“Hình ảnh Mỹ suy giảm từ khi ông Trump cầm quyền”
Kết quả một cuộc khảo sát vừa được Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố
Hình ảnh của nước Mỹ đã giảm sút nhiều trên toàn cầu kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền, và phần đông người dân được hỏi ở nhiều quốc gia không tin vào khả năng lãnh đạo của ông chủ Nhà Trắng - hãng tin Reuters dẫn kết quả một cuộc khảo sát vừa được Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố cho biết.
5 tháng sau khi ông Trump chính thức trở thành người đứng đầu nước Mỹ, cuộc khảo sát thực hiện ở 37 quốc gia cho thấy tỷ lệ đánh giá tích cực về nước Mỹ đã giảm xuống mức 49%, từ mức 64% vào thời điểm cuối nhiệm kỳ kéo dài 8 năm của cựu Tổng thống Barack Obama.
Sự giảm sút trong tỷ lệ người dân có cái nhìn tích cực về Mỹ thậm chí còn diễn ra mạnh hơn ở những nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ, bao gồm hai nước láng giềng Mexico và Canada, và các đối tác ở châu Âu như Đức và Tây Ban Nha.
Tổng thống Trump nhậm chức vào ngày 20/1 năm nay với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”. Kể từ đó, ông đã thúc đẩy kế hoạch xây tường ngăn biên giới Mỹ-Mexico, tuyên bố rút khỏi thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, đồng thời cáo buộc các quốc gia như Canada, Đức và Trung Quốc có hoạt động thương mại bất bình đẳng với Mỹ.
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Tổng thống vào tháng 6, ông Trump đã nhận được sự chào đón nồng hậu từ Saudi Arabia và Israel, nhưng vấp phải sự hoài nghi của các đối tác châu Âu - những nước mâu thuẫn với ông về vấn đề ngân sách quốc phòng trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), khí hậu và thương mại.
Hiện chỉ có 30% người Mexico nói có cái nhìn tích cực về Mỹ, giảm từ mức 66% vào cuối nhiệm kỳ của ông Obama. Ở Canada và Đức, tỷ lệ này cùng giảm 22 điểm phần trăm, còn tương ứng 43% và 35%.
Ở nhiều nước châu Âu, tỷ lệ người được hỏi cho biết có cái nhìn tích cực về Mỹ đã giảm về mức bằng vào thời điểm cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống George W. Bush, người khởi xướng cuộc chiến tranh gây tranh cãi của Mỹ ở Iraq.
“Sự sụt giảm hình ảnh của nước Mỹ diễn ra trên diện rộng”, báo cáo của Pew có đoạn viết. “Tỷ lệ người dân có cái nhìn tích cực về Mỹ đã giảm ở nhiều nhóm quốc gia từ Mỹ Latin, Bắc Mỹ, tới châu Âu, châu Á và châu Phi”.
Cuộc khảo sát của Pew được thực hiện với sự tham gia của 40.447 người, trong thời gian từ 16/2-8/5. Kết quả cũng cho thấy người dân các nước thiếu sự tin tưởng vào Tổng thống Trump.
Chỉ 22% số người được khảo sát nói họ tin ông Trump sẽ làm điều đúng đắn trong quan hệ quốc tế, so với tỷ lệ tin tưởng ông Obama là 64%.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận được tỷ lệ tin tưởng trong cuộc khảo sát của Pew tương ứng lần lượt là 27% và 28%, cao hơn so với ông Trump. Thủ tướng Đức Angela Merkel đạt tỷ lệ tin tưởng 42%, cao nhất trong số 4 nhà lãnh đạo trong cuộc khảo sát này.
Hai quốc gia mà người dân có độ tin tưởng thấp nhất vào ông Trump là Mexico, với 5%, và Tây Ban Nha, với 7%.
Hai quốc gia duy nhất có tỷ lệ tin tưởng vào ông Trump cao hơn so với ông Obama là Nga và Israel. Tại Nga, tỷ lệ người dân tin tưởng vào Tổng thống Trump tăng lên mức 53%, so với mức 11% tin vào ông Obama trước đây. Tại Israel, tỷ lệ này tăng thêm 7 điểm phần trăm, lên 56%.
Trên phạm vi toàn cầu, 75% số người được hỏi cho rằng ông Trump “ngạo mạn”, 65% nói ông “cố chấp”, và 62% nói ông “nguy hiểm”. Ngoài ra, 55% số người được hỏi cho rằng ông là một “nhà lãnh đạo mạnh mẽ”.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy sự phản đối trên diện rộng nhằm vào các đề xuất chính sách quan trọng của ông Trump. Trong đó, 76% người được hỏi không ủng hộ kế hoạch xây tường ngăn biên giới với Mexico, 72% phản đối việc ông rút khỏi các thỏa thuận thương mại lớn, và 62% phản đối sắc lệnh của ông về hạn chế nhập cảnh vào Mỹ đối với công dân một số quốc gia có phần đông dân số là người theo đạo Hồi.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng cho thấy 58% số người được hỏi có cái nhìn tích cực về người Mỹ nói chung. Tại nhiều khu cực của thế giới, phần đông số người được khảo sát bày tỏ hy vọng nước của họ giữ vững được quan hệ với nước Mỹ dưới thời Trump.
5 tháng sau khi ông Trump chính thức trở thành người đứng đầu nước Mỹ, cuộc khảo sát thực hiện ở 37 quốc gia cho thấy tỷ lệ đánh giá tích cực về nước Mỹ đã giảm xuống mức 49%, từ mức 64% vào thời điểm cuối nhiệm kỳ kéo dài 8 năm của cựu Tổng thống Barack Obama.
Sự giảm sút trong tỷ lệ người dân có cái nhìn tích cực về Mỹ thậm chí còn diễn ra mạnh hơn ở những nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ, bao gồm hai nước láng giềng Mexico và Canada, và các đối tác ở châu Âu như Đức và Tây Ban Nha.
Tổng thống Trump nhậm chức vào ngày 20/1 năm nay với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”. Kể từ đó, ông đã thúc đẩy kế hoạch xây tường ngăn biên giới Mỹ-Mexico, tuyên bố rút khỏi thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, đồng thời cáo buộc các quốc gia như Canada, Đức và Trung Quốc có hoạt động thương mại bất bình đẳng với Mỹ.
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Tổng thống vào tháng 6, ông Trump đã nhận được sự chào đón nồng hậu từ Saudi Arabia và Israel, nhưng vấp phải sự hoài nghi của các đối tác châu Âu - những nước mâu thuẫn với ông về vấn đề ngân sách quốc phòng trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), khí hậu và thương mại.
Hiện chỉ có 30% người Mexico nói có cái nhìn tích cực về Mỹ, giảm từ mức 66% vào cuối nhiệm kỳ của ông Obama. Ở Canada và Đức, tỷ lệ này cùng giảm 22 điểm phần trăm, còn tương ứng 43% và 35%.
Ở nhiều nước châu Âu, tỷ lệ người được hỏi cho biết có cái nhìn tích cực về Mỹ đã giảm về mức bằng vào thời điểm cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống George W. Bush, người khởi xướng cuộc chiến tranh gây tranh cãi của Mỹ ở Iraq.
“Sự sụt giảm hình ảnh của nước Mỹ diễn ra trên diện rộng”, báo cáo của Pew có đoạn viết. “Tỷ lệ người dân có cái nhìn tích cực về Mỹ đã giảm ở nhiều nhóm quốc gia từ Mỹ Latin, Bắc Mỹ, tới châu Âu, châu Á và châu Phi”.
Cuộc khảo sát của Pew được thực hiện với sự tham gia của 40.447 người, trong thời gian từ 16/2-8/5. Kết quả cũng cho thấy người dân các nước thiếu sự tin tưởng vào Tổng thống Trump.
Chỉ 22% số người được khảo sát nói họ tin ông Trump sẽ làm điều đúng đắn trong quan hệ quốc tế, so với tỷ lệ tin tưởng ông Obama là 64%.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận được tỷ lệ tin tưởng trong cuộc khảo sát của Pew tương ứng lần lượt là 27% và 28%, cao hơn so với ông Trump. Thủ tướng Đức Angela Merkel đạt tỷ lệ tin tưởng 42%, cao nhất trong số 4 nhà lãnh đạo trong cuộc khảo sát này.
Hai quốc gia mà người dân có độ tin tưởng thấp nhất vào ông Trump là Mexico, với 5%, và Tây Ban Nha, với 7%.
Hai quốc gia duy nhất có tỷ lệ tin tưởng vào ông Trump cao hơn so với ông Obama là Nga và Israel. Tại Nga, tỷ lệ người dân tin tưởng vào Tổng thống Trump tăng lên mức 53%, so với mức 11% tin vào ông Obama trước đây. Tại Israel, tỷ lệ này tăng thêm 7 điểm phần trăm, lên 56%.
Trên phạm vi toàn cầu, 75% số người được hỏi cho rằng ông Trump “ngạo mạn”, 65% nói ông “cố chấp”, và 62% nói ông “nguy hiểm”. Ngoài ra, 55% số người được hỏi cho rằng ông là một “nhà lãnh đạo mạnh mẽ”.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy sự phản đối trên diện rộng nhằm vào các đề xuất chính sách quan trọng của ông Trump. Trong đó, 76% người được hỏi không ủng hộ kế hoạch xây tường ngăn biên giới với Mexico, 72% phản đối việc ông rút khỏi các thỏa thuận thương mại lớn, và 62% phản đối sắc lệnh của ông về hạn chế nhập cảnh vào Mỹ đối với công dân một số quốc gia có phần đông dân số là người theo đạo Hồi.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng cho thấy 58% số người được hỏi có cái nhìn tích cực về người Mỹ nói chung. Tại nhiều khu cực của thế giới, phần đông số người được khảo sát bày tỏ hy vọng nước của họ giữ vững được quan hệ với nước Mỹ dưới thời Trump.