Manh nha cuộc chiến dầu lửa Saudi Arabia - Nga
Có thể diễn ra một cuộc đấu sôi động giữa hai quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vốn dĩ đã đang đối đầu ở Syria
Trong lúc Tổng thống Nga Vladimir Putin nỗ lực khôi phục ảnh hưởng của Moscow ở Trung Đông, thì Saudi Arabia cũng bắt đầu tấn công vào sân chơi truyền thống của Nga bằng cách cung cấp dầu thô giá rẻ cho Ba Lan.
Theo hãng tin Bloomberg, tại một diễn đàn đầu tư diễn ra mới đây, Giám đốc điều hành (CEO) Igor Sechin của hãng dầu lửa lớn nhất Nga Rosneft phàn nàn về việc Saudi Arabia nhảy vào thị trường Ba Lan. “Họ đang tích cực bán phá giá”, ông Sechin nói.
Các lãnh đạo khác trong ngành công nghiệp dầu lửa Nga cũng tỏ ra lo lắng.
“Liệu động thái này có phải là bước đi đầu tiên để tái chia cắt các thị trường phương Tây”, ông Nikolai Rubchenkov, một nhà điều hành tại công ty dầu lửa Nga Tatneft, phát biểu tại hội nghị bàn tròn về dầu lửa hôm thứ Năm tuần này. “Liệu chiến lược năng lượng của Chính phủ Nga có biện pháp nào để bảo vệ lợi ích của Nga tại các thị trường phương Tây hiện nay không?”
Các nhà giao dịch và các công ty lọc dầu ở châu Âu xác nhận rằng Saudi Arabia đang chào bán dầu với mức giá rất mềm, hấp dẫn hơn giá dầu thô của Nga. Cho dù hầu hết các nhà máy lọc dầu ở khu vực Đông Âu hiện nay đang phụ thuộc vào dầu Nga về mặt công nghệ, thì các công ty dầu lửa của Nga cũng không khỏi lo ngại trước động thái của Saudi Arabia.
Vào thập niên 1970, đích đến của một nửa lượng dầu xuất khẩu của Saudi Arabia là châu Âu. Nhưng sau đó, Liên Xô đã xây đường ống để xuất khẩu dầu từ các mỏ ở vùng Tây Siberia sang châu Âu, và Saudi Arabia phải quay sang tìm các thị trường mới ở khu vực châu Á - nơi nhu cầu đang tăng trưởng nhanh và có giá tốt hơn.
Từ đó, thị phần của Saudi Arabia trên thị trường dầu châu Âu liên tục sụt giảm, đến năm 2009 chạm đáy ở mức 5,9%. Trái lại, thị phần của dầu Nga tại châu Âu liên tục tăng, đạt đỉnh 34,8% vào năm 2011. Trong mấy năm gần đây, Saudi Arabia dần tăng thị phần dầu tại châu Âu lên mức 8,6% vào năm 2013, nhưng chưa khi nào thử vận may của mình tại thị trường Ba Lan.
Cũng giống như hầu hết các nước Trung và Đông Âu khác, Ba Lan từ lâu vẫn mua dầu của Nga. Năm ngoái, 3/4 lượng dầu nhập khẩu của nước này là dầu Nga, phần còn lại đến từ Kazakhstan và các nước châu Âu.
Tuy nhiên, Ba Lan hiện đang là trung tâm trong nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc của Liên minh châu Âu (EU) vào nguồn năng lượng từ Nga. Kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm ngoái, Ba Lan - nước láng giềng của Ukraine - đã tăng chi tiêu quân sự nhằm tăng cường an ninh.
Ngoài ra, nước này cũng đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng nhỏ hơn. Hôm thứ Năm vừa rồi, Ba Lan công bố một thỏa thuận với Lithuania, Latvia và Estonia về xây dựng một đường ống dẫn khí đốt nối với các quốc gia vùng Baltic này nhằm đảm bảo tương lai không phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga.
Trong bối cảnh như vậy, một nhà cung cấp năng lượng mới, đáng tin cậy như Saudi Arabia thực sự được chào đón. Còn với Saudi Arabia, họ cần mở rộng thị trường bên ngoài châu Á nơi nhu cầu đang có chiều hướng giảm.
Về phần mình, điện Kremlin và các công ty dầu lửa Nga từ lâu đã thừa hiểu mong muốn của châu Âu về đa dạng hóa nguồn năng lượng, nên cũng đã tích cực đi tìm thị trường mới. Cho tới thập niên 2000, gần như toàn bộ dầu xuất khẩu của Nga là xuất sang châu Âu. Đến năm ngoái, tỷ lệ này giảm còn chưa đầy 2/3.
Tại thị trường châu Á, Nga đã trở thành một đối thủ cạnh tranh không thể xem nhẹ đối với Saudi Arabia. Tháng 5 vừa qua, khối lượng dầu Nga cung cấp cho Trung Quốc thậm chí có lúc vượt dầu Saudi Arabia.
Giờ đây, khi đang ở trong một cuộc chiến giá dầu khốc liệt nhằm giành thị phần - không chỉ với các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ, mà còn với tất cả các quốc gia sản xuất dầu ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) - Saudi Arabia tìm cách tiến vào thị trường truyền thống của Nga.
Điều này có thể sẽ biến thành một cuộc đấu sôi động giữa hai quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vốn dĩ đã đang đối đầu trong vấn đề khủng hoảng ở Syria.
Đến nay, cả OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cùng dự báo nhu cầu dầu của thế giới tăng nhẹ trong năm tới. Tuy nhiên, nếu kinh tế Trung Quốc tệ hơn dự báo, thị trường này có thể sẽ trở nên quá nhỏ bé cho cả Nga và Saudi Araiba - hai quốc gia này đều phụ thuộc vào dầu lửa và duy trì thị phần là một vấn đề sống còn đối với họ.
Cạnh tranh dầu lửa là một bộ phận ngầm nguy hiểm trong chính sách Trung Đông của Nga, bài viết của Bloomberg nhận định. Moscow hy vọng khi đồng minh thân cận là Iran quay trở lại thị trường dầu khí toàn cầu nhờ được gỡ trừng phạt, Nga cũng sẽ hưởng lợi, chẳng hạn thông qua những đường ống dẫn dầu mới đi qua Syria. Nga cũng muốn ngăn không cho Saudi Arabia mở các đường ống xuất khẩu dầu ở Syria.
Bởi vậy, khi thế thượng phong của Nga trên thị trường dầu lửa ở châu Âu đang bị đe dọa, quyết tâm của Nga giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria theo cách của mình sẽ càng tăng lên.
Theo hãng tin Bloomberg, tại một diễn đàn đầu tư diễn ra mới đây, Giám đốc điều hành (CEO) Igor Sechin của hãng dầu lửa lớn nhất Nga Rosneft phàn nàn về việc Saudi Arabia nhảy vào thị trường Ba Lan. “Họ đang tích cực bán phá giá”, ông Sechin nói.
Các lãnh đạo khác trong ngành công nghiệp dầu lửa Nga cũng tỏ ra lo lắng.
“Liệu động thái này có phải là bước đi đầu tiên để tái chia cắt các thị trường phương Tây”, ông Nikolai Rubchenkov, một nhà điều hành tại công ty dầu lửa Nga Tatneft, phát biểu tại hội nghị bàn tròn về dầu lửa hôm thứ Năm tuần này. “Liệu chiến lược năng lượng của Chính phủ Nga có biện pháp nào để bảo vệ lợi ích của Nga tại các thị trường phương Tây hiện nay không?”
Các nhà giao dịch và các công ty lọc dầu ở châu Âu xác nhận rằng Saudi Arabia đang chào bán dầu với mức giá rất mềm, hấp dẫn hơn giá dầu thô của Nga. Cho dù hầu hết các nhà máy lọc dầu ở khu vực Đông Âu hiện nay đang phụ thuộc vào dầu Nga về mặt công nghệ, thì các công ty dầu lửa của Nga cũng không khỏi lo ngại trước động thái của Saudi Arabia.
Vào thập niên 1970, đích đến của một nửa lượng dầu xuất khẩu của Saudi Arabia là châu Âu. Nhưng sau đó, Liên Xô đã xây đường ống để xuất khẩu dầu từ các mỏ ở vùng Tây Siberia sang châu Âu, và Saudi Arabia phải quay sang tìm các thị trường mới ở khu vực châu Á - nơi nhu cầu đang tăng trưởng nhanh và có giá tốt hơn.
Từ đó, thị phần của Saudi Arabia trên thị trường dầu châu Âu liên tục sụt giảm, đến năm 2009 chạm đáy ở mức 5,9%. Trái lại, thị phần của dầu Nga tại châu Âu liên tục tăng, đạt đỉnh 34,8% vào năm 2011. Trong mấy năm gần đây, Saudi Arabia dần tăng thị phần dầu tại châu Âu lên mức 8,6% vào năm 2013, nhưng chưa khi nào thử vận may của mình tại thị trường Ba Lan.
Cũng giống như hầu hết các nước Trung và Đông Âu khác, Ba Lan từ lâu vẫn mua dầu của Nga. Năm ngoái, 3/4 lượng dầu nhập khẩu của nước này là dầu Nga, phần còn lại đến từ Kazakhstan và các nước châu Âu.
Tuy nhiên, Ba Lan hiện đang là trung tâm trong nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc của Liên minh châu Âu (EU) vào nguồn năng lượng từ Nga. Kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm ngoái, Ba Lan - nước láng giềng của Ukraine - đã tăng chi tiêu quân sự nhằm tăng cường an ninh.
Ngoài ra, nước này cũng đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng nhỏ hơn. Hôm thứ Năm vừa rồi, Ba Lan công bố một thỏa thuận với Lithuania, Latvia và Estonia về xây dựng một đường ống dẫn khí đốt nối với các quốc gia vùng Baltic này nhằm đảm bảo tương lai không phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga.
Trong bối cảnh như vậy, một nhà cung cấp năng lượng mới, đáng tin cậy như Saudi Arabia thực sự được chào đón. Còn với Saudi Arabia, họ cần mở rộng thị trường bên ngoài châu Á nơi nhu cầu đang có chiều hướng giảm.
Về phần mình, điện Kremlin và các công ty dầu lửa Nga từ lâu đã thừa hiểu mong muốn của châu Âu về đa dạng hóa nguồn năng lượng, nên cũng đã tích cực đi tìm thị trường mới. Cho tới thập niên 2000, gần như toàn bộ dầu xuất khẩu của Nga là xuất sang châu Âu. Đến năm ngoái, tỷ lệ này giảm còn chưa đầy 2/3.
Tại thị trường châu Á, Nga đã trở thành một đối thủ cạnh tranh không thể xem nhẹ đối với Saudi Arabia. Tháng 5 vừa qua, khối lượng dầu Nga cung cấp cho Trung Quốc thậm chí có lúc vượt dầu Saudi Arabia.
Giờ đây, khi đang ở trong một cuộc chiến giá dầu khốc liệt nhằm giành thị phần - không chỉ với các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ, mà còn với tất cả các quốc gia sản xuất dầu ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) - Saudi Arabia tìm cách tiến vào thị trường truyền thống của Nga.
Điều này có thể sẽ biến thành một cuộc đấu sôi động giữa hai quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vốn dĩ đã đang đối đầu trong vấn đề khủng hoảng ở Syria.
Đến nay, cả OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cùng dự báo nhu cầu dầu của thế giới tăng nhẹ trong năm tới. Tuy nhiên, nếu kinh tế Trung Quốc tệ hơn dự báo, thị trường này có thể sẽ trở nên quá nhỏ bé cho cả Nga và Saudi Araiba - hai quốc gia này đều phụ thuộc vào dầu lửa và duy trì thị phần là một vấn đề sống còn đối với họ.
Cạnh tranh dầu lửa là một bộ phận ngầm nguy hiểm trong chính sách Trung Đông của Nga, bài viết của Bloomberg nhận định. Moscow hy vọng khi đồng minh thân cận là Iran quay trở lại thị trường dầu khí toàn cầu nhờ được gỡ trừng phạt, Nga cũng sẽ hưởng lợi, chẳng hạn thông qua những đường ống dẫn dầu mới đi qua Syria. Nga cũng muốn ngăn không cho Saudi Arabia mở các đường ống xuất khẩu dầu ở Syria.
Bởi vậy, khi thế thượng phong của Nga trên thị trường dầu lửa ở châu Âu đang bị đe dọa, quyết tâm của Nga giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria theo cách của mình sẽ càng tăng lên.