Hy Lạp phải bán cảng, sân bay vì nợ nần
Hy Lạp bán cảng lớn nhất nước này cho nhà đầu tư nước ngoài để trả nợ
Hy Lạp sẽ tiếp tục nỗ lực tư nhân hóa cảng biển lớn nhất nước này và nhiều sân bay cùng lúc tìm cách thu hút đầu tư vào các tài sản nhà nước khác, thể hiện sự nhượng bộ của chính phủ nước này với các chủ nợ.
Quá trình tư nhân hóa đang được tiến hành với Piraeus Port Authority SA, nhà điều hành cảng lớn nhất Hy Lạp, và sau đó sẽ là 14 sân bay khu vực, Bộ trưởng Kinh tế George Stathakis cho biết.
"Chúng tôi đang cố gắng sửa đổi một số yếu tố để cải thiện hiệu quả của quá trình tư nhân hóa và tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có được một thỏa thuận hợp lý cho cả hai".
Việc bán cảng Piraeus sẽ là ngược lại những gì chính phủ do đảng Syriza lãnh đạo trước đó đã cam kết, theo Bloomberg.
Các chủ nợ châu Âu đã yêu cầu Hy Lạp đề xuất các chính sách cụ thể hơn trong nhiều lĩnh vực bao gồm bãi bỏ quy định trên thị trường lao động, cắt giảm lương hưu, cải cách thuế kinh doanh và tư nhân hóa tài sản nhà nước.
Tuy nhiên, ông Stathakis cho biết chính phủ Hy Lạp không có kế hoạch bán các tài sản nhà nước khác vào thời điểm hiện tại.
Vào tháng 11/2014, một liên doanh dẫn đầu là Fraport AG đã giành quyền sử dụng, vận hành và quản lý 14 sân bay tại Hy Lạp trong 40 năm sau với mức giá 1,2 tỷ EURO (1,4 tỷ USD), đồng thời trả 22,9 triệu EURO phí thuê hàng năm.
Fraport cũng cam kết đầu tư 330 triệu EURO vào Hy Lạp trong vòng bốn năm tới. Hy Lạp đang đàm phán với Fraport và nhiều khả năng hai bên sẽ sớm đạt được quyết định cuối cùng.
Bộ trưởng Kinh tế Hy Lạp tuyên bố chắc chắn nước này sẽ không tiếp tục bán các tài sản nhà nước khác trong danh sách mà chính phủ tiền nhiệm đã thông qua, như công ty cung cấp nước, bưu điện hoặc tập đoàn điện.
"Chúng tôi đang cố gắng áp dụng mô hình thu hút vốn và đầu tư khác cho ngành đường sắt và các hải cảng còn lại," và Hy Lạp đang tìm kiếm "các lựa chọn thay thế cho tư nhân hóa 100%", ông Stathakis cho biết.
Chính phủ Hy Lạp cũng đang đàm phán về việc bán khu đất vốn thuộc về một sân bay tại thủ đô Athens. Đây vốn là khu vực đất nội đô bị bỏ hoang rộng nhất châu Âu.
Năm ngoái một liên doanh do Lamda Development dẫn đầu đã đồng ý mua tài sản trên với mức giá 915 triệu EURO và cam kết đầu tư 1,2 tỉ EURO xây dựng cơ sở hạ tầng trên khu đất đó.
"Quá trình đàm phán đang diễn ra tốt đẹp và một thỏa thuận có thể đạt được trong hai đến ba tuần tới", ông Stathakis nói.
“Những bất đồng giữa Hy Lạp và chủ nợ đang dần thu hẹp trong hầu hết các vấn đề. Dù hai bên vẫn có lo ngại về một số lĩnh vực như hệ thống lương hưu và cải cách thuế giá trị gia tăng, có nhiều cách để thu hẹp sự khác biệt này và đi đến một thỏa thuận," Bộ trưởng Kinh tế Hy Lạp cho hay.
Trong một diễn biến khác, chính phủ Hy Lạp nhiều khả năng đề nghị tổ chức một cuộc họp khẩn với các bộ trưởng tài chính của khối đồng tiền chung châu Âu vào cuối tháng này. Cuộc họp có thể sẽ bàn về những biện pháp hỗ trợ mà Hy Lạp cần để đảm bảo tính thanh khoản của nền kinh tế này.
Quá trình tư nhân hóa đang được tiến hành với Piraeus Port Authority SA, nhà điều hành cảng lớn nhất Hy Lạp, và sau đó sẽ là 14 sân bay khu vực, Bộ trưởng Kinh tế George Stathakis cho biết.
"Chúng tôi đang cố gắng sửa đổi một số yếu tố để cải thiện hiệu quả của quá trình tư nhân hóa và tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có được một thỏa thuận hợp lý cho cả hai".
Việc bán cảng Piraeus sẽ là ngược lại những gì chính phủ do đảng Syriza lãnh đạo trước đó đã cam kết, theo Bloomberg.
Các chủ nợ châu Âu đã yêu cầu Hy Lạp đề xuất các chính sách cụ thể hơn trong nhiều lĩnh vực bao gồm bãi bỏ quy định trên thị trường lao động, cắt giảm lương hưu, cải cách thuế kinh doanh và tư nhân hóa tài sản nhà nước.
Tuy nhiên, ông Stathakis cho biết chính phủ Hy Lạp không có kế hoạch bán các tài sản nhà nước khác vào thời điểm hiện tại.
Vào tháng 11/2014, một liên doanh dẫn đầu là Fraport AG đã giành quyền sử dụng, vận hành và quản lý 14 sân bay tại Hy Lạp trong 40 năm sau với mức giá 1,2 tỷ EURO (1,4 tỷ USD), đồng thời trả 22,9 triệu EURO phí thuê hàng năm.
Fraport cũng cam kết đầu tư 330 triệu EURO vào Hy Lạp trong vòng bốn năm tới. Hy Lạp đang đàm phán với Fraport và nhiều khả năng hai bên sẽ sớm đạt được quyết định cuối cùng.
Bộ trưởng Kinh tế Hy Lạp tuyên bố chắc chắn nước này sẽ không tiếp tục bán các tài sản nhà nước khác trong danh sách mà chính phủ tiền nhiệm đã thông qua, như công ty cung cấp nước, bưu điện hoặc tập đoàn điện.
"Chúng tôi đang cố gắng áp dụng mô hình thu hút vốn và đầu tư khác cho ngành đường sắt và các hải cảng còn lại," và Hy Lạp đang tìm kiếm "các lựa chọn thay thế cho tư nhân hóa 100%", ông Stathakis cho biết.
Chính phủ Hy Lạp cũng đang đàm phán về việc bán khu đất vốn thuộc về một sân bay tại thủ đô Athens. Đây vốn là khu vực đất nội đô bị bỏ hoang rộng nhất châu Âu.
Năm ngoái một liên doanh do Lamda Development dẫn đầu đã đồng ý mua tài sản trên với mức giá 915 triệu EURO và cam kết đầu tư 1,2 tỉ EURO xây dựng cơ sở hạ tầng trên khu đất đó.
"Quá trình đàm phán đang diễn ra tốt đẹp và một thỏa thuận có thể đạt được trong hai đến ba tuần tới", ông Stathakis nói.
“Những bất đồng giữa Hy Lạp và chủ nợ đang dần thu hẹp trong hầu hết các vấn đề. Dù hai bên vẫn có lo ngại về một số lĩnh vực như hệ thống lương hưu và cải cách thuế giá trị gia tăng, có nhiều cách để thu hẹp sự khác biệt này và đi đến một thỏa thuận," Bộ trưởng Kinh tế Hy Lạp cho hay.
Trong một diễn biến khác, chính phủ Hy Lạp nhiều khả năng đề nghị tổ chức một cuộc họp khẩn với các bộ trưởng tài chính của khối đồng tiền chung châu Âu vào cuối tháng này. Cuộc họp có thể sẽ bàn về những biện pháp hỗ trợ mà Hy Lạp cần để đảm bảo tính thanh khoản của nền kinh tế này.