC nhất trí giảm hạn ngạch sản lượng của khối từ 33,8 triệu thùng/ngày xuống còn 32,5 triệu thùng/ngày nhằm hỗ trợ giá dầu. Từ giữa năm 2014 đến nay, giá dầu thế giới đã giảm hơn một nửa trong bối cảnh thị trường dầu lửa toàn cầu dư cung và hoạt động khai thác dầu đá phiến diễn ra bùng nổ ở Mỹ.
Giá dầu thô đã tăng hơn 10% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư sau khi thỏa thuận của OPEC được công bố, lên mức hơn 50 USD/thùng, cao nhất trong hơn 1 tháng. Trong phiên giao dịch ngày 1/12 tại thị trường châu Á, giá dầu quay đầu giảm nhẹ, còn hơn 49 USD/thùng đối với dầu ngọt nhẹ, và trên 51,6 USD/thùng đối với dầu Brent.
Ba nước thành viên OPEC là Kuwait, Venezuela và Algeria đã nhất trí giám sát việc tuân thủ thỏa thuận của khối. Tuy nhiên, không một chế tài nào được đặt ra đối với việc không tuân thủ, mà các thành viên OPEC vốn có một lịch sử tồi về tuân thủ hạn ngạch sản lượng.
Ông Smith không phải là chuyên gia duy nhất tỏ ra hoài nghi, cho rằng việc thỏa thuận mà OPEC đạt được đơn giản chỉ là một tờ giấy.
“Kinh nghiệm cho thấy nhiều người sẽ nghi ngờ về việc tuân thủ hạn ngạch sản lượng, và họ có lý do để nghi ngờ”, ông Craig McMahon, trưởng bộ phận nghiên cứu APAC thuộc Wood Mackenzie ở Singapore, phát biểu.
Theo thỏa thuận, thủ lĩnh không chính thức của OPEC là Saudi Arabia sẽ gánh phần cắt giảm sản lượng chính, đồng ý hạ sản lượng 500.000 thùng/ngày, còn 10,06 triệu thùng/ngày. Các nước vùng Vịnh khác, gồm Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Kuwait và Qatar, sẽ giảm tổng cộng 300.000 thùng/ngày.
Iraq, nước trước đây vẫn đòi mức hạn ngạch sản lượng dầu cao hơn để có ngân sách cho việc chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) bất ngờ nhất trí giảm sản lượng 200.000 thùng/ngày.
Trao đổi với CNBC, ông Smith nói rằng một số nước sản xuất dầu như Saudi Arabia - vốn cam kết hỗ trợ giá dầu - nhiều khả năng sẽ tuân thủ mức hạn ngạch sản lượng mới, nhưng các nước khác có ít động lực hơn để làm như vậy.
Và cho dù OPEC có thực thi đúng việc giảm sản lượng như đã đề ra, thì các nước sản xuất dầu ngoài khối này có lẽ sẽ không giảm tốc việc khai thác dầu. Giá dầu tăng cao hơn sẽ thúc đẩy một vòng luẩn quẩn giá cao dẫn tới sản lượng cao hơn, đặc biệt là từ các nước khai thác dầu đá phiến với chi phí thấp ở Mỹ.
Việc giá dầu tăng mạnh có thể sẽ không kéo dài lâu, bởi hoạt động khai thác dầu ở Mỹ đang đạt tới một bước ngoặt, với số giàn khoan đã tăng 50% kể từ mức đáy thiết lập hồi tháng 5 - theo ông Smith.
Tuy nhiên, ông McMahon cho rằng giá dầu thô cần duy trì vững trên mốc 55 USD/thùng thì sản lượng dầu đã phiến của Mỹ mới tăng mạnh.
Các nhà quan sát thị trường hiện đang chờ một cuộc gặp của các nước sản xuất dầu ngoài OPEC vào tuần tới để xem Nga sẽ có động thái như thế nào.
OPEC cho biết khối này muốn các nước ngoài khối hạ sản lượng 600.000 thùng/ngày, và nói rằng Nga đã nhất trí tạm thời hạ sản lượng 300.000 thùng/ngày.
“Vấn đề chính là liệu việc hạ sản lượng có được thực thi? Đó là một câu hỏi lớn”, ông Matt Smith, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa cơ bản thuộc công ty ClipperData ở Kentucky, Mỹ, nhận xét.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2008 OPEC đạt thỏa thuận giảm sản lượng. Thỏa thuận này có sự tham gia của toàn bộ 14 nước thành viên khối và được công bố ngày 30/11 từ trụ sở của OPEC ở Vienna, Áo.
Theo thỏa thuận, bộ trưởng dầu lửa các nước thành viên OPEC nhất trí giảm hạn ngạch sản lượng của khối từ 33,8 triệu thùng/ngày xuống còn 32,5 triệu thùng/ngày nhằm hỗ trợ giá dầu. Từ giữa năm 2014 đến nay, giá dầu thế giới đã giảm hơn một nửa trong bối cảnh thị trường dầu lửa toàn cầu dư cung và hoạt động khai thác dầu đá phiến diễn ra bùng nổ ở Mỹ.
Giá dầu thô đã tăng hơn 10% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư sau khi thỏa thuận của OPEC được công bố, lên mức hơn 50 USD/thùng, cao nhất trong hơn 1 tháng. Trong phiên giao dịch ngày 1/12 tại thị trường châu Á, giá dầu quay đầu giảm nhẹ, còn hơn 49 USD/thùng đối với dầu ngọt nhẹ, và trên 51,6 USD/thùng đối với dầu Brent.
Ba nước thành viên OPEC là Kuwait, Venezuela và Algeria đã nhất trí giám sát việc tuân thủ thỏa thuận của khối. Tuy nhiên, không một chế tài nào được đặt ra đối với việc không tuân thủ, mà các thành viên OPEC vốn có một lịch sử tồi về tuân thủ hạn ngạch sản lượng.
Ông Smith không phải là chuyên gia duy nhất tỏ ra hoài nghi, cho rằng việc thỏa thuận mà OPEC đạt được đơn giản chỉ là một tờ giấy.
“Kinh nghiệm cho thấy nhiều người sẽ nghi ngờ về việc tuân thủ hạn ngạch sản lượng, và họ có lý do để nghi ngờ”, ông Craig McMahon, trưởng bộ phận nghiên cứu APAC thuộc Wood Mackenzie ở Singapore, phát biểu.
Theo thỏa thuận, thủ lĩnh không chính thức của OPEC là Saudi Arabia sẽ gánh phần cắt giảm sản lượng chính, đồng ý hạ sản lượng 500.000 thùng/ngày, còn 10,06 triệu thùng/ngày. Các nước vùng Vịnh khác, gồm Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Kuwait và Qatar, sẽ giảm tổng cộng 300.000 thùng/ngày.
Iraq, nước trước đây vẫn đòi mức hạn ngạch sản lượng dầu cao hơn để có ngân sách cho việc chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) bất ngờ nhất trí giảm sản lượng 200.000 thùng/ngày.
Trao đổi với CNBC, ông Smith nói rằng một số nước sản xuất dầu như Saudi Arabia - vốn cam kết hỗ trợ giá dầu - nhiều khả năng sẽ tuân thủ mức hạn ngạch sản lượng mới, nhưng các nước khác có ít động lực hơn để làm như vậy.
Và cho dù OPEC có thực thi đúng việc giảm sản lượng như đã đề ra, thì các nước sản xuất dầu ngoài khối này có lẽ sẽ không giảm tốc việc khai thác dầu. Giá dầu tăng cao hơn sẽ thúc đẩy một vòng luẩn quẩn giá cao dẫn tới sản lượng cao hơn, đặc biệt là từ các nước khai thác dầu đá phiến với chi phí thấp ở Mỹ.
Việc giá dầu tăng mạnh có thể sẽ không kéo dài lâu, bởi hoạt động khai thác dầu ở Mỹ đang đạt tới một bước ngoặt, với số giàn khoan đã tăng 50% kể từ mức đáy thiết lập hồi tháng 5 - theo ông Smith.
Tuy nhiên, ông McMahon cho rằng giá dầu thô cần duy trì vững trên mốc 55 USD/thùng thì sản lượng dầu đã phiến của Mỹ mới tăng mạnh.
Các nhà quan sát thị trường hiện đang chờ một cuộc gặp của các nước sản xuất dầu ngoài OPEC vào tuần tới để xem Nga sẽ có động thái như thế nào.
OPEC cho biết khối này muốn các nước ngoài khối hạ sản lượng 600.000 thùng/ngày, và nói rằng Nga đã nhất trí tạm thời hạ sản lượng 300.000 thùng/ngày.