“Nhà ma” giá rẻ ngày một nhiều tại Nhật
Có những căn nhà cách thủ đô Tokyo không xa, giá chỉ vài trăm USD, nhưng cũng không ai mua
Dân số giảm dần đều qua các năm, nhiều người trẻ chỉ muốn sống ở đô thị lớn, khiến hàng triệu căn nhà tại Nhật trở nên hoang vắng.
“Nhà ma” khắp nơi
Suốt 10 năm qua, ngoài công việc gia đình, bà Yoriko Haneda có thêm một việc khác: dọn cỏ bên ngoài 3 căn nhà xung quanh để đỡ vướng đường đi cũng như để dễ nhìn ra biển.
Trong 3 căn nhà này, chủ nhân của một nhà chuyển đi từ bao giờ và lý do gì bà cũng không biết. Còn với hai căn nhà còn lại, những người già hơn bà Haneda vài tuổi đã lần lượt qua đời, và sau đó bà cũng không nhìn thấy ai lui tới nữa.
Ở tuổi 77, bà không biết mình sẽ còn có thể tiếp tục công việc dọn dẹp này đến khi nào nữa vì sức khỏe ngày một yếu: “Rồi ngay cả căn nhà của tôi cũng sẽ bỏ trống sau khi tôi qua đời, con gái tôi đã chuyển lên Tokyo ở. Cả cái khu này sẽ ngày càng heo hút lạnh lẽo thôi. Có vài chục căn nhà mà đến 6-7 căn trống rồi”
Khu vực sinh sống của bà Haneda cách thủ đô Tokyo có một giờ lái xe, và tình trạng “nhà ma” ở các khu vực xa xôi còn tồi tệ hơn.
Trái ngược với văn hóa tiết kiệm, hạn chế lãng phí của Nhật, số lượng nhà trống ở Nhật tăng chóng mặt trong những năm gần đây. Tỷ lệ nhà trống dài hạn ở Nhật hiện còn cao hơn so với Mỹ và châu Âu. Ước tính của Chính phủ Nhật mới đây cho thấy hiện khoảng 8 triệu căn nhà đang không có người ở.
Những căn nhà bị bỏ mặc ở đó, không bán được, cũng không cho thuê được, và ngày một xuống cấp.
Những căn “nhà ma” như trên là minh chứng rõ nhất cho tình trạng dân số suy giảm ở Nhật. Dân số Nhật đạt đỉnh cách đây nửa thế kỷ và không ngừng suy giảm từ đó đến nay, ước tính sẽ giảm 30% trong nửa thế kỷ nữa.
Năm 2013, số người Nhật qua đời cao hơn số trẻ em sinh ra đến gần 240 nghìn, mức cao kỷ lục. Số trẻ em được sinh ra trong năm 2013 cũng là thấp nhất tính từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Cấu trúc nhân khẩu học với hơn 25% dân số là người trên 60 tuổi đang đè nặng lên nền kinh tế Nhật. Lực lượng lao động trẻ chật vật đáp ứng cho nhu cầu nhân lực của xã hội, chi phí cho hệ thống an sinh tăng cao.
Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách vẫn còn đang mải tranh cãi về việc có nên nới lỏng chính sách nhập cư, hay khuyến khích phụ nữ sinh thêm con.
Giữ hay bỏ?
Tuy nhiên, Chính phủ Nhật còn phải giải một bài toán hóc búa khác: khi dân số ngày càng giảm, cần phải làm gì với những căn nhà trống ngày càng nhiều?
Rất nhiều chủ sở hữu của rất nhiều căn nhà trống ở Nhật vẫn còn sống. Thế nhưng họ không còn muốn sử dụng nó và cũng không bán được nó, vì bán cũng chẳng ai mua.
Chính quyền cũng không thể đơn phương phá hủy, vì còn liên quan đến quyền sở hữu, hơn nữa khó để xác định nếu phá nhà đi thì ai sẽ chịu chi phí tháo dỡ.
Dù Chính phủ Nhật đã thông qua luật mới để khuyến khích phá hủy những căn “nhà ma”, nhưng khi số nhà như vậy ngày một tăng cao, có rất nhiều khó khăn để giải quyết triệt để vấn đề. Ban đầu tình trạng bỏ trống nhà chủ yếu ở các vùng nông thôn, giờ đây số lượng nhà bị bỏ không tăng nhanh dần đều, ngay cả các khu vực đô thị quanh Tokyo.
Yokosuka, một thành phố nằm không xa Tokyo, rất gần với các căn cứ hải quân và nhiều nhà máy ôtô, một thời từng thu hút hàng chục nghìn người trẻ tuổi đến tìm việc. Khi đó, đất đắt người đông, nhà xây san sát. Nay mọi chuyện đối nghịch hoàn toàn, người già đã chết đi, còn con cháu họ vốn đã ít lại chủ yếu chọn sống ở Tokyo. Giá nhà ở Yokosuka hiện thấp hơn 70% so với thời kỷ đỉnh cao thập niên 1980.
Nhiều ngôi nhà ở Yokosuka giờ có giá rẻ như cho. Mới đây, một căn nhà gỗ 60 năm tuổi với một mảnh vườn nhỏ phía trước đã được bán qua ngân hàng với giá 660 nghìn Yên, tức khoảng 5.400 USD.
Có nhiều căn nhà trên đồi cao có giá chỉ vài trăm USD.
Chính quyền nhiều thành phố khác ở Nhật đã phải nghĩ ra nhiều giải pháp táo bạo, ví như tặng tiền mặt cho ai chuyển vào ở trong những căn nhà bỏ hoang.
Nhưng hiện tại, giải pháp thực sự hiệu quả để giải quyết tình trạng nhà trống ở Nhật vẫn chưa có. Khi dân số Nhật ước tính sẽ giảm 1 triệu người/năm trong những thập kỷ tới, vấn đề nhà trống sẽ ngày một nan giải.
Ông Takashi Onishi, một giáo sư về kiến trúc đô thị, nói: “Một ngày nào đó, Chính phủ Nhật cũng sẽ phải ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước, hạ tầng đến những vùng ít người ở. Đó sẽ là quyết định đầy khó khăn.”
Có thể hình dung, nếu Nhật không giải quyết được tình trạng nhà trống trong khi dân số ngày càng giảm, sẽ đến ngày nhiều khu vực ở nước này hoàn toàn không điện, không nước, hoang vắng và lạnh lẽo.
“Nhà ma” khắp nơi
Suốt 10 năm qua, ngoài công việc gia đình, bà Yoriko Haneda có thêm một việc khác: dọn cỏ bên ngoài 3 căn nhà xung quanh để đỡ vướng đường đi cũng như để dễ nhìn ra biển.
Trong 3 căn nhà này, chủ nhân của một nhà chuyển đi từ bao giờ và lý do gì bà cũng không biết. Còn với hai căn nhà còn lại, những người già hơn bà Haneda vài tuổi đã lần lượt qua đời, và sau đó bà cũng không nhìn thấy ai lui tới nữa.
Ở tuổi 77, bà không biết mình sẽ còn có thể tiếp tục công việc dọn dẹp này đến khi nào nữa vì sức khỏe ngày một yếu: “Rồi ngay cả căn nhà của tôi cũng sẽ bỏ trống sau khi tôi qua đời, con gái tôi đã chuyển lên Tokyo ở. Cả cái khu này sẽ ngày càng heo hút lạnh lẽo thôi. Có vài chục căn nhà mà đến 6-7 căn trống rồi”
Khu vực sinh sống của bà Haneda cách thủ đô Tokyo có một giờ lái xe, và tình trạng “nhà ma” ở các khu vực xa xôi còn tồi tệ hơn.
Trái ngược với văn hóa tiết kiệm, hạn chế lãng phí của Nhật, số lượng nhà trống ở Nhật tăng chóng mặt trong những năm gần đây. Tỷ lệ nhà trống dài hạn ở Nhật hiện còn cao hơn so với Mỹ và châu Âu. Ước tính của Chính phủ Nhật mới đây cho thấy hiện khoảng 8 triệu căn nhà đang không có người ở.
Những căn nhà bị bỏ mặc ở đó, không bán được, cũng không cho thuê được, và ngày một xuống cấp.
Những căn “nhà ma” như trên là minh chứng rõ nhất cho tình trạng dân số suy giảm ở Nhật. Dân số Nhật đạt đỉnh cách đây nửa thế kỷ và không ngừng suy giảm từ đó đến nay, ước tính sẽ giảm 30% trong nửa thế kỷ nữa.
Năm 2013, số người Nhật qua đời cao hơn số trẻ em sinh ra đến gần 240 nghìn, mức cao kỷ lục. Số trẻ em được sinh ra trong năm 2013 cũng là thấp nhất tính từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Cấu trúc nhân khẩu học với hơn 25% dân số là người trên 60 tuổi đang đè nặng lên nền kinh tế Nhật. Lực lượng lao động trẻ chật vật đáp ứng cho nhu cầu nhân lực của xã hội, chi phí cho hệ thống an sinh tăng cao.
Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách vẫn còn đang mải tranh cãi về việc có nên nới lỏng chính sách nhập cư, hay khuyến khích phụ nữ sinh thêm con.
Giữ hay bỏ?
Tuy nhiên, Chính phủ Nhật còn phải giải một bài toán hóc búa khác: khi dân số ngày càng giảm, cần phải làm gì với những căn nhà trống ngày càng nhiều?
Rất nhiều chủ sở hữu của rất nhiều căn nhà trống ở Nhật vẫn còn sống. Thế nhưng họ không còn muốn sử dụng nó và cũng không bán được nó, vì bán cũng chẳng ai mua.
Chính quyền cũng không thể đơn phương phá hủy, vì còn liên quan đến quyền sở hữu, hơn nữa khó để xác định nếu phá nhà đi thì ai sẽ chịu chi phí tháo dỡ.
Dù Chính phủ Nhật đã thông qua luật mới để khuyến khích phá hủy những căn “nhà ma”, nhưng khi số nhà như vậy ngày một tăng cao, có rất nhiều khó khăn để giải quyết triệt để vấn đề. Ban đầu tình trạng bỏ trống nhà chủ yếu ở các vùng nông thôn, giờ đây số lượng nhà bị bỏ không tăng nhanh dần đều, ngay cả các khu vực đô thị quanh Tokyo.
Yokosuka, một thành phố nằm không xa Tokyo, rất gần với các căn cứ hải quân và nhiều nhà máy ôtô, một thời từng thu hút hàng chục nghìn người trẻ tuổi đến tìm việc. Khi đó, đất đắt người đông, nhà xây san sát. Nay mọi chuyện đối nghịch hoàn toàn, người già đã chết đi, còn con cháu họ vốn đã ít lại chủ yếu chọn sống ở Tokyo. Giá nhà ở Yokosuka hiện thấp hơn 70% so với thời kỷ đỉnh cao thập niên 1980.
Nhiều ngôi nhà ở Yokosuka giờ có giá rẻ như cho. Mới đây, một căn nhà gỗ 60 năm tuổi với một mảnh vườn nhỏ phía trước đã được bán qua ngân hàng với giá 660 nghìn Yên, tức khoảng 5.400 USD.
Có nhiều căn nhà trên đồi cao có giá chỉ vài trăm USD.
Chính quyền nhiều thành phố khác ở Nhật đã phải nghĩ ra nhiều giải pháp táo bạo, ví như tặng tiền mặt cho ai chuyển vào ở trong những căn nhà bỏ hoang.
Nhưng hiện tại, giải pháp thực sự hiệu quả để giải quyết tình trạng nhà trống ở Nhật vẫn chưa có. Khi dân số Nhật ước tính sẽ giảm 1 triệu người/năm trong những thập kỷ tới, vấn đề nhà trống sẽ ngày một nan giải.
Ông Takashi Onishi, một giáo sư về kiến trúc đô thị, nói: “Một ngày nào đó, Chính phủ Nhật cũng sẽ phải ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước, hạ tầng đến những vùng ít người ở. Đó sẽ là quyết định đầy khó khăn.”
Có thể hình dung, nếu Nhật không giải quyết được tình trạng nhà trống trong khi dân số ngày càng giảm, sẽ đến ngày nhiều khu vực ở nước này hoàn toàn không điện, không nước, hoang vắng và lạnh lẽo.