Số người giàu ở Trung Quốc tăng 9 lần trong 10 năm
Số người Trung Quốc sở hữu tài sản có thể đầu tư từ 10 triệu Nhân dân tệ (1,47 triệu USD) đã đạt mức 1,6 triệu người
Số cá nhân sở hữu giá trị tài sản cao (HNWI) ở Trung Quốc đã tăng 9 lần trong vòng 1 thập kỷ qua, nhờ tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới - hãng tin Reuters dẫn một báo cáo công bố ngày 20/6 cho biết.
Theo báo cáo tài sản tư nhân 2017 China Private Wealth Report do công ty tư vấn Bain Consulting và ngân hàng China Merchants Bank phối hợp thực hiện, số người Trung Quốc sở hữu tài sản có thể đầu tư từ 10 triệu Nhân dân tệ (1,47 triệu USD) đã đạt mức 1,6 triệu người trong năm 2016, từ mức 180.000 người vào năm 2006.
Tổng giá trị tài sản có thể đầu tư của nhóm này đạt mức 165 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 24,3 nghìn tỷ USD, vào năm 2016, tăng trung bình 21% trong thời gian từ 2014-2016.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của thị trường tài sản tư nhân của Trung Quốc được dự báo giảm còn 14% trong năm nay, đưa thị trường này đạt quy mô 188 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 27,6 nghìn tỷ USD.
Có khoảng 120.000 người Trung Quốc sở hữu tài sản có thể đầu tư trị giá ít nhất 100 triệu Nhân dân tệ (14,7 triệu USD), từ mức 10.000 người vào năm 2006 - theo báo cáo.
Tỷ lệ cá nhân sở hữu giá trị tài sản cao của Trung Quốc có đầu tư ở nước ngoài đã tăng lên mức 56% trong năm 2017, từ mức 19% vào năm 2011, nhưng tỷ lệ tài sản mà họ đầu tư ra nước ngoài đã giữ ổn định từ năm 2013.
4 điểm đến đầu tư ở nước ngoài mà giới nhà giàu Trung Quốc ưa thích nhất là Hồng Kông, Mỹ, Australia và Canada. Tuy nhiên, trong vòng 3 năm trở lại đây, mức độ ưa thích của nhà giàu Trung Quốc đối với Hồng Kông và Mỹ với tư cách điểm đến đầu tư đã giảm tương ứng 18% và 3%.
Những người được hỏi cho biết 3 lý do chính khiến họ đầu tư ra nước ngoài là để phân tán rủi ro, nắm bắt cơ hội đầu tư ở nước ngoài, và để di cư.
63% người giàu Trung Quốc nhờ các nhà cung cấp dịch vụ tài chính quản lý tài sản của họ ở trong nước. Trong số này, có khoảng một nửa sử dụng các dịch vụ ngân hàng tư nhân do các ngân hàng thương mại cung cấp.
Theo nghiên cứu, người giàu Trung Quốc sống chủ yếu ở các thành phố lớn và các đô thị ven biển nước này. Tuy vậy, hiện có 22 tỉnh của Trung Quốc có 20.000 cá nhân sở hữu giá trị tài sản cao mỗi tỉnh.
Hầu hết những người giàu Trung Quốc được khảo sát trong báo cáo lần này đều nói ưu tiên của họ là “bảo toàn tài sản” và “thừa kế tài sản”. Vào năm 2009, gần một nửa số người giàu Trung Quốc được khảo sát nói ưu tiên “làm giàu” và “chất lượng cuộc sống”.
Theo báo cáo tài sản tư nhân 2017 China Private Wealth Report do công ty tư vấn Bain Consulting và ngân hàng China Merchants Bank phối hợp thực hiện, số người Trung Quốc sở hữu tài sản có thể đầu tư từ 10 triệu Nhân dân tệ (1,47 triệu USD) đã đạt mức 1,6 triệu người trong năm 2016, từ mức 180.000 người vào năm 2006.
Tổng giá trị tài sản có thể đầu tư của nhóm này đạt mức 165 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 24,3 nghìn tỷ USD, vào năm 2016, tăng trung bình 21% trong thời gian từ 2014-2016.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của thị trường tài sản tư nhân của Trung Quốc được dự báo giảm còn 14% trong năm nay, đưa thị trường này đạt quy mô 188 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 27,6 nghìn tỷ USD.
Có khoảng 120.000 người Trung Quốc sở hữu tài sản có thể đầu tư trị giá ít nhất 100 triệu Nhân dân tệ (14,7 triệu USD), từ mức 10.000 người vào năm 2006 - theo báo cáo.
Tỷ lệ cá nhân sở hữu giá trị tài sản cao của Trung Quốc có đầu tư ở nước ngoài đã tăng lên mức 56% trong năm 2017, từ mức 19% vào năm 2011, nhưng tỷ lệ tài sản mà họ đầu tư ra nước ngoài đã giữ ổn định từ năm 2013.
4 điểm đến đầu tư ở nước ngoài mà giới nhà giàu Trung Quốc ưa thích nhất là Hồng Kông, Mỹ, Australia và Canada. Tuy nhiên, trong vòng 3 năm trở lại đây, mức độ ưa thích của nhà giàu Trung Quốc đối với Hồng Kông và Mỹ với tư cách điểm đến đầu tư đã giảm tương ứng 18% và 3%.
Những người được hỏi cho biết 3 lý do chính khiến họ đầu tư ra nước ngoài là để phân tán rủi ro, nắm bắt cơ hội đầu tư ở nước ngoài, và để di cư.
63% người giàu Trung Quốc nhờ các nhà cung cấp dịch vụ tài chính quản lý tài sản của họ ở trong nước. Trong số này, có khoảng một nửa sử dụng các dịch vụ ngân hàng tư nhân do các ngân hàng thương mại cung cấp.
Theo nghiên cứu, người giàu Trung Quốc sống chủ yếu ở các thành phố lớn và các đô thị ven biển nước này. Tuy vậy, hiện có 22 tỉnh của Trung Quốc có 20.000 cá nhân sở hữu giá trị tài sản cao mỗi tỉnh.
Hầu hết những người giàu Trung Quốc được khảo sát trong báo cáo lần này đều nói ưu tiên của họ là “bảo toàn tài sản” và “thừa kế tài sản”. Vào năm 2009, gần một nửa số người giàu Trung Quốc được khảo sát nói ưu tiên “làm giàu” và “chất lượng cuộc sống”.