Nguy cơ giảm phát đeo bám Trung Quốc
Khả năng giảm phát cho thấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) có dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh hơn
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng chậm, trong khi chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) của nước này tiếp tục giảm, cho thấy nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang bị nguy cơ giảm phát đeo bám.
Hãng tin Bloomberg nhận định, khả năng giảm phát cho thấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) có dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh hơn nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang giảm tốc.
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng 14/10, CPI của Trung Quốc tăng 1,6% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 2% trong tháng 8 và mức dự báo tăng 1,8% của giới phân tích.
PPI của Trung Quốc giảm 5,9% trong tháng 9, đánh dấu tháng giảm thứ 43 liên tiếp, chuỗi tháng giảm dài nhất từ trước đến nay.
Với mức lạm phát tiêu dùng cách xa mục tiêu 3% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra cho cả năm, Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) hoàn toàn có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại sau khi đã hạ lãi suất 5 lần kể từ tháng 11 năm ngoái.
“Rõ ràng áp lực giá cả đang nghiêng về mặt giảm phát”, chuyên gia kinh tế trưởng Xu Gao của công ty chứng khoán Everbright Securities ở Bắc Kinh nhận xét. “Với giá tiêu dùng tăng yếu, PBoC sẽ tiếp tục nới lỏng tín dụng”.
Cũng theo ông Xu, nguyên nhân chính khiến CPI của Trung Quốc tăng yếu là giá thịt lợn và giá rau giảm.
Trong tháng 9, lạm phát giá thực phẩm của Trung Quốc là 2,7%, so với mức 3,7% trong tháng 8. Giá của các nhóm hàng ngoài thực phẩm tăng 1%. Giá hàng hóa tiêu dùng tăng 1,4%, còn giá dịch vụ tăng 2,1%.
Thời gian này, nhu cầu yếu đang gây sức ép giảm giá trên phạm vi toàn cầu. Theo số liệu công bố hôm qua, trong tháng 9, lạm phát của Anh đã rơi xuống ngưỡng âm lần thứ hai kể từ năm 1960.
Tại Mỹ, trong suốt 3 năm qua, lạm phát chưa khi nào vượt quá mục tiêu 2% mà Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) đề ra.
Giá cả đầu vào của các nhà máy ở Trung Quốc đã giảm 6,8% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh sự đi xuống của giá hàng hóa cơ bản. Chỉ số giá nhà sản xuất của nhóm khai mỏ giảm 21,2%, của nhóm nguyên vật liệu thô giảm 11,4%.
Hãng tin Bloomberg nhận định, khả năng giảm phát cho thấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) có dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh hơn nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang giảm tốc.
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng 14/10, CPI của Trung Quốc tăng 1,6% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 2% trong tháng 8 và mức dự báo tăng 1,8% của giới phân tích.
PPI của Trung Quốc giảm 5,9% trong tháng 9, đánh dấu tháng giảm thứ 43 liên tiếp, chuỗi tháng giảm dài nhất từ trước đến nay.
Với mức lạm phát tiêu dùng cách xa mục tiêu 3% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra cho cả năm, Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) hoàn toàn có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại sau khi đã hạ lãi suất 5 lần kể từ tháng 11 năm ngoái.
“Rõ ràng áp lực giá cả đang nghiêng về mặt giảm phát”, chuyên gia kinh tế trưởng Xu Gao của công ty chứng khoán Everbright Securities ở Bắc Kinh nhận xét. “Với giá tiêu dùng tăng yếu, PBoC sẽ tiếp tục nới lỏng tín dụng”.
Cũng theo ông Xu, nguyên nhân chính khiến CPI của Trung Quốc tăng yếu là giá thịt lợn và giá rau giảm.
Trong tháng 9, lạm phát giá thực phẩm của Trung Quốc là 2,7%, so với mức 3,7% trong tháng 8. Giá của các nhóm hàng ngoài thực phẩm tăng 1%. Giá hàng hóa tiêu dùng tăng 1,4%, còn giá dịch vụ tăng 2,1%.
Thời gian này, nhu cầu yếu đang gây sức ép giảm giá trên phạm vi toàn cầu. Theo số liệu công bố hôm qua, trong tháng 9, lạm phát của Anh đã rơi xuống ngưỡng âm lần thứ hai kể từ năm 1960.
Tại Mỹ, trong suốt 3 năm qua, lạm phát chưa khi nào vượt quá mục tiêu 2% mà Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) đề ra.
Giá cả đầu vào của các nhà máy ở Trung Quốc đã giảm 6,8% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh sự đi xuống của giá hàng hóa cơ bản. Chỉ số giá nhà sản xuất của nhóm khai mỏ giảm 21,2%, của nhóm nguyên vật liệu thô giảm 11,4%.