“Người Mỹ muốn bỏ phiếu cho Trump vì không thích Hillary”
Khoảng 47% người ủng hộ Trump nói họ muốn bỏ phiếu cho Trump vì không muốn bà Clinton thắng
Gần một nửa số cử tri Mỹ ủng hộ ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton hoặc ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng nói rằng họ ủng hộ người này chẳng qua vì không muốn người kia chiến thắng.
Đây là kết quả một cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos tiến hành, công bố vào ngày 5/5.
Theo Reuters, kết quả này phản ánh sự chia rẽ sâu sắc về ý thức hệ đang diễn ra trong lòng nước Mỹ, nơi người dân ngày càng trở nên lo ngại về đảng đối lập với đảng mà họ ủng hộ.
Mối lo này càng gia tăng khi cuộc tổng bầu cử vào tháng 11 năm nay có thể sẽ là “trận thư hùng” giữa vị tỷ phú bất động sản đến từ New York và cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton - ông Larry Sabato, Giám đốc Trung tâm Chính trị thuộc Đại học Virginia, nhận xét.
“Hiện tượng này được gọi là tinh thần đảng phái tiêu cực”, ông Sabato nói.
Trump đã được nhiều người thích và cả nhiều người ghét vì những phát ngôn “toạc móng heo” và những đề xuất theo trường phái cứng rắn của ông, bao gồm đề xuất cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ, xây tường ngăn biên giới Mỹ-Mexico, và đàm phán lại các thỏa thuận thương mại quốc tế.
Về phần mình, sức hấp dẫn của cựu ngoại trưởng Clinton đối với nhiều cử tri đến từ việc bà muốn tiếp nối các chính sách của đương kim Tổng thống Barack Obama. Nhờ đó, bà đang là người giữ vị trí dẫn đầu trong cuộc đua giành vị trí ứng cử viên đại diện cho Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, bà cũng đối mặt với sự phản đối của không ít người bất mãn với những thành quả trong nhiệm kỳ của ông Obama.
Cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos hỏi cử tri về động cơ chính của họ khi dành sự ủng hộ cho ông Trump hoặc bà Clinton trước thềm cuộc bầu cử tháng 11.
Khoảng 47% người ủng hộ Trump nói họ muốn bỏ phiếu cho Trump vì không muốn bà Clinton thắng. 43% khác nói động cơ của họ là thích lập trường chính trị của Trump. 6% nói họ thích con người Trump.
Đối với bà Clinton, 46% cử tri ủng hộ bà nói có ý định bỏ phiếu cho bà chủ yếu do họ không muốn Trump thành Tổng thống. 40% nói họ nhất trí với lập trường chính trị của bà. 11% nói họ thích con người bà.
Nhiều khả năng quan điểm của cử tri sẽ thay đổi trong vài tháng tới. Các ứng viên sẽ được tung hô tại kỳ đại hội của mỗi đảng, sẽ đối đầu trong các cuộc tranh luận, và sẽ xuất hiện trong những chương trình quảng cáo với trị giá nhiều triệu USD.
Tuy nhiên, theo giáo sư Alan Abramowitz thuộc Đại học Emory, bầu không khí tiêu cực có thể sẽ duy trì. Chiến dịch tranh cử của mỗi bên có thể sẽ áp dụng chiến lược là cố gắng để cử tri ghét bên kia càng nhiều càng tốt.
“Đó sẽ là một bầu không khí rất, rất tiêu cực”, ông Abramowitz nói.
Và đây có thể sẽ là một xu hướng dài hạn ở Mỹ.
Một nghiên cứu vào năm 2014 của Pew Research Center phát hiện ra rằng trong mấy thập kỷ gần đây, những người Dân chủ và Cộng hòa ở Mỹ ngày càng có cái nhìn tiêu cực về đảng đối phương. Năm 2014, hơn 1/4 người theo Đảng Dân chủ và hơn 1/3 người theo Đảng Cộng hòa nhìn đối phương là “một nguy cơ đối với sự thịnh vượng của quốc gia”.
Đây là kết quả một cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos tiến hành, công bố vào ngày 5/5.
Theo Reuters, kết quả này phản ánh sự chia rẽ sâu sắc về ý thức hệ đang diễn ra trong lòng nước Mỹ, nơi người dân ngày càng trở nên lo ngại về đảng đối lập với đảng mà họ ủng hộ.
Mối lo này càng gia tăng khi cuộc tổng bầu cử vào tháng 11 năm nay có thể sẽ là “trận thư hùng” giữa vị tỷ phú bất động sản đến từ New York và cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton - ông Larry Sabato, Giám đốc Trung tâm Chính trị thuộc Đại học Virginia, nhận xét.
“Hiện tượng này được gọi là tinh thần đảng phái tiêu cực”, ông Sabato nói.
Trump đã được nhiều người thích và cả nhiều người ghét vì những phát ngôn “toạc móng heo” và những đề xuất theo trường phái cứng rắn của ông, bao gồm đề xuất cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ, xây tường ngăn biên giới Mỹ-Mexico, và đàm phán lại các thỏa thuận thương mại quốc tế.
Về phần mình, sức hấp dẫn của cựu ngoại trưởng Clinton đối với nhiều cử tri đến từ việc bà muốn tiếp nối các chính sách của đương kim Tổng thống Barack Obama. Nhờ đó, bà đang là người giữ vị trí dẫn đầu trong cuộc đua giành vị trí ứng cử viên đại diện cho Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, bà cũng đối mặt với sự phản đối của không ít người bất mãn với những thành quả trong nhiệm kỳ của ông Obama.
Cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos hỏi cử tri về động cơ chính của họ khi dành sự ủng hộ cho ông Trump hoặc bà Clinton trước thềm cuộc bầu cử tháng 11.
Khoảng 47% người ủng hộ Trump nói họ muốn bỏ phiếu cho Trump vì không muốn bà Clinton thắng. 43% khác nói động cơ của họ là thích lập trường chính trị của Trump. 6% nói họ thích con người Trump.
Đối với bà Clinton, 46% cử tri ủng hộ bà nói có ý định bỏ phiếu cho bà chủ yếu do họ không muốn Trump thành Tổng thống. 40% nói họ nhất trí với lập trường chính trị của bà. 11% nói họ thích con người bà.
Nhiều khả năng quan điểm của cử tri sẽ thay đổi trong vài tháng tới. Các ứng viên sẽ được tung hô tại kỳ đại hội của mỗi đảng, sẽ đối đầu trong các cuộc tranh luận, và sẽ xuất hiện trong những chương trình quảng cáo với trị giá nhiều triệu USD.
Tuy nhiên, theo giáo sư Alan Abramowitz thuộc Đại học Emory, bầu không khí tiêu cực có thể sẽ duy trì. Chiến dịch tranh cử của mỗi bên có thể sẽ áp dụng chiến lược là cố gắng để cử tri ghét bên kia càng nhiều càng tốt.
“Đó sẽ là một bầu không khí rất, rất tiêu cực”, ông Abramowitz nói.
Và đây có thể sẽ là một xu hướng dài hạn ở Mỹ.
Một nghiên cứu vào năm 2014 của Pew Research Center phát hiện ra rằng trong mấy thập kỷ gần đây, những người Dân chủ và Cộng hòa ở Mỹ ngày càng có cái nhìn tiêu cực về đảng đối phương. Năm 2014, hơn 1/4 người theo Đảng Dân chủ và hơn 1/3 người theo Đảng Cộng hòa nhìn đối phương là “một nguy cơ đối với sự thịnh vượng của quốc gia”.