Kinh tế châu Á: Lạc quan hơn, nhưng dè chừng hai rủi ro lớn
Ngân hàng Thế giới nâng triển vọng tăng trưởng nhiều nền kinh tế châu Á
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 4/10 đã nâng triển vọng tăng trưởng nhóm các nền kinh tế đang phát triển thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương năm 2017-2018, nhưng cảnh báo rằng triển vọng nhìn chung tích cực này đang bị phủ bóng bởi những rủi ro như chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng và căng thẳng địa chính trị.
Hãng tin Reuters cho biết, WB - định chế có trụ sở ở Washington - nhận định nhóm nền kinh tế đang phát triển thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, sẽ tăng trưởng 6,4% trong năm 2017 và 6,2% trong năm 2018.
Các con số dự báo này cao hơn so với các mức tương ứng lần lượt là 6,2% và 6,1% mà WB đưa ra trong lần dự báo gần đây nhất hồi tháng 4.
“Triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực vẫn tích cực và sẽ hưởng lợi từ môi trường bên ngoài được cải thiện cũng như nhu cầu trong nước ở mức cao”, báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương (East Asia and Pacific Economic Update) của WB, ra ngày 4/10 viết.
Tuy nhiên, báo cáo nói rằng nền kinh tế khu vực đang đứng trước một số rủi ro, bao gồm sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ thương mại - vấn đề có thể gây trở ngại cho thương mại toàn cầu, cùng nguy cơ leo thang căng thẳng địa chính trị.
Mấy tuần gần đây, Mỹ và Triều Tiên liên tục đưa ra những cảnh báo cứng rắn nhằm vào nhau, dẫn tới lo ngại về sự tính toán sai lầm của hai bên có thể dẫn tới chiến tranh, nhất là kể từ khi Bình Nhưỡng có vụ thử hạt nhân thứ sáu vào hôm 3/9.
“Do vai trò trung tâm của khu vực trong hệ thống vận tải biển và chuỗi cung ứng toàn cầu, leo thang căng thẳng có thể dẫn tới sự gián đoạn trong dòng chảy thương mại và các hoạt động kinh tế toàn cầu”, báo cáo của WB có đoạn viết.
Theo các chuyên gia của WB, rủi ro trên có thể đi kèm với sự biến động của thị trường tài chính, gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế khu vực, đồng thời có thể kéo theo sự tháo chạy của các dòng vốn ngoại khỏi khu vực.
WB dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,7% trong năm 2017 và 6,4% trong năm 2018, cao hơn mức dự báo tương ứng 6,5% và 6,3% đưa ra trong lần dự báo hồi tháng 4.
Báo cáo nói rằng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ tăng trưởng vừa phải trong năm 2018-2019 dưới tác động của các chính sách tái cân bằng, dịch chuyển khỏi đầu tư và nhu cầu bên ngoài và phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng trong nước.
Một số nền kinh tế thuộc khu vực Đông Nam Á gồm Myanmar và Philippines bị WB hạ dự báo tăng trưởng. Trong khi đó, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Malaysia và Thái Lan được nâng lên.
“Các doanh nghiệp ở Myanmar có vẻ đã trì hoãn đầu tư để chờ một chương trình nghị sự kinh tế rõ ràng hơn từ chính phủ nước này”, báo cáo viết.
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Myanmar 0,5 điểm phần trăm cho cả năm 2017 và 2018, còn tương ứng 6,4% và 6,7%.
Đối với Philippines, WB cho rằng việc trì hoãn một chương trình phát triển hạ tầng của chính phủ đã khiến triển vọng tăng trưởng yếu đi. Còn đối với Malaysia, triển vọng khởi sắc nhờ mức đầu tư cao hơn và sự phục hồi thương mại toàn cầu, trong khi kinh tế Thái Lan đang hưởng lợi từ sự phục hồi của các ngành xuất khẩu và du lịch.
Hãng tin Reuters cho biết, WB - định chế có trụ sở ở Washington - nhận định nhóm nền kinh tế đang phát triển thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, sẽ tăng trưởng 6,4% trong năm 2017 và 6,2% trong năm 2018.
Các con số dự báo này cao hơn so với các mức tương ứng lần lượt là 6,2% và 6,1% mà WB đưa ra trong lần dự báo gần đây nhất hồi tháng 4.
“Triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực vẫn tích cực và sẽ hưởng lợi từ môi trường bên ngoài được cải thiện cũng như nhu cầu trong nước ở mức cao”, báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương (East Asia and Pacific Economic Update) của WB, ra ngày 4/10 viết.
Tuy nhiên, báo cáo nói rằng nền kinh tế khu vực đang đứng trước một số rủi ro, bao gồm sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ thương mại - vấn đề có thể gây trở ngại cho thương mại toàn cầu, cùng nguy cơ leo thang căng thẳng địa chính trị.
Mấy tuần gần đây, Mỹ và Triều Tiên liên tục đưa ra những cảnh báo cứng rắn nhằm vào nhau, dẫn tới lo ngại về sự tính toán sai lầm của hai bên có thể dẫn tới chiến tranh, nhất là kể từ khi Bình Nhưỡng có vụ thử hạt nhân thứ sáu vào hôm 3/9.
“Do vai trò trung tâm của khu vực trong hệ thống vận tải biển và chuỗi cung ứng toàn cầu, leo thang căng thẳng có thể dẫn tới sự gián đoạn trong dòng chảy thương mại và các hoạt động kinh tế toàn cầu”, báo cáo của WB có đoạn viết.
Theo các chuyên gia của WB, rủi ro trên có thể đi kèm với sự biến động của thị trường tài chính, gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế khu vực, đồng thời có thể kéo theo sự tháo chạy của các dòng vốn ngoại khỏi khu vực.
WB dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,7% trong năm 2017 và 6,4% trong năm 2018, cao hơn mức dự báo tương ứng 6,5% và 6,3% đưa ra trong lần dự báo hồi tháng 4.
Báo cáo nói rằng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ tăng trưởng vừa phải trong năm 2018-2019 dưới tác động của các chính sách tái cân bằng, dịch chuyển khỏi đầu tư và nhu cầu bên ngoài và phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng trong nước.
Một số nền kinh tế thuộc khu vực Đông Nam Á gồm Myanmar và Philippines bị WB hạ dự báo tăng trưởng. Trong khi đó, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Malaysia và Thái Lan được nâng lên.
“Các doanh nghiệp ở Myanmar có vẻ đã trì hoãn đầu tư để chờ một chương trình nghị sự kinh tế rõ ràng hơn từ chính phủ nước này”, báo cáo viết.
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Myanmar 0,5 điểm phần trăm cho cả năm 2017 và 2018, còn tương ứng 6,4% và 6,7%.
Đối với Philippines, WB cho rằng việc trì hoãn một chương trình phát triển hạ tầng của chính phủ đã khiến triển vọng tăng trưởng yếu đi. Còn đối với Malaysia, triển vọng khởi sắc nhờ mức đầu tư cao hơn và sự phục hồi thương mại toàn cầu, trong khi kinh tế Thái Lan đang hưởng lợi từ sự phục hồi của các ngành xuất khẩu và du lịch.