Hy Lạp “đầu hàng” chủ nợ để ở lại Eurozone
Diễn biến này chặn đứng nguy cơ quốc gia cận kề bờ vực phá sản Hy Lạp phải ra khỏi Eurozone
Các nhà lãnh đạo khu vực sử dụng đồng tiền chung Eurozone đã khiến Athens phải “đầu hàng” trước các điều kiện “thắt lưng buộc bụng” nhằm đổi lấy gói cứu trợ tiếp theo lên tới 86 tỷ Euro. Diễn biến này chặn đứng nguy cơ quốc gia cận kề bờ vực phá sản Hy Lạp phải ra khỏi Eurozone.
Theo hãng tin Reuters, các điều khoản mà các chủ nợ quốc tế do Đức dẫn đầu đưa ra trong cuộc đàm phán xuyên đêm ngày Chủ nhật ở Brussels buộc Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras phải từ bỏ lời hứa với cử tri về chấm dứt chính sách khắc khổ. Các điều khoản này rất có thể sẽ gây rạn nứt trong nội bộ Chính phủ của ông Tsipras và vấp phải sự phản đối của dân chúng Hy Lạp.
“Rõ ràng, châu Âu của sự khắc khổ đã chiến thắng”, Bộ trưởng Bộ Cải cách Hy Lạp George Katrougalos phát biểu. “Chúng tôi không muốn chấp nhận những biện pháp khắc nghiệt, và cũng không muốn chứng kiến nền kinh tế ‘đột tử’ vì các ngân hàng tiếp tục đóng cửa. Bởi thế, đây là thỏa thuận mà chúng tôi về thực tế bị ép buộc”.
Nếu cuộc họp thượng đỉnh Eurozone thất bại, Hy Lạp có lẽ đã bắt đầu rơi vào một vực thẳm kinh tế với các ngân hàng cận kề sụp đổ và khả năng phải in một đồng tiền riêng để sử dụng song song trong quá trình ra khỏi liên minh tiền tệ.
“Thỏa thuận này phải khó khăn lắm mới đạt được, nhưng cuối cùng đã hoàn tất. Hy Lạp sẽ không phải ra khỏi Eurozone”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker phát biểu trong một cuộc họp báo sau 17 giờ đàm phán liên tiếp.
“Tôi không nghĩ người Hy Lạp bị sỉ nhục hay châu Âu mất mặt bởi thỏa thuận này. Đây là một thỏa thuận bình thường”, ông Juncker nói.
Về phần mình, Thủ tướng Tsipras nói ông và Chính phủ Hy Lạp đã “chiến đấu trong một trận chiến khốc liệt” và phải đưa ra những quyết định khó khăn.
Thỏa thuận vừa đạt được là điều kiện để Hy Lạp nhận được 86 tỷ Euro, tương đương 95 tỷ USD, tiền viện trợ trong 3 năm tới. Vài giờ sau cuộc đàm phán của các nhà lãnh đạo Eurozone kết thúc, các bộ trưởng bộ tài chính của khối này sẽ thảo luận các biện pháp nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách cho Hy Lạp trong thời gian trước khi gói cứu trợ tiếp theo được giải ngân.
Để có được tiền cứu trợ, Chính phủ của ông Tsipras sẽ phải đáp ứng một thời gian biểu các cải cách khó được lòng dân bao gồm tăng thuế giá trị gia tăng, cải cách lương hưu, cắt giảm ngân sách nếu Hy Lạp không đạt được các mục tiêu tài khóa, các quy định mới về phá sản, và một đạo luật ngân hàng EU có thể được áp dụng buộc những người có lượng tiền gửi lớn phải chịu thiệt hại.
Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, sự sa sút của nền kinh tế Hy Lạp kể từ khi ông Tsipras lên cầm quyền vào tháng 1, nhất là trong 2 tuần qua, đã dẫn tới nhu cầu vốn tăng cao hơn ở nước này. Một quan chức cao cấp của EU ước tính phí tổn mà nhà nước Hy Lạp phải chịu vì biến động kinh tế và chính trị trong 2 tuần qua lên tới 25-30 tỷ Euro. Một nhà ngoại giao của khối Eurozone thậm chí cho rằng mức thiệt lại có thể lên tới gần 50 tỷ Euro.
Theo các bộ trưởng bộ tài chính Eurozone, Chính phủ Hy Lạp cần 7 tỷ USD trong thời gian từ nay đến ngày 20/7, thời điểm nước này phải trả một khoản nợ trái phiếu cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Còn từ nay đến giữa tháng 8, thời điểm Hy Lạp phải trả một khoản nợ khác cho ECB, nước này cần tổng cộng 12 tỷ USD.
Hy Lạp sẽ buộc phải thực hiện 6 biện pháp cải cách mạnh bao gồm cắt giảm chi tiêu, tăng thuế và cải cách lương hưu muộn nhất từ đêm thứ Tư tuần này. Bên cạnh đó, Quốc hội Hy Lạp phải phê chuẩn toàn bộ bản kế hoạch trước khi cuộc đàm phán tiếp theo về gói cứu trợ có thể bắt đầu.
Một số nhà ngoại giao đặt câu hỏi liệu có khả thi nếu Quốc hội Hy Lạp bắt buộc phải thông qua một kế hoạch cứu trợ trong vòng 3 ngày. Tuy vậy, theo một số nguồn tin thân cận, ông Tsipras sẵn sàng sa thải các bộ trưởng không ủng hộ lập trường đàm phán của ông và buộc những nghị sỹ bất mãn phải từ chức.
Theo dự kiến, ECB sẽ duy trì cung cấp thanh khoản khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp để giữ các ngân hàng tồn tại trong tuần này. Tuy vậy, mức hỗ trợ sẽ không tăng nhiều, trong khi các nhà băng Hy Lạp phải cần tới một đợt tái cấp vốn lớn trước khi có thể mở cửa trở lại, Ngân hàng Trung ương Hy Lạp cho biết.
Theo hãng tin Reuters, các điều khoản mà các chủ nợ quốc tế do Đức dẫn đầu đưa ra trong cuộc đàm phán xuyên đêm ngày Chủ nhật ở Brussels buộc Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras phải từ bỏ lời hứa với cử tri về chấm dứt chính sách khắc khổ. Các điều khoản này rất có thể sẽ gây rạn nứt trong nội bộ Chính phủ của ông Tsipras và vấp phải sự phản đối của dân chúng Hy Lạp.
“Rõ ràng, châu Âu của sự khắc khổ đã chiến thắng”, Bộ trưởng Bộ Cải cách Hy Lạp George Katrougalos phát biểu. “Chúng tôi không muốn chấp nhận những biện pháp khắc nghiệt, và cũng không muốn chứng kiến nền kinh tế ‘đột tử’ vì các ngân hàng tiếp tục đóng cửa. Bởi thế, đây là thỏa thuận mà chúng tôi về thực tế bị ép buộc”.
Nếu cuộc họp thượng đỉnh Eurozone thất bại, Hy Lạp có lẽ đã bắt đầu rơi vào một vực thẳm kinh tế với các ngân hàng cận kề sụp đổ và khả năng phải in một đồng tiền riêng để sử dụng song song trong quá trình ra khỏi liên minh tiền tệ.
“Thỏa thuận này phải khó khăn lắm mới đạt được, nhưng cuối cùng đã hoàn tất. Hy Lạp sẽ không phải ra khỏi Eurozone”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker phát biểu trong một cuộc họp báo sau 17 giờ đàm phán liên tiếp.
“Tôi không nghĩ người Hy Lạp bị sỉ nhục hay châu Âu mất mặt bởi thỏa thuận này. Đây là một thỏa thuận bình thường”, ông Juncker nói.
Về phần mình, Thủ tướng Tsipras nói ông và Chính phủ Hy Lạp đã “chiến đấu trong một trận chiến khốc liệt” và phải đưa ra những quyết định khó khăn.
Thỏa thuận vừa đạt được là điều kiện để Hy Lạp nhận được 86 tỷ Euro, tương đương 95 tỷ USD, tiền viện trợ trong 3 năm tới. Vài giờ sau cuộc đàm phán của các nhà lãnh đạo Eurozone kết thúc, các bộ trưởng bộ tài chính của khối này sẽ thảo luận các biện pháp nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách cho Hy Lạp trong thời gian trước khi gói cứu trợ tiếp theo được giải ngân.
Để có được tiền cứu trợ, Chính phủ của ông Tsipras sẽ phải đáp ứng một thời gian biểu các cải cách khó được lòng dân bao gồm tăng thuế giá trị gia tăng, cải cách lương hưu, cắt giảm ngân sách nếu Hy Lạp không đạt được các mục tiêu tài khóa, các quy định mới về phá sản, và một đạo luật ngân hàng EU có thể được áp dụng buộc những người có lượng tiền gửi lớn phải chịu thiệt hại.
Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, sự sa sút của nền kinh tế Hy Lạp kể từ khi ông Tsipras lên cầm quyền vào tháng 1, nhất là trong 2 tuần qua, đã dẫn tới nhu cầu vốn tăng cao hơn ở nước này. Một quan chức cao cấp của EU ước tính phí tổn mà nhà nước Hy Lạp phải chịu vì biến động kinh tế và chính trị trong 2 tuần qua lên tới 25-30 tỷ Euro. Một nhà ngoại giao của khối Eurozone thậm chí cho rằng mức thiệt lại có thể lên tới gần 50 tỷ Euro.
Theo các bộ trưởng bộ tài chính Eurozone, Chính phủ Hy Lạp cần 7 tỷ USD trong thời gian từ nay đến ngày 20/7, thời điểm nước này phải trả một khoản nợ trái phiếu cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Còn từ nay đến giữa tháng 8, thời điểm Hy Lạp phải trả một khoản nợ khác cho ECB, nước này cần tổng cộng 12 tỷ USD.
Hy Lạp sẽ buộc phải thực hiện 6 biện pháp cải cách mạnh bao gồm cắt giảm chi tiêu, tăng thuế và cải cách lương hưu muộn nhất từ đêm thứ Tư tuần này. Bên cạnh đó, Quốc hội Hy Lạp phải phê chuẩn toàn bộ bản kế hoạch trước khi cuộc đàm phán tiếp theo về gói cứu trợ có thể bắt đầu.
Một số nhà ngoại giao đặt câu hỏi liệu có khả thi nếu Quốc hội Hy Lạp bắt buộc phải thông qua một kế hoạch cứu trợ trong vòng 3 ngày. Tuy vậy, theo một số nguồn tin thân cận, ông Tsipras sẵn sàng sa thải các bộ trưởng không ủng hộ lập trường đàm phán của ông và buộc những nghị sỹ bất mãn phải từ chức.
Theo dự kiến, ECB sẽ duy trì cung cấp thanh khoản khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp để giữ các ngân hàng tồn tại trong tuần này. Tuy vậy, mức hỗ trợ sẽ không tăng nhiều, trong khi các nhà băng Hy Lạp phải cần tới một đợt tái cấp vốn lớn trước khi có thể mở cửa trở lại, Ngân hàng Trung ương Hy Lạp cho biết.