16:08 05/10/2016

Lo Trump thành Tổng thống Mỹ, IMF hạ mạnh dự báo tăng trưởng

Khánh Ly

Rủi ro lớn với kinh tế toàn cầu bao gồm khả năng ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ

<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">IMF nhấn mạnh khi bất ổn tăng cao, tâm lý nhà đầu tư không ổn định và triển vọng việc làm của người lao động cũng xấu đi - Ảnh: Bloomberg.</span>
<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">IMF nhấn mạnh khi bất ổn tăng cao, tâm lý nhà đầu tư không ổn định và triển vọng việc làm của người lao động cũng xấu đi - Ảnh: Bloomberg.</span>
Bảo hộ tăng cao, nợ công cao kỷ lục và kinh tế các nước giàu tăng trưởng yếu sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2017, theo nhận định mới nhất được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra được Washington Post đăng tải.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm 2017 từ mức 3,1% của năm 2016. IMF nhận xét như vậy kinh tế thế giới năm 2017 sẽ không cải thiện nhiều so với năm 2016 dù chính phủ nhiều nước trên thế giới liên tiếp đưa ra các gói kích cầu.

IMF dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,6% trong năm 2016, thấp hơn 0,6% so với dự báo gần nhất. IMF hạ một nửa dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Anh năm 2017 bởi lo ngại về những tác động từ việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU). IMF chỉ ra yếu tố chính trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng của hai nền kinh tế này. 

Theo phân tích của IMF, việc ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump, đe dọa thay đổi chính sách tự do thương mại đang khiến thế giới trở nên bất ổn hơn sau khi đã có quá nhiều các biện pháp bảo hộ được áp dụng. IMF nhấn mạnh khi bất ổn tăng cao, tâm lý nhà đầu tư không ổn định và triển vọng việc làm của người lao động cũng xấu đi.

IMF cho rằng nhóm nền kinh tế phát triển sẽ chỉ có thể tăng trưởng 1,6% trong năm 2016. Trong khi đó nhóm nền kinh tế đang phát triển ước sẽ tăng trưởng 4,2%, bù lại được phần nào cho mức tăng trưởng thấp của nhóm nền kinh tế phát triển.

Theo IMF, Anh và châu Âu sẽ đối diện với nhiều năm bất ổn sau khi Anh rời khỏi EU. IMF dự báo kinh tế Anh năm 2016 tăng trưởng 1,8%. Thế nhưng đến năm 2017, khi tác động của việc Anh rời khỏi EU trở nên rõ nét, kinh tế Anh sẽ chỉ tăng trưởng được 1,1%, bằng nửa so với tốc độ 2,2% mà IMF từng dự báo trước cuộc bỏ phiếu rời khỏi EU của người Anh vào tháng 6/2016.

IMF khẳng định kinh tế thế giới năm 2017 sẽ đối diện với nhiều khó khăn. Rủi ro lớn với kinh tế toàn cầu bao gồm khả năng ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ và sẽ áp dụng hàng loạt chính sách bảo hộ khiến các nước khác sẽ làm theo. IMF cho rằng hiện tại kinh tế toàn cầu cần đến thật nhiều những cam kết và hành động để làm giảm các rào cản thương mại.

Đối với kinh tế Mỹ, xuất khẩu của Mỹ không tăng trưởng mạnh, đầu tư yếu, ngoài ra giá hàng hóa quá thấp tác động tiêu cực lĩnh vực năng lượng, bất ổn tăng cao từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là yếu tố khiến IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống 1,6% trong năm nay và 2,2% đối với năm 2017.

Rủi ro giảm phát vẫn ám ảnh kinh tế Nhật dù chính phủ nước này đã cố gắng đưa ra nhiều chính sách kích thích kinh tế và áp dụng mức lãi suất âm. Dù vậy IMF vẫn tin kinh tế Nhật năm sau sẽ khởi sắc hơn và tăng trưởng được 0,6%.