Putin: “Khủng hoảng kinh tế Nga đã qua giai đoạn tệ nhất”
Ông chủ điện Kremlin phát biểu trong cuộc họp báo thường niên, được truyền hình trực tiếp
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/12 tuyên bố nước này đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế do giá dầu giảm sâu gây ra.
“Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng đã đi qua”, thể hiện qua những dấu hiệu của sự bình ổn trở lại các hoạt động kinh doanh trong quý 2 năm nay - hãng tin Bloomberg dẫn lời ông chủ điện Kremlin phát biểu trong cuộc họp báo thường niên được truyền hình trực tiếp từ Moscow.
Giá dầu lao dốc từ mùa hè năm ngoái đã buộc Nga phải cắt giảm các dự báo kinh tế và điều chỉnh chiến lược. Đầu năm 2014, Nga lên kế hoạch kinh tế dựa trên mức giá dầu 100 USD/thùng, nhưng đến nay, giá dầu đã giảm sâu dưới mức 40 USD/thùng.
Putin nói, dự báo giá dầu hồi phục lên mức 50 USD/thùng trong năm 2016 là một dự báo “rất lạc quan”.
Chính phủ Nga dự báo GDP nước này sẽ tăng trưởng 0,7% trong năm 2016 và sẽ không vội điều chính ngân sách.
Putin thể hiện sự ủng hộ dành cho Ngân hàng Trung ương Nga (CBR), khi nói rằng không thể cắt giảm lãi suất một cách gượng ép mà phải dựa trên hiện thực nền kinh tế. Ông nói, nguy cơ đối với Nga hiện nay là lạm phát, trong khi các quốc gia khác phải đối mặt với sức ép giảm phát.
Theo nhận định của giới chuyên môn, Putin đang đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất trong 16 năm cầm quyền của mình: giá dầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đe dọa kéo dài suy thoái kinh tế Nga và đẩy lạm phát tăng vọt vào thời điểm mà thu nhập của người dân Nga giảm mạnh nhất kể từ khi ông trở thành người đứng đầu điện Kremlin.
Nhưng dù lần suy thoái này có thể là cuộc suy thoái dài nhất của kinh tế Nga trong hai thập niên, tỷ lệ ủng hộ của người dân Nga dành cho Putin gần đây vẫn đạt mức cao kỷ lục. Đây là tỷ lệ ủng hộ Putin được ghi nhận trong bối cảnh nước này tiến hành chiến dịch không kích ở Syria, đồng thời chịu lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới vai trò của Nga ở miền Đông Ukraine.
Trong cuộc họp báo ngày 17/12, Putin nói Nga có nhân sự ở miền Đông Ukraine, nhưng phủ nhận cáo buộc cho rằng Nga triển khai lực lượng chính quy ở đó.
“Chúng tôi chưa khi nào nói không có người ở [miền Đông Ukraine], đó là những người thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, bao gồm trong lĩnh vực quân sự. Nhưng điều đó không có nghĩa là có lực lượng chính quy của Nga ở đó. Đó là sự khác biệt”, Putin nói.
Về quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, nhà lãnh đạo Nga cho biết nước này đã tăng cường hiện diện quân sự ở Syria sau khi Ankara bắn rơi một máy bay chiến đấu Su-24 của Moscow gần biên giới Syria hồi tháng trước.
Putin nói Thổ Nhĩ Kỳ cần xin lỗi về vụ việc này, nhưng, “nếu một ai đó ở Thổ Nhĩ Kỳ quyết định hôn người Mỹ ở một phần nhất định nào đó trên cơ thể, thì tôi không biết là việc đó có đúng hay không”.
Cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên trong 6 năm ở Nga đã đẩy hàng triệu người dân nước này vào cảnh nghèo. Theo Cục Thống kê Liên bang Nga, năm nay, 21,7 triệu người Nga, chiếm 15% dân số nước này, sống dưới ngưỡng nghèo.
Kết quả một cuộc thăm dò do Levada Center, một trung tâm độc lập, công bố ngày 17/12 cho thấy 80% người Nga được khảo sát ý kiến cho rằng nước này đang ở trong một cuộc khủng hoảng kinh tế. 58% nói họ đã phải cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm.
“Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng đã đi qua”, thể hiện qua những dấu hiệu của sự bình ổn trở lại các hoạt động kinh doanh trong quý 2 năm nay - hãng tin Bloomberg dẫn lời ông chủ điện Kremlin phát biểu trong cuộc họp báo thường niên được truyền hình trực tiếp từ Moscow.
Giá dầu lao dốc từ mùa hè năm ngoái đã buộc Nga phải cắt giảm các dự báo kinh tế và điều chỉnh chiến lược. Đầu năm 2014, Nga lên kế hoạch kinh tế dựa trên mức giá dầu 100 USD/thùng, nhưng đến nay, giá dầu đã giảm sâu dưới mức 40 USD/thùng.
Putin nói, dự báo giá dầu hồi phục lên mức 50 USD/thùng trong năm 2016 là một dự báo “rất lạc quan”.
Chính phủ Nga dự báo GDP nước này sẽ tăng trưởng 0,7% trong năm 2016 và sẽ không vội điều chính ngân sách.
Putin thể hiện sự ủng hộ dành cho Ngân hàng Trung ương Nga (CBR), khi nói rằng không thể cắt giảm lãi suất một cách gượng ép mà phải dựa trên hiện thực nền kinh tế. Ông nói, nguy cơ đối với Nga hiện nay là lạm phát, trong khi các quốc gia khác phải đối mặt với sức ép giảm phát.
Theo nhận định của giới chuyên môn, Putin đang đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất trong 16 năm cầm quyền của mình: giá dầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đe dọa kéo dài suy thoái kinh tế Nga và đẩy lạm phát tăng vọt vào thời điểm mà thu nhập của người dân Nga giảm mạnh nhất kể từ khi ông trở thành người đứng đầu điện Kremlin.
Nhưng dù lần suy thoái này có thể là cuộc suy thoái dài nhất của kinh tế Nga trong hai thập niên, tỷ lệ ủng hộ của người dân Nga dành cho Putin gần đây vẫn đạt mức cao kỷ lục. Đây là tỷ lệ ủng hộ Putin được ghi nhận trong bối cảnh nước này tiến hành chiến dịch không kích ở Syria, đồng thời chịu lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới vai trò của Nga ở miền Đông Ukraine.
Trong cuộc họp báo ngày 17/12, Putin nói Nga có nhân sự ở miền Đông Ukraine, nhưng phủ nhận cáo buộc cho rằng Nga triển khai lực lượng chính quy ở đó.
“Chúng tôi chưa khi nào nói không có người ở [miền Đông Ukraine], đó là những người thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, bao gồm trong lĩnh vực quân sự. Nhưng điều đó không có nghĩa là có lực lượng chính quy của Nga ở đó. Đó là sự khác biệt”, Putin nói.
Về quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, nhà lãnh đạo Nga cho biết nước này đã tăng cường hiện diện quân sự ở Syria sau khi Ankara bắn rơi một máy bay chiến đấu Su-24 của Moscow gần biên giới Syria hồi tháng trước.
Putin nói Thổ Nhĩ Kỳ cần xin lỗi về vụ việc này, nhưng, “nếu một ai đó ở Thổ Nhĩ Kỳ quyết định hôn người Mỹ ở một phần nhất định nào đó trên cơ thể, thì tôi không biết là việc đó có đúng hay không”.
Cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên trong 6 năm ở Nga đã đẩy hàng triệu người dân nước này vào cảnh nghèo. Theo Cục Thống kê Liên bang Nga, năm nay, 21,7 triệu người Nga, chiếm 15% dân số nước này, sống dưới ngưỡng nghèo.
Kết quả một cuộc thăm dò do Levada Center, một trung tâm độc lập, công bố ngày 17/12 cho thấy 80% người Nga được khảo sát ý kiến cho rằng nước này đang ở trong một cuộc khủng hoảng kinh tế. 58% nói họ đã phải cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm.