Kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,5% trong 2015
Dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,5% trong 2015 và sẽ tăng lên 3,8% trong 2016
Tại buổi họp báo cập nhật Báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới mới đây, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 2015 là 3,5% và sẽ tăng lên 3,8% trong năm 2016.
Con số này phản ánh sự tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển, bù đắp sự sụt giảm tăng trưởng ở các nước đang phát triển và thị trường mới nổi. “Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng là "khiêm tốn" và không đồng đều,” ông Olivier Blanchard, Kinh tế trưởng và Giám đốc bộ phận Nghiên cứu của IMF cho biết.
Báo cáo ghi nhận tăng trưởng toàn cầu trong năm 2015 được thúc đẩy bởi sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển, dự báo sẽ tăng từ 1,8% trong năm 2014 lên 2,4% năm 2015 do sự suy giảm giá dầu.
Tăng trưởng ở Mỹ được dự báo sẽ ở mức trên 3% trong năm 2015-2016. Trong khi đó, tăng trưởng trong khu vực đồng euro đang có dấu hiệu tăng do giá dầu và lãi suất thấp. Còn tại Nhật Bản, sau thất vọng năm 2014, đồng yên suy yếu và giá dầu thấp hơn được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng khả quan hơn.
Tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi được dự báo là giảm từ 4,4% trong năm 2014 xuống 4,3% trong năm nay. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do một số yếu tố trong đó có việc giá dầu giảm, dẫn đến việc giảm tăng trưởng của các nước xuất khẩu dầu.
Tăng trưởng ở các nước có thu nhập thấp là vẫn ở mức cao. IMF dự báo tốc độ tăng trưởng của nhóm này chậm hơn trong năm 2015, và sau đó phục hồi trong năm 2016.
Bên lề Hội nghị mùa Xuân, IMF cũng công bố Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu, trong đó thông điệp quan trọng đầu tiên được đưa ra là rủi ro tài chính công vẫn cao. “Rủi ro là khác nhau. Ở các nước phát triển thì nợ cao và lạm phát thấp, trong khi đó ở nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi thì nợ nước ngoài là chủ yếu. Giá dầu thấp và giá cả hàng hóa ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa,” ông Jose Vinals, Giám đốc tài chính của IMF phát biểu.
Mỗi quốc gia đều phải tăng cường các khuôn khổ tài chính để phòng ngừa và quản lý rủi ro tài chính, theo IMF.
Thông điệp thứ hai của bản báo cáo được đưa ra là giá dầu thấp và lạm phát thấp ở nhiều nước tạo ra một cơ hội vàng từ trợ cấp năng lượng và cải cách thuế năng lượng. “Ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi, cải cách trợ cấp và việc đánh thuế năng lượng có thể tạo ra không gian cho tăng trưởng”, ông Jose Vinals nói.
Con số này phản ánh sự tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển, bù đắp sự sụt giảm tăng trưởng ở các nước đang phát triển và thị trường mới nổi. “Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng là "khiêm tốn" và không đồng đều,” ông Olivier Blanchard, Kinh tế trưởng và Giám đốc bộ phận Nghiên cứu của IMF cho biết.
Báo cáo ghi nhận tăng trưởng toàn cầu trong năm 2015 được thúc đẩy bởi sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển, dự báo sẽ tăng từ 1,8% trong năm 2014 lên 2,4% năm 2015 do sự suy giảm giá dầu.
Tăng trưởng ở Mỹ được dự báo sẽ ở mức trên 3% trong năm 2015-2016. Trong khi đó, tăng trưởng trong khu vực đồng euro đang có dấu hiệu tăng do giá dầu và lãi suất thấp. Còn tại Nhật Bản, sau thất vọng năm 2014, đồng yên suy yếu và giá dầu thấp hơn được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng khả quan hơn.
Tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi được dự báo là giảm từ 4,4% trong năm 2014 xuống 4,3% trong năm nay. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do một số yếu tố trong đó có việc giá dầu giảm, dẫn đến việc giảm tăng trưởng của các nước xuất khẩu dầu.
Tăng trưởng ở các nước có thu nhập thấp là vẫn ở mức cao. IMF dự báo tốc độ tăng trưởng của nhóm này chậm hơn trong năm 2015, và sau đó phục hồi trong năm 2016.
Bên lề Hội nghị mùa Xuân, IMF cũng công bố Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu, trong đó thông điệp quan trọng đầu tiên được đưa ra là rủi ro tài chính công vẫn cao. “Rủi ro là khác nhau. Ở các nước phát triển thì nợ cao và lạm phát thấp, trong khi đó ở nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi thì nợ nước ngoài là chủ yếu. Giá dầu thấp và giá cả hàng hóa ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa,” ông Jose Vinals, Giám đốc tài chính của IMF phát biểu.
Mỗi quốc gia đều phải tăng cường các khuôn khổ tài chính để phòng ngừa và quản lý rủi ro tài chính, theo IMF.
Thông điệp thứ hai của bản báo cáo được đưa ra là giá dầu thấp và lạm phát thấp ở nhiều nước tạo ra một cơ hội vàng từ trợ cấp năng lượng và cải cách thuế năng lượng. “Ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi, cải cách trợ cấp và việc đánh thuế năng lượng có thể tạo ra không gian cho tăng trưởng”, ông Jose Vinals nói.