Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Dự báo u ám mà Goldman Sachs đưa ra được xem là trở ngại mới nhất đối với Trung Quốc
Ngân hàng Mỹ Goldman Sachs vừa mạnh tay cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong 3 năm tới trong bối cảnh bi quan ngày càng gia tăng về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này.
Theo tin từ CNBC, Goldman Sachs ngày 31/8 hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong các năm 2016, 2017 và 2018 xuống còn tương ứng 6,4%, 6,1% và 5,8%, từ mức 6,7%, 6,5%, và 6,2% trước đó.
Năm nay, Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm ở mức 7%.
Dự báo u ám mà Goldman Sachs đưa ra được xem là trở ngại mới nhất đối với Trung Quốc sau một loạt sự kiện bất lợi xảy ra với nước này trong mấy tuần gần đây.
Động thái phá giá đồng Nhân dân tệ đầy bất ngờ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) hôm 11/8 đã khiến giới đầu tư toàn cầu “hoảng loạn” và các thị trường chứng khoán, trong đó có thị trường Trung Quốc, lao dốc chóng mặt. Vụ nổ ở Thiên Tân hôm 12/8 cũng là một sự kiện khiến dư luận Trung Quốc bất bình.
Goldman Sachs cho biết, cơ sở cho dự báo tăng trưởng dài hạn mà ngân hàng này đưa ra bao gồm 3 yếu tố là lao động, vốn và năng suất.
“Trong trường hợp Trung Quốc, cả ba yếu tố này đều được kỳ vọng sẽ giảm: lao động giảm do mô hình dân số, vốn giảm do tỷ trọng vốn trong nền kinh tế bắt buộc phải giảm từ mức quá cao, và năng suất tăng trưởng chậm lại khi kinh tế Trung Quốc thu hẹp khoảng cách với những nền kinh tế giàu nhất”, báo cáo của Goldman Sachs có đoạn viết.
Đối với năm 2015, Goldman Sachs duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở mức 6,8%. Con số dự báo này đã giảm mạnh so với tốc độ tăng trưởng 7,4% mà Trung Quốc đạt được trong năm ngoái.
“Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với sự bất ổn lớn ở thời điểm hiện tại. Điều này phản ánh qua sự biến động mạnh của thị trường chứng khoán và động thái phá giá bất ngờ gần đây - động thái làm gia tăng tính chất khó lường của đường đi tỷ giá trong thời gian tới”, Goldman Sachs nhận xét.
“Theo ước tính của chúng tôi, sẽ phải mất vài tháng để “những cú sốc bất ổn” thể hiện hết ảnh hưởng đối với nền kinh tế. Như vậy, áp lực đối với các dữ liệu kinh tế tháng 8 và có thể cả tháng 9 sẽ là lớn”, theo báo cáo của ngân hàng Mỹ.
Theo số liệu gần đây nhất, chỉ số nhà quản trị sức mua (PMI) của Trung Quốc do tạp chí Caixin thực hiện giảm mạnh, cho thấy sự suy giảm hoạt động của các nhà máy ở nước này.
Theo tin từ CNBC, Goldman Sachs ngày 31/8 hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong các năm 2016, 2017 và 2018 xuống còn tương ứng 6,4%, 6,1% và 5,8%, từ mức 6,7%, 6,5%, và 6,2% trước đó.
Năm nay, Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm ở mức 7%.
Dự báo u ám mà Goldman Sachs đưa ra được xem là trở ngại mới nhất đối với Trung Quốc sau một loạt sự kiện bất lợi xảy ra với nước này trong mấy tuần gần đây.
Động thái phá giá đồng Nhân dân tệ đầy bất ngờ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) hôm 11/8 đã khiến giới đầu tư toàn cầu “hoảng loạn” và các thị trường chứng khoán, trong đó có thị trường Trung Quốc, lao dốc chóng mặt. Vụ nổ ở Thiên Tân hôm 12/8 cũng là một sự kiện khiến dư luận Trung Quốc bất bình.
Goldman Sachs cho biết, cơ sở cho dự báo tăng trưởng dài hạn mà ngân hàng này đưa ra bao gồm 3 yếu tố là lao động, vốn và năng suất.
“Trong trường hợp Trung Quốc, cả ba yếu tố này đều được kỳ vọng sẽ giảm: lao động giảm do mô hình dân số, vốn giảm do tỷ trọng vốn trong nền kinh tế bắt buộc phải giảm từ mức quá cao, và năng suất tăng trưởng chậm lại khi kinh tế Trung Quốc thu hẹp khoảng cách với những nền kinh tế giàu nhất”, báo cáo của Goldman Sachs có đoạn viết.
Đối với năm 2015, Goldman Sachs duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở mức 6,8%. Con số dự báo này đã giảm mạnh so với tốc độ tăng trưởng 7,4% mà Trung Quốc đạt được trong năm ngoái.
“Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với sự bất ổn lớn ở thời điểm hiện tại. Điều này phản ánh qua sự biến động mạnh của thị trường chứng khoán và động thái phá giá bất ngờ gần đây - động thái làm gia tăng tính chất khó lường của đường đi tỷ giá trong thời gian tới”, Goldman Sachs nhận xét.
“Theo ước tính của chúng tôi, sẽ phải mất vài tháng để “những cú sốc bất ổn” thể hiện hết ảnh hưởng đối với nền kinh tế. Như vậy, áp lực đối với các dữ liệu kinh tế tháng 8 và có thể cả tháng 9 sẽ là lớn”, theo báo cáo của ngân hàng Mỹ.
Theo số liệu gần đây nhất, chỉ số nhà quản trị sức mua (PMI) của Trung Quốc do tạp chí Caixin thực hiện giảm mạnh, cho thấy sự suy giảm hoạt động của các nhà máy ở nước này.