Hai nhân tố có thể đưa giá vàng vọt qua 1.400 USD/oz
Cuộc trưng cầu dân ý "Brexit" được cho sẽ là “một thời điểm mang tính chất bước ngoặt thực sự” đối với kim loại quý
Kỳ vọng giảm về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và cuộc trưng cầu dân ý sắp diễn ra của nước Anh về việc sẽ đi hay ở trong Liên minh châu Âu (EU) sẽ thúc giá vàng tăng tốc trong thời gian tới - hãng tin CNBC dẫn báo cáo mới nhất từ ngân hàng ANZ cho biết.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần này, giá vàng giao ngay tại thị trường New York đạt mức 1.274 USD/oz, cao nhất trong 3 tuần. Hồi tháng 5, giá vàng nỗ lực phá mốc 1.300 USD/oz nhưng bất thành.
Trong một báo cáo công bố ngày 10/6, chiến lược gia hàng hóa cơ bản Daniel Hynes của ANZ nói rằng triển vọng lãi suất Mỹ và cuộc trưng cầu dân ý của nước Anh có thể tạo dư địa cho giá vàng tiến xa hơn.
Ông Hynes dẫn những phát biểu trong tuần này của Chủ tịch FED Janet Yellen có tính chất kiềm chế những kỳ vọng về việc tăng mạnh lãi suất đồng USD trong năm nay. Bên cạnh đó, chính sách nới lỏng định lượng (QE) và lãi suất siêu thấp hoặc âm vẫn tiếp tục được nhiều nền kinh tế lớn như Nhật Bản và châu Âu theo đuổi.
Là một tài sản không sinh lãi, vàng thường tăng giá trong môi trường lãi suất thấp, và ngược lại.
Về cuộc trưng cầu dân ý của nước Anh, chuyên gia Hynes gọi đây là “một thời điểm mang tính chất bước ngoặt thực sự” đối với kim loại quý. Theo vị chuyên gia, cuộc trưng cầu dân ý “Brexit” này hoàn toàn có khả năng đẩy giá vàng vượt qua ngưỡng 1.400 USD/oz.
Theo dự kiến, Anh sẽ tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc tiếp tục ở lại hay ra khỏi EU vào ngày 23/6. Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy cử tri Anh nghiêng nhẹ về bên ở lại trong EU.
“Nếu chiến dịch vận động Anh rời EU thành công, đồng Bảng Anh sẽ sụt giá mạnh và sự biến động gia tăng của thị trường tài chính có thể sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến với các tài sản an toàn”, ông Hynes phát biểu.
Dự báo lạc quan của ANZ về giá vàng được đưa ra trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư lớn, bao gồm tỷ phú đầu cơ George Soros, bán ra cổ phiếu để mua vàng và cổ phiếu của các công ty khai mỏ vàng.
Những nhân tố hỗ trợ giá vàng nói trên sẽ giúp bù đắp phần nào nhu cầu vàng vật chất đang ở mức yếu tại các thị trường hàng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, theo chuyên gia Hynes. Đặc biệt, nhu cầu vàng của Ấn Độ đã giảm xuống do thuế nhập khẩu tăng và hoạt động đình công của các nhà sản xuất nữ trang.
Trái lại, nhu cầu vàng vật chất ở Nhật Bản đã tăng mạnh sau khi Ngân hàng Trung ương nước này (BOJ) đưa ra mức lãi suất âm hồi tháng 1 năm nay. Theo số liệu của nhà bán lẻ vàng thỏi lớn nhất nước Nhật là Tanaka Kikinzoku Kogyo, doanh số bán vàng thỏi ở Nhật đã tăng 35% trong quý 1/2016.
“Vai trò của vàng là một kênh đầu tư chống lạm phát cũng sẽ hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư vàng. Dù lạm phát hiện còn thấp ở nhiều khu vực trên thế giới, đã có những dấu hiệu lạm phát đang tăng lên. Chúng tôi cho rằng giá dầu tăng trở lại sẽ khiến lạm phát tăng trong mấy tháng tới”, ông Hynes dự báo.
Năm nay, giới đầu tư quốc tế cũng rót mạnh tiền vào các quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng. Lượng vàng mà các ETF nắm giữ đã tăng hơn 300 tấn trong năm nay, sau hai năm giảm liên tục trước đó, và vẫn đang tiếp tục tăng.
“Với tốc độ như hiện nay, năm 2016 có thể sẽ là năm mà các ETF mua ròng nhiều vàng nhất, vượt ngưỡng của năm 2009”, ông Hynes nói.
Tuy nhiên, không phải nhà phân tích nào cũng lạc quan về vàng.
Ông Julian Jessop, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa cơ bản của công ty Capital Economics có trụ sở ở London nói giá vàng có thể hưởng lợi từ sự bất ổn ban đầu nếu cử tri Anh chọn ra khỏi EU, nhưng ảnh hưởng sẽ không duy trì lâu mà chỉ kéo dài cho tới khi FED tăng lãi suất.
“Ban đầu, sẽ không có nhiều sự thay đổi thực sự nếu người Anh chọn ra khỏi EU. Trong trường hợp đó, Anh có thể vẫn sẽ là thành viên EU trong ít nhất 2 năm nữa, thậm chí là lâu hơn. Đó là khoảng thời gian cho các cuộc đàm phán nhằm giải quyết những bất ổn về ảnh hưởng kinh tế, đặc biệt là thông qua những thỏa thuận về thương mại của Anh với phần còn lại của EU và thế giới”, ông Jessop nói trong một báo cáo ra ngày 10/6.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần này, giá vàng giao ngay tại thị trường New York đạt mức 1.274 USD/oz, cao nhất trong 3 tuần. Hồi tháng 5, giá vàng nỗ lực phá mốc 1.300 USD/oz nhưng bất thành.
Trong một báo cáo công bố ngày 10/6, chiến lược gia hàng hóa cơ bản Daniel Hynes của ANZ nói rằng triển vọng lãi suất Mỹ và cuộc trưng cầu dân ý của nước Anh có thể tạo dư địa cho giá vàng tiến xa hơn.
Ông Hynes dẫn những phát biểu trong tuần này của Chủ tịch FED Janet Yellen có tính chất kiềm chế những kỳ vọng về việc tăng mạnh lãi suất đồng USD trong năm nay. Bên cạnh đó, chính sách nới lỏng định lượng (QE) và lãi suất siêu thấp hoặc âm vẫn tiếp tục được nhiều nền kinh tế lớn như Nhật Bản và châu Âu theo đuổi.
Là một tài sản không sinh lãi, vàng thường tăng giá trong môi trường lãi suất thấp, và ngược lại.
Về cuộc trưng cầu dân ý của nước Anh, chuyên gia Hynes gọi đây là “một thời điểm mang tính chất bước ngoặt thực sự” đối với kim loại quý. Theo vị chuyên gia, cuộc trưng cầu dân ý “Brexit” này hoàn toàn có khả năng đẩy giá vàng vượt qua ngưỡng 1.400 USD/oz.
Theo dự kiến, Anh sẽ tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc tiếp tục ở lại hay ra khỏi EU vào ngày 23/6. Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy cử tri Anh nghiêng nhẹ về bên ở lại trong EU.
“Nếu chiến dịch vận động Anh rời EU thành công, đồng Bảng Anh sẽ sụt giá mạnh và sự biến động gia tăng của thị trường tài chính có thể sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến với các tài sản an toàn”, ông Hynes phát biểu.
Dự báo lạc quan của ANZ về giá vàng được đưa ra trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư lớn, bao gồm tỷ phú đầu cơ George Soros, bán ra cổ phiếu để mua vàng và cổ phiếu của các công ty khai mỏ vàng.
Những nhân tố hỗ trợ giá vàng nói trên sẽ giúp bù đắp phần nào nhu cầu vàng vật chất đang ở mức yếu tại các thị trường hàng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, theo chuyên gia Hynes. Đặc biệt, nhu cầu vàng của Ấn Độ đã giảm xuống do thuế nhập khẩu tăng và hoạt động đình công của các nhà sản xuất nữ trang.
Trái lại, nhu cầu vàng vật chất ở Nhật Bản đã tăng mạnh sau khi Ngân hàng Trung ương nước này (BOJ) đưa ra mức lãi suất âm hồi tháng 1 năm nay. Theo số liệu của nhà bán lẻ vàng thỏi lớn nhất nước Nhật là Tanaka Kikinzoku Kogyo, doanh số bán vàng thỏi ở Nhật đã tăng 35% trong quý 1/2016.
“Vai trò của vàng là một kênh đầu tư chống lạm phát cũng sẽ hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư vàng. Dù lạm phát hiện còn thấp ở nhiều khu vực trên thế giới, đã có những dấu hiệu lạm phát đang tăng lên. Chúng tôi cho rằng giá dầu tăng trở lại sẽ khiến lạm phát tăng trong mấy tháng tới”, ông Hynes dự báo.
Năm nay, giới đầu tư quốc tế cũng rót mạnh tiền vào các quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng. Lượng vàng mà các ETF nắm giữ đã tăng hơn 300 tấn trong năm nay, sau hai năm giảm liên tục trước đó, và vẫn đang tiếp tục tăng.
“Với tốc độ như hiện nay, năm 2016 có thể sẽ là năm mà các ETF mua ròng nhiều vàng nhất, vượt ngưỡng của năm 2009”, ông Hynes nói.
Tuy nhiên, không phải nhà phân tích nào cũng lạc quan về vàng.
Ông Julian Jessop, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa cơ bản của công ty Capital Economics có trụ sở ở London nói giá vàng có thể hưởng lợi từ sự bất ổn ban đầu nếu cử tri Anh chọn ra khỏi EU, nhưng ảnh hưởng sẽ không duy trì lâu mà chỉ kéo dài cho tới khi FED tăng lãi suất.
“Ban đầu, sẽ không có nhiều sự thay đổi thực sự nếu người Anh chọn ra khỏi EU. Trong trường hợp đó, Anh có thể vẫn sẽ là thành viên EU trong ít nhất 2 năm nữa, thậm chí là lâu hơn. Đó là khoảng thời gian cho các cuộc đàm phán nhằm giải quyết những bất ổn về ảnh hưởng kinh tế, đặc biệt là thông qua những thỏa thuận về thương mại của Anh với phần còn lại của EU và thế giới”, ông Jessop nói trong một báo cáo ra ngày 10/6.