Putin đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất của giá dầu
Tổng thống Nga tự tin nói, dự trữ ngoại hối hơn 400 tỷ USD sẽ giúp nước này vượt qua
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, nền kinh tế nước này có khả năng phải đối mặt với sự giảm giá tới mức “thảm họa” của dầu thô. Nhận định này của người đứng đầu điện Kremlin được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Nga gặp thách thức lớn vì các lệnh trừng phạt và đồng nội tệ mất giá nghiêm trọng.
Một kịch bản như vậy “hoàn toàn có thể xảy ra và chúng tôi thừa nhận điều đó” - ông Putin phát biểu với hãng thông tấn Nga Itar-Tass trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) tại Brisbane, Australia vào ngày 15-16/11.
Mặc dù vậy, Tổng thống Nga cũng thể hiện sự tự tin khi nói rằng, dự trữ ngoại hối hơn 400 tỷ USD sẽ giúp nước này vượt qua được trường hợp như kịch bản đặt ra.
Từ đầu năm tới nay, giá dầu thô thế giới đã giảm khoảng 1/3, gây khó khăn lớn cho nền kinh tế Nga, quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) không cắt giảm sản lượng, trong khi sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất 3 thập kỷ nhờ việc khai thác dầu đá phiến được đẩy mạnh.
Phiên giao dịch ngày 13/11, giá dầu thô Brent tại thị trường London đã lần đầu tiên trượt khỏi mốc 80 USD/thùng trong 4 năm. Từ đầu năm tới nay, giá của loại dầu này đã giảm khoảng 30%.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, nhu cầu dầu của thế giới sẽ giảm khoảng 1%, xuống còn 92,6 triệu thùng/ngày trong quý 1 năm 2015 so với quý 4/2014.
Theo Ngân hàng Trung ương Nga, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng ở mức 0% vào năm 2015. Nhưng nền kinh tế xứ bạch dương thậm chí khó có thể đạt mức tăng như vậy bởi IEA cho rằng giá dầu còn xuống sâu hơn khi thị trường bước vào một thời kỳ nhu cầu suy giảm.
Nguồn thu từ xuất khẩu dầu và khí đốt sa sút cộng thêm nỗ lực của Ngân hàng Trung ương Nga trong việc bảo vệ tỷ giá đồng Rúp đang đe dọa khiến ngân sách chính phủ Nga rơi vào khủng hoảng. Thâm hụt ngân sách chính phủ Nga chưa tính đến nguồn thu từ dầu thô hiện đã vượt 10% GDP trong khi dự trữ ngoại hối giảm 1/5 so với mức đỉnh vào năm ngoái.
Nhưng ông Putin cho rằng, 421 tỷ USD dự trữ ngoại hối hiện nay của Nga đủ lớn để Moscow đáp ứng các cam kết xã hội và duy trì ổn định ngân sách và kinh tế.
“Một quốc gia như nước Nga thấy tình hình hiện nay không khó để đương đầu. Vì sao ư? Vì chúng tôi là nước xuất khẩu dầu và khí đốt, và chúng tôi biết sử dụng hợp lý dự trữ vàng và ngoại tệ”, ông Putin phát biểu.
Một kịch bản như vậy “hoàn toàn có thể xảy ra và chúng tôi thừa nhận điều đó” - ông Putin phát biểu với hãng thông tấn Nga Itar-Tass trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) tại Brisbane, Australia vào ngày 15-16/11.
Mặc dù vậy, Tổng thống Nga cũng thể hiện sự tự tin khi nói rằng, dự trữ ngoại hối hơn 400 tỷ USD sẽ giúp nước này vượt qua được trường hợp như kịch bản đặt ra.
Từ đầu năm tới nay, giá dầu thô thế giới đã giảm khoảng 1/3, gây khó khăn lớn cho nền kinh tế Nga, quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) không cắt giảm sản lượng, trong khi sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất 3 thập kỷ nhờ việc khai thác dầu đá phiến được đẩy mạnh.
Phiên giao dịch ngày 13/11, giá dầu thô Brent tại thị trường London đã lần đầu tiên trượt khỏi mốc 80 USD/thùng trong 4 năm. Từ đầu năm tới nay, giá của loại dầu này đã giảm khoảng 30%.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, nhu cầu dầu của thế giới sẽ giảm khoảng 1%, xuống còn 92,6 triệu thùng/ngày trong quý 1 năm 2015 so với quý 4/2014.
Theo Ngân hàng Trung ương Nga, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng ở mức 0% vào năm 2015. Nhưng nền kinh tế xứ bạch dương thậm chí khó có thể đạt mức tăng như vậy bởi IEA cho rằng giá dầu còn xuống sâu hơn khi thị trường bước vào một thời kỳ nhu cầu suy giảm.
Nguồn thu từ xuất khẩu dầu và khí đốt sa sút cộng thêm nỗ lực của Ngân hàng Trung ương Nga trong việc bảo vệ tỷ giá đồng Rúp đang đe dọa khiến ngân sách chính phủ Nga rơi vào khủng hoảng. Thâm hụt ngân sách chính phủ Nga chưa tính đến nguồn thu từ dầu thô hiện đã vượt 10% GDP trong khi dự trữ ngoại hối giảm 1/5 so với mức đỉnh vào năm ngoái.
Nhưng ông Putin cho rằng, 421 tỷ USD dự trữ ngoại hối hiện nay của Nga đủ lớn để Moscow đáp ứng các cam kết xã hội và duy trì ổn định ngân sách và kinh tế.
“Một quốc gia như nước Nga thấy tình hình hiện nay không khó để đương đầu. Vì sao ư? Vì chúng tôi là nước xuất khẩu dầu và khí đốt, và chúng tôi biết sử dụng hợp lý dự trữ vàng và ngoại tệ”, ông Putin phát biểu.