Một bộ trưởng Tây Ban Nha từ chức vì vụ Panama Papers
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Tây Ban Nha là vị quan chức “cỡ bự” thứ hai “ngã ngựa” vì vụ rò rỉ tài liệu mật này
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria ngày 15/4 đã tuyên bố từ chức sau khi đưa ra những lời giải thích đầy mâu thuẫn về mối liên hệ của ông với một công ty bình phong trong vụ rò rỉ tài liệu Panama Papers.
Theo hãng tin Bloomberg, ông Soria đã bị “soi” từ tuần này sau khi những tài liệu trong vụ rò rỉ cho thấy ông có liên quan tới UK Lines, một công ty bình phong được mở bởi công ty luật Mossack Fonsec của Panama.
Ban đầu, ông Soria phủ nhận có bất kỳ sự liên quan nào đến công ty này và cho rằng việc tên của ông xuất hiện trong bản danh sách chỉ là nhầm lẫn. Nhưng sau đó, Soria đã rút lại những tuyên bố này khi những tiết lộ mới cho thấy đúng là ông liên quan đến một công ty có tên tương tự đăng ký ở Anh.
Những lời kêu gọi ông Soria từ chức càng trở nên mạnh mẽ sau khi tờ báo El Mundo hôm thứ Năm công bố tài liệu từ công ty có trụ sở ở Jersey, Anh có chữ ký của chính ông Soria.
“Tất cả mọi hoạt động chính trị cần phải gương mẫu, bao gồm cả việc đưa ra những lời giải thích. Khi không làm được như vậy, bạn cần phải chịu trách nhiệm phù hợp”, Soria viết trong một tuyên bố gửi theo đường email ngày 15/4.
Panama Papers là vụ rò rỉ 11,5 triệu tài liệu cho thấy số tiền nhiều tỷ USD bị giấu tại các thiên đường thuế trên thế giới nhằm giúp nhiều nhân vật giàu có, quyền lực và nổi tiếng trốn thuế hoặc rửa tiền. Vụ việc này đã khiến thế giới sôi sục sau khi được Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố trong tháng 4 này.
Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của vụ bê bối, một số chính phủ đã tuyên bố sẽ mạnh tay hơn với hoạt động trốn thuế và rửa tiền nhằm lấy lại niềm tin của dân chúng.
Tuần trước, Thủ tướng Iceland đã từ chức vì liên quan đến Panama Papers. Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Tây Ban Nha là vị quan chức “cỡ bự” thứ hai “ngã ngựa” vì vụ rò rỉ.
Cuộc họp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) diễn ra tại Washington tuần này nhiều khả năng sẽ hối thúc Panama nỗ lực hơn nữa nhằm chia sẻ thông tin về các công ty đăng ký hoạt động tại nước này.
Hồi đầu tuần, nhiều đồng nghiệp của Soria trong Chính phủ Tây Ban Nha đã ra sức bảo vệ ông. Tuy nhiên, trong vòng 24 giờ qua, khi những tình tiết mới được công bố, các vị quan chức bắt đầu né tránh các câu hỏi liên quan tới vụ bê bối.
Theo hãng tin Bloomberg, ông Soria đã bị “soi” từ tuần này sau khi những tài liệu trong vụ rò rỉ cho thấy ông có liên quan tới UK Lines, một công ty bình phong được mở bởi công ty luật Mossack Fonsec của Panama.
Ban đầu, ông Soria phủ nhận có bất kỳ sự liên quan nào đến công ty này và cho rằng việc tên của ông xuất hiện trong bản danh sách chỉ là nhầm lẫn. Nhưng sau đó, Soria đã rút lại những tuyên bố này khi những tiết lộ mới cho thấy đúng là ông liên quan đến một công ty có tên tương tự đăng ký ở Anh.
Những lời kêu gọi ông Soria từ chức càng trở nên mạnh mẽ sau khi tờ báo El Mundo hôm thứ Năm công bố tài liệu từ công ty có trụ sở ở Jersey, Anh có chữ ký của chính ông Soria.
“Tất cả mọi hoạt động chính trị cần phải gương mẫu, bao gồm cả việc đưa ra những lời giải thích. Khi không làm được như vậy, bạn cần phải chịu trách nhiệm phù hợp”, Soria viết trong một tuyên bố gửi theo đường email ngày 15/4.
Panama Papers là vụ rò rỉ 11,5 triệu tài liệu cho thấy số tiền nhiều tỷ USD bị giấu tại các thiên đường thuế trên thế giới nhằm giúp nhiều nhân vật giàu có, quyền lực và nổi tiếng trốn thuế hoặc rửa tiền. Vụ việc này đã khiến thế giới sôi sục sau khi được Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố trong tháng 4 này.
Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của vụ bê bối, một số chính phủ đã tuyên bố sẽ mạnh tay hơn với hoạt động trốn thuế và rửa tiền nhằm lấy lại niềm tin của dân chúng.
Tuần trước, Thủ tướng Iceland đã từ chức vì liên quan đến Panama Papers. Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Tây Ban Nha là vị quan chức “cỡ bự” thứ hai “ngã ngựa” vì vụ rò rỉ.
Cuộc họp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) diễn ra tại Washington tuần này nhiều khả năng sẽ hối thúc Panama nỗ lực hơn nữa nhằm chia sẻ thông tin về các công ty đăng ký hoạt động tại nước này.
Hồi đầu tuần, nhiều đồng nghiệp của Soria trong Chính phủ Tây Ban Nha đã ra sức bảo vệ ông. Tuy nhiên, trong vòng 24 giờ qua, khi những tình tiết mới được công bố, các vị quan chức bắt đầu né tránh các câu hỏi liên quan tới vụ bê bối.