Giá thép ở Trung Quốc đang tăng mạnh
Thời gian qua, Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, đã cố gắng giải quyết tình trạng dư thừa công suất của ngành này
Giá thép ở Trung Quốc đang tăng mạnh, khiến Chính phủ nước này lo lắng về việc tìm đúng điểm cân bằng cho thị trường thép - hãng tin CNBC cho biết.
Thời gian qua, Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, đã cố gắng giải quyết tình trạng dư thừa công suất của ngành này. Đây là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm dịch chuyển nền kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào các ngành công nghiệp nặng và sản xuất. Việc Trung Quốc cắt giảm công suất ngành thép cũng diễn ra trong bối cảnh Mỹ và châu Âu từ lâu cáo buộc nước này bán phá giá thép, gây tổn thất cho các nhà sản xuất thép từ các quốc gia khác.
Hồi tháng 3, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một kế hoạch nhằm giảm công suất ngành thép 50 triệu tấn trong năm nay, như một phần trong nỗ lực giảm ô nhiễm và hạn chế tình trạng dư thừa thép. Các chuyên gia nói rằng triển vọng nguồn cung thép bị hạn chế đã đẩy giá thép ở Trung Quốc tăng.
Cũng chính vì điều này mà các cơ quan chức năng Trung Quốc trở nên lo ngại về sự biến động của thị trường thép. Không chỉ là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, Trung Quốc còn là nước tiêu thụ thép lớn nhất thế giới. Giá thép cao đồng nghĩa với lợi nhuận tốt hơn cho các nhà sản xuất thép, nhưng cũng đồng nghĩa với chi phí gia tăng đối với những ngành như xây dựng.
Nguồn tin từ Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc nói rằng trong tuần này, Chính phủ Trung Quốc sẽ họp với các cơ quan hữu quan và lãnh đạo ngành thép về vấn đề giá thép tăng.
Đối với Bắc Kinh, đây là một tình thế không dễ dàng: họ vừa phải xử lý tình trạng dư thừa công suất ngành thép, vừa phải tái cân bằng tăng trưởng kinh tế, đồng thời với kiểm soát ô nhiễm môi trường, và giữ vững sự ổn định cho thị trường.
Từ đầu năm đến nay, giá thanh cốt thép giao sau đã tăng mạnh trên sàn giao dịch Thượng Hải. Trong đó, giá thanh cốt thép hợp đồng giao tháng 9/2017 đã tăng 40%, lên mức 4.131 Nhân dân tệ/tấn tính đến ngày ngày 10/8 - theo dữ liệu của Reuters.
Hôm thứ Hai tuần này, giá thép cuộn ở Thượng Hải tăng 5% sau khi tỉnh Hà Bắc công bố các biện pháp mới nhằm hạn chế sản lượng thép của tỉnh ở mức một nửa công suất trong những tháng mùa đông. Hà Bắc là địa phương chiếm gần 1/4 tổng sản lượng thép của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay.
Trong dài hạn, giới phân tích và các công ty dự báo giá thép ở Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng do nước này còn cắt giảm công suất thép. Ngân hàng Nomura cho rằng các biện pháp hạn chế cung thép của Trung Quốc sẽ khiến sản lượng thép thô của nước này giảm 5-10%.
Trong bối cảnh như vậy, xuất khẩu thép của Trung Quốc có thể sẽ còn giảm nữa, sau khi đã giảm trong tháng 7 - theo nhà phân tích thị trường kim loại Charles Bradford của Bradford Research.
“Sản lượng của ngành thép Trung Quốc đã có những lúc bị cắt giảm tạm thời nhằm giải quyết vấn đề môi trường. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc cắt giảm sản lượng do những biện pháp hạn chế mới đây sẽ là lớn so với những lần cắt giảm trước kia”, các nhà phân tích của Nomura nhận định.
Đối với ngành thép, đây là một tin tốt bởi lợi nhuận sẽ khởi sắc - nhất là sau khi tăng trưởng kinh tế suy giảm ở Trung Quốc đã khiến giá các loại hàng hóa cơ bản trên toàn cầu sụt giảm chóng mặt cách đây hơn 1 năm, buộc ngành này phải cắt giảm đầu tư và sa thải nhân công.
Hôm thứ Tư tuần này, S&P Global dự báo hãng thép Tata Steeel của Ấn Độ sẽ đạt mức lợi nhuận khả quan trong thời gian còn lại của năm nay. Tỷ suất lợi nhuận từ xuất khẩu của các công ty thép Nhật cũng đang được cải thiện. Ngành thép Hàn Quốc sẽ hưởng lợi khi có ít thép nhập từ Trung Quốc hơn, bởi nước này là một thị trường nhập khẩu lớn thép Trung Quốc và các hãng thép Hàn Quốc phải cạnh tranh khốc liệt với đối thủ Trung Quốc.
Giá cổ phiếu của Baoshan Iron and Steel, hãng thép lớn nhất Trung Quốc, đã giảm khoảng 3% trong phiên giao dịch sáng 10/8, nhưng đã tăng khoảng 30% từ đầu năm đến nay.
Thời gian qua, Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, đã cố gắng giải quyết tình trạng dư thừa công suất của ngành này. Đây là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm dịch chuyển nền kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào các ngành công nghiệp nặng và sản xuất. Việc Trung Quốc cắt giảm công suất ngành thép cũng diễn ra trong bối cảnh Mỹ và châu Âu từ lâu cáo buộc nước này bán phá giá thép, gây tổn thất cho các nhà sản xuất thép từ các quốc gia khác.
Hồi tháng 3, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một kế hoạch nhằm giảm công suất ngành thép 50 triệu tấn trong năm nay, như một phần trong nỗ lực giảm ô nhiễm và hạn chế tình trạng dư thừa thép. Các chuyên gia nói rằng triển vọng nguồn cung thép bị hạn chế đã đẩy giá thép ở Trung Quốc tăng.
Cũng chính vì điều này mà các cơ quan chức năng Trung Quốc trở nên lo ngại về sự biến động của thị trường thép. Không chỉ là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, Trung Quốc còn là nước tiêu thụ thép lớn nhất thế giới. Giá thép cao đồng nghĩa với lợi nhuận tốt hơn cho các nhà sản xuất thép, nhưng cũng đồng nghĩa với chi phí gia tăng đối với những ngành như xây dựng.
Nguồn tin từ Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc nói rằng trong tuần này, Chính phủ Trung Quốc sẽ họp với các cơ quan hữu quan và lãnh đạo ngành thép về vấn đề giá thép tăng.
Đối với Bắc Kinh, đây là một tình thế không dễ dàng: họ vừa phải xử lý tình trạng dư thừa công suất ngành thép, vừa phải tái cân bằng tăng trưởng kinh tế, đồng thời với kiểm soát ô nhiễm môi trường, và giữ vững sự ổn định cho thị trường.
Từ đầu năm đến nay, giá thanh cốt thép giao sau đã tăng mạnh trên sàn giao dịch Thượng Hải. Trong đó, giá thanh cốt thép hợp đồng giao tháng 9/2017 đã tăng 40%, lên mức 4.131 Nhân dân tệ/tấn tính đến ngày ngày 10/8 - theo dữ liệu của Reuters.
Hôm thứ Hai tuần này, giá thép cuộn ở Thượng Hải tăng 5% sau khi tỉnh Hà Bắc công bố các biện pháp mới nhằm hạn chế sản lượng thép của tỉnh ở mức một nửa công suất trong những tháng mùa đông. Hà Bắc là địa phương chiếm gần 1/4 tổng sản lượng thép của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay.
Trong dài hạn, giới phân tích và các công ty dự báo giá thép ở Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng do nước này còn cắt giảm công suất thép. Ngân hàng Nomura cho rằng các biện pháp hạn chế cung thép của Trung Quốc sẽ khiến sản lượng thép thô của nước này giảm 5-10%.
Trong bối cảnh như vậy, xuất khẩu thép của Trung Quốc có thể sẽ còn giảm nữa, sau khi đã giảm trong tháng 7 - theo nhà phân tích thị trường kim loại Charles Bradford của Bradford Research.
“Sản lượng của ngành thép Trung Quốc đã có những lúc bị cắt giảm tạm thời nhằm giải quyết vấn đề môi trường. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc cắt giảm sản lượng do những biện pháp hạn chế mới đây sẽ là lớn so với những lần cắt giảm trước kia”, các nhà phân tích của Nomura nhận định.
Đối với ngành thép, đây là một tin tốt bởi lợi nhuận sẽ khởi sắc - nhất là sau khi tăng trưởng kinh tế suy giảm ở Trung Quốc đã khiến giá các loại hàng hóa cơ bản trên toàn cầu sụt giảm chóng mặt cách đây hơn 1 năm, buộc ngành này phải cắt giảm đầu tư và sa thải nhân công.
Hôm thứ Tư tuần này, S&P Global dự báo hãng thép Tata Steeel của Ấn Độ sẽ đạt mức lợi nhuận khả quan trong thời gian còn lại của năm nay. Tỷ suất lợi nhuận từ xuất khẩu của các công ty thép Nhật cũng đang được cải thiện. Ngành thép Hàn Quốc sẽ hưởng lợi khi có ít thép nhập từ Trung Quốc hơn, bởi nước này là một thị trường nhập khẩu lớn thép Trung Quốc và các hãng thép Hàn Quốc phải cạnh tranh khốc liệt với đối thủ Trung Quốc.
Giá cổ phiếu của Baoshan Iron and Steel, hãng thép lớn nhất Trung Quốc, đã giảm khoảng 3% trong phiên giao dịch sáng 10/8, nhưng đã tăng khoảng 30% từ đầu năm đến nay.