Nga "đặt cược" giá dầu sẽ thấp trong thời gian dài
Chính phủ Nga mới đây đã lên dự thảo ngân sách cho 3 năm tới dựa trên dự báo giá dầu 40 USD/thùng
Nước Nga đang đặt cược rằng giá dầu thô thế giới sẽ giữ ở mức thấp trong một thời gian dài.
Trang CNN Money cho biết Chính phủ Nga mới đây đã lên dự thảo ngân sách cho 3 năm tới dựa trên dự báo giá dầu 40 USD/thùng. Mức giá này thấp hơn 10 USD/thùng so với giá dầu thế giới ở thời điểm hiện tại.
Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ nhì thế giới sau quốc gia vùng Vịnh Saudi Arabia. Thời gian qua, Nga đã nhiều lần “đánh tiếng” thỏa thuận với Saudi Arabia và các thành viên khác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) về hạn chế sản lượng để hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn chưa có thỏa thuận nào được chính thức ký kết.
Dự thảo ngân sách mới nhất của Nga cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn có sự chuẩn bị cho tình huống xấu nhất nếu thỏa thuận cắt giảm hạn ngạch sản lượng mà OPEC đạt được trong cuộc họp của khối này hồi tháng trước không được thực thi, hoặc không mang lại hiệu quả trong việc ngăn đà giảm giá của “vàng đen”.
Ngoài ra, CNN cũng cho rằng Putin có thể đã học được một bài học “đau thương”. Hồi năm 2015, Chính phủ Nga ban đầu lên kế hoạch ngân sách dựa trên mức giá dầu cao gấp đôi so với mức giá thực tế.
Sau đó, giá dầu lao dốc buộc Moscow phải mạnh tay cắt giảm chi tiêu, khiến đời sống người dần Nga gặp thêm nhiều khó khăn giữa lúc họ vốn dĩ đã phải đối mặt với giá cả hàng hóa tăng vọt và tiền lương giảm sút.
Tiếp đó, Nga lên kế hoạch ngân sách cho năm 2016 với dự báo giá dầu 50 USD/thùng, cao hơn 10 USD/thùng so với mức giá dầu trung bình trong 9 tháng đầu năm. Kết quả, Chính phủ Nga lại một lần nữa buộc phải cắt giảm chi tiêu.
Đầu tháng này, Chính phủ Nga đã phải điều chỉnh ngân sách năm 2016 để phù hợp với mức chi tiêu lớn hơn cho quốc phòng và khoản thưởng một lần dành cho người hưu trí hồi tháng 1.
Những khoản chi này sẽ khiến nợ công của Nga gia tăng. Theo dự báo, thâm hụt ngân sách Nga sẽ đạt 3,7% GDP trong năm nay, cao hơn so với mục tiêu chính thức là 3%.
Moscow kỳ vọng thâm hụt ngân sách sẽ giảm về mức nhỉnh hơn chút ít 3% GDP vào năm 2017.
Hôm thứ Năm tuần trước, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói nước này không thể tiếp tục sống chung với nợ nần và yêu cầu cắt giảm chi tiêu. Ông Medvedev muốn thâm hụt ngân sách giảm dưới 1,2% GDP vào năm 2019.
Theo giới phân tích, do bầu cử ở Nga sẽ diễn ra vào năm 2018, nên khả năng cắt giảm mạnh chi tiêu và tăng thuế là khá hạn chế.
Tuy vậy, đưa ngân sách trở về trạng thái cân bằng đang là một vấn đề cấp bách ở Nga, bởi dự trữ tiền mặt của nước này đang suy giảm với tốc độ nhanh chóng. Các nhà phân tích cho rằng quỹ dự phòng của Nga sẽ chỉ còn khoảng 15 tỷ USD vào cuối năm nay, từ mức 91,7 tỷ USD vào tháng 9/2014, thời điểm trước khi giá dầu bắt đầu sụt giảm.
Giới phân tích cũng nghi ngờ Nga có thể thực hiện đúng kế hoạch ngân sách đã đề ra. “Việc Nga không thể theo đúng kế hoạch tài khóa chỉ trong vòng vài tháng khiến họ khó đạt mục tiêu về chi tiêu và thâm hụt ngân sách trong năm 2017 và các năm sau đó”, một báo cáo của công ty nghiên cứu Eurasia Group có đoạn viết.
Nga đang nỗ lực để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu thô và khí đốt. Lĩnh vực năng lượng hiện đóng góp 37% tổng nguồn thu của Chính phủ nước này, so với mức khoảng 50% cách đây 2 năm.
Eurasia Group cho rằng Chính phủ Nga sẽ chọn cách thắt lưng buộc bụng thay vì theo đuổi những cải cách kinh tế thực sự.
Trang CNN Money cho biết Chính phủ Nga mới đây đã lên dự thảo ngân sách cho 3 năm tới dựa trên dự báo giá dầu 40 USD/thùng. Mức giá này thấp hơn 10 USD/thùng so với giá dầu thế giới ở thời điểm hiện tại.
Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ nhì thế giới sau quốc gia vùng Vịnh Saudi Arabia. Thời gian qua, Nga đã nhiều lần “đánh tiếng” thỏa thuận với Saudi Arabia và các thành viên khác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) về hạn chế sản lượng để hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn chưa có thỏa thuận nào được chính thức ký kết.
Dự thảo ngân sách mới nhất của Nga cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn có sự chuẩn bị cho tình huống xấu nhất nếu thỏa thuận cắt giảm hạn ngạch sản lượng mà OPEC đạt được trong cuộc họp của khối này hồi tháng trước không được thực thi, hoặc không mang lại hiệu quả trong việc ngăn đà giảm giá của “vàng đen”.
Ngoài ra, CNN cũng cho rằng Putin có thể đã học được một bài học “đau thương”. Hồi năm 2015, Chính phủ Nga ban đầu lên kế hoạch ngân sách dựa trên mức giá dầu cao gấp đôi so với mức giá thực tế.
Sau đó, giá dầu lao dốc buộc Moscow phải mạnh tay cắt giảm chi tiêu, khiến đời sống người dần Nga gặp thêm nhiều khó khăn giữa lúc họ vốn dĩ đã phải đối mặt với giá cả hàng hóa tăng vọt và tiền lương giảm sút.
Tiếp đó, Nga lên kế hoạch ngân sách cho năm 2016 với dự báo giá dầu 50 USD/thùng, cao hơn 10 USD/thùng so với mức giá dầu trung bình trong 9 tháng đầu năm. Kết quả, Chính phủ Nga lại một lần nữa buộc phải cắt giảm chi tiêu.
Đầu tháng này, Chính phủ Nga đã phải điều chỉnh ngân sách năm 2016 để phù hợp với mức chi tiêu lớn hơn cho quốc phòng và khoản thưởng một lần dành cho người hưu trí hồi tháng 1.
Những khoản chi này sẽ khiến nợ công của Nga gia tăng. Theo dự báo, thâm hụt ngân sách Nga sẽ đạt 3,7% GDP trong năm nay, cao hơn so với mục tiêu chính thức là 3%.
Moscow kỳ vọng thâm hụt ngân sách sẽ giảm về mức nhỉnh hơn chút ít 3% GDP vào năm 2017.
Hôm thứ Năm tuần trước, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói nước này không thể tiếp tục sống chung với nợ nần và yêu cầu cắt giảm chi tiêu. Ông Medvedev muốn thâm hụt ngân sách giảm dưới 1,2% GDP vào năm 2019.
Theo giới phân tích, do bầu cử ở Nga sẽ diễn ra vào năm 2018, nên khả năng cắt giảm mạnh chi tiêu và tăng thuế là khá hạn chế.
Tuy vậy, đưa ngân sách trở về trạng thái cân bằng đang là một vấn đề cấp bách ở Nga, bởi dự trữ tiền mặt của nước này đang suy giảm với tốc độ nhanh chóng. Các nhà phân tích cho rằng quỹ dự phòng của Nga sẽ chỉ còn khoảng 15 tỷ USD vào cuối năm nay, từ mức 91,7 tỷ USD vào tháng 9/2014, thời điểm trước khi giá dầu bắt đầu sụt giảm.
Giới phân tích cũng nghi ngờ Nga có thể thực hiện đúng kế hoạch ngân sách đã đề ra. “Việc Nga không thể theo đúng kế hoạch tài khóa chỉ trong vòng vài tháng khiến họ khó đạt mục tiêu về chi tiêu và thâm hụt ngân sách trong năm 2017 và các năm sau đó”, một báo cáo của công ty nghiên cứu Eurasia Group có đoạn viết.
Nga đang nỗ lực để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu thô và khí đốt. Lĩnh vực năng lượng hiện đóng góp 37% tổng nguồn thu của Chính phủ nước này, so với mức khoảng 50% cách đây 2 năm.
Eurasia Group cho rằng Chính phủ Nga sẽ chọn cách thắt lưng buộc bụng thay vì theo đuổi những cải cách kinh tế thực sự.