Người Nga di cư sang Mỹ ngày càng nhiều
Những người Nga giàu có ngày càng xem Mỹ là một địa chỉ an toàn để cất tiền, thậm chí là "cất" vợ con
Khi được các tổ chức thăm dò dư luận hỏi có thích Mỹ hay không, đa số người Nga đều nói “không”. Tuy nhiên, hãng tin Bloomberg cho biết, số người Nga di cư sang Mỹ đang có xu hướng tăng nhanh.
Kết quả khảo sát do trung tâm thăm dò dư luận độc lập Levada ở Moscow công bố tuần này cho thấy, 71% người Nga được hỏi nói Mỹ giữ “một vai trò tiêu cực trên thế giới”, tăng từ mức 50% so với cuộc thăm dò tương tự tổ chức cách đây 2 năm.
Trong khi đó, số người Nga tìm cách nhập cư vào Mỹ đang ở mức cao chưa từng có. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, số đơn xin cấp thẻ xanh (green card) theo hình thức rút thăm (lottery) của người Nga đã lên mức cao kỷ lục 265.086 người trong năm nay. Tuy vậy, trong số 100.000 thẻ xanh được Mỹ cấp theo hình thức này, chỉ có khoảng 4.000 suất dành cho người Nga.
Cũng theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong năm ngoái, có khoảng 245.638 người Nga được cấp thị thực để làm việc hoặc học tập tại Mỹ. Con số này cao gấp đôi so với cách đây 1 thập niên, trong khi dân số Nga (hiện ở mức khoảng 143 triệu người) không tăng kể từ đó.
Năm 2014, có 3.622 người Nga được phép định cư vĩnh viễn tại Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình hoặc các lý do khác. Trong đó, có 56 người được cấp thị thực sau khi nhất trí đầu tư ít nhất 500.000 USD vào những doanh nghiệp tạo việc làm trên đất Mỹ.
“Những người Nga tôi có dịp trò chuyện mấy năm trước còn cảm thấy thoải mái với Moscow, giờ thì đang tìm cách di cư”, bà Marina Fooksman, một luật sư về nhập cư ở Mỹ, cho biết.
Theo bà Fooksman, do nền kinh tế Nga suy thoái và Tổng thống Vladimir Putin chấn chỉnh lại đội ngũ các doanh nhân thân tín, những người Nga giàu có ngày càng xem Mỹ là một địa chỉ an toàn để “cất tiền, thậm chí là ‘cất’ vợ con”. Trong khi đó, những người Nga kém giàu hơn muốn kiếm nhiều tiền hơn bằng cách xin visa vào Mỹ theo các chương trình ưu tiên nhân lực trình độ cao.
Những người Nga di cư sang Mỹ chỉ là một phần trong làn sóng di cư của người Nga ra nước ngoài, đặc biệt là những người có trình độ cao và làm việc trong những ngành như công nghệ, ngân hàng, luật. Mới đây, Tổng thống Putin gọi các tổ chức nước ngoài đang “hoạt động giống như một cái máy hút bụi” hút hết nhân tài của Nga.
Số liệu thống kê của Chính phủ Nga cho thấy số người Nga di cư ra nước ngoài tăng vọt trong 2 năm qua, nhưng những con số này còn chưa phản ánh hết thực tế, vì mới chỉ tính tới những người di cư có thông báo cho cơ quan chức năng khi rời đi. Trên thực tế, có nhiều người Nga rời bỏ quê hương mà không hề báo cho nhà chức trách.
Ngoài 1/4 triệu người Nga được cấp visa Mỹ trong năm ngoái, có khoảng 75.300 người Nga được cấp phép cư trú ở Liên minh châu Âu (EU) và Thụy Sỹ, tăng 25% so với năm 2010. Trong đó, Anh, Đức và Tây Ban Nha là những quốc gia được lựa chọn nhiều nhất.
Nhiều ý kiến cho rằng chính sách đối đầu với phương Tây của điện Kremlin cũng là một lý do quan trọng dẫn tới làn sóng di cư của người Nga. “Chính sách của điện Kremlin là buộc những người có học thức phải lựa chọn: hoặc là tập hợp dưới ngọn cờ chống phương Tây, hoặc phải ra đi”, nhà khoa học chính trị Alexander Morozov nhận xét. Ông Morozov đã chuyển từ Moscow sang Đức cách đây ít lâu.
Luật sư Fooksman cho biết nhiều khách hàng Nga của bà sợ nói chuyện cởi mở về việc họ muốn di cư.
“Khi tôi trao đổi với họ trên Skype, hoặc khi họ gọi điện từ Nga, họ luôn thận trọng nói là không có vấn đề gì, họ chỉ tò mò thôi. Nhưng khi gặp trực tiếp, họ kể một câu chuyện hoàn toàn khác”, bà Fooksman nói.
Kết quả khảo sát do trung tâm thăm dò dư luận độc lập Levada ở Moscow công bố tuần này cho thấy, 71% người Nga được hỏi nói Mỹ giữ “một vai trò tiêu cực trên thế giới”, tăng từ mức 50% so với cuộc thăm dò tương tự tổ chức cách đây 2 năm.
Trong khi đó, số người Nga tìm cách nhập cư vào Mỹ đang ở mức cao chưa từng có. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, số đơn xin cấp thẻ xanh (green card) theo hình thức rút thăm (lottery) của người Nga đã lên mức cao kỷ lục 265.086 người trong năm nay. Tuy vậy, trong số 100.000 thẻ xanh được Mỹ cấp theo hình thức này, chỉ có khoảng 4.000 suất dành cho người Nga.
Cũng theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong năm ngoái, có khoảng 245.638 người Nga được cấp thị thực để làm việc hoặc học tập tại Mỹ. Con số này cao gấp đôi so với cách đây 1 thập niên, trong khi dân số Nga (hiện ở mức khoảng 143 triệu người) không tăng kể từ đó.
Năm 2014, có 3.622 người Nga được phép định cư vĩnh viễn tại Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình hoặc các lý do khác. Trong đó, có 56 người được cấp thị thực sau khi nhất trí đầu tư ít nhất 500.000 USD vào những doanh nghiệp tạo việc làm trên đất Mỹ.
“Những người Nga tôi có dịp trò chuyện mấy năm trước còn cảm thấy thoải mái với Moscow, giờ thì đang tìm cách di cư”, bà Marina Fooksman, một luật sư về nhập cư ở Mỹ, cho biết.
Theo bà Fooksman, do nền kinh tế Nga suy thoái và Tổng thống Vladimir Putin chấn chỉnh lại đội ngũ các doanh nhân thân tín, những người Nga giàu có ngày càng xem Mỹ là một địa chỉ an toàn để “cất tiền, thậm chí là ‘cất’ vợ con”. Trong khi đó, những người Nga kém giàu hơn muốn kiếm nhiều tiền hơn bằng cách xin visa vào Mỹ theo các chương trình ưu tiên nhân lực trình độ cao.
Những người Nga di cư sang Mỹ chỉ là một phần trong làn sóng di cư của người Nga ra nước ngoài, đặc biệt là những người có trình độ cao và làm việc trong những ngành như công nghệ, ngân hàng, luật. Mới đây, Tổng thống Putin gọi các tổ chức nước ngoài đang “hoạt động giống như một cái máy hút bụi” hút hết nhân tài của Nga.
Số liệu thống kê của Chính phủ Nga cho thấy số người Nga di cư ra nước ngoài tăng vọt trong 2 năm qua, nhưng những con số này còn chưa phản ánh hết thực tế, vì mới chỉ tính tới những người di cư có thông báo cho cơ quan chức năng khi rời đi. Trên thực tế, có nhiều người Nga rời bỏ quê hương mà không hề báo cho nhà chức trách.
Ngoài 1/4 triệu người Nga được cấp visa Mỹ trong năm ngoái, có khoảng 75.300 người Nga được cấp phép cư trú ở Liên minh châu Âu (EU) và Thụy Sỹ, tăng 25% so với năm 2010. Trong đó, Anh, Đức và Tây Ban Nha là những quốc gia được lựa chọn nhiều nhất.
Nhiều ý kiến cho rằng chính sách đối đầu với phương Tây của điện Kremlin cũng là một lý do quan trọng dẫn tới làn sóng di cư của người Nga. “Chính sách của điện Kremlin là buộc những người có học thức phải lựa chọn: hoặc là tập hợp dưới ngọn cờ chống phương Tây, hoặc phải ra đi”, nhà khoa học chính trị Alexander Morozov nhận xét. Ông Morozov đã chuyển từ Moscow sang Đức cách đây ít lâu.
Luật sư Fooksman cho biết nhiều khách hàng Nga của bà sợ nói chuyện cởi mở về việc họ muốn di cư.
“Khi tôi trao đổi với họ trên Skype, hoặc khi họ gọi điện từ Nga, họ luôn thận trọng nói là không có vấn đề gì, họ chỉ tò mò thôi. Nhưng khi gặp trực tiếp, họ kể một câu chuyện hoàn toàn khác”, bà Fooksman nói.