Tài sản của người Mỹ lớn chưa từng có
Nhờ giá chứng khoán và địa ốc tăng, giá trị tài sản ròng của người Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục trong quý 4/2014
Nhờ giá chứng khoán và địa ốc tăng, giá trị tài sản ròng của người Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục trong quý 4/2014 - hãng tin AP dẫn báo cáo do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố hôm qua (13/3) cho biết.
Theo báo cáo trên, tổng giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình tại Mỹ tăng 1,9% trong quý cuối cùng của năm ngoái, đạt mức 83 nghìn tỷ USD. Trong đó, giá trị danh mục đầu tư chứng khoán tăng 742 tỷ USD và giá trị bất động sản tăng thêm 356 tỷ USD.
Hộ gia đình trung bình của Mỹ không được hưởng lợi nhiều từ sự gia tăng tài sản này, bởi hầu hết của cải vẫn tập trung chủ yếu ở tầng lớp những gia đình giàu nhất. Số 10% hộ gia đình giàu nhất của Mỹ hiện nắm khoảng 80% danh mục đầu tư cổ phiếu của các gia đình ở nước này.
Mặc dù vậy, mức tài sản tăng có thể giúp thúc đẩy tiêu dùng và hỗ trợ tăng trưởng cho nền kinh tế Mỹ. Thị trường chứng khoán và địa ốc khởi sắc có thể giúp người dân Mỹ cảm thấy yên tâm hơn về tài chính và sẵn sàng “mở ví” nhiều hơn. Tiêu dùng đóng góp khoảng 70% nền kinh tế Mỹ, nên sự tăng trưởng của lĩnh vực này có ý nghĩa rất lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Báo cáo của FED cũng cho thấy tình hình tài chính của các công ty Mỹ được cải thiện nhiều. Tính đến cuối năm 2014, các công ty ở nước này có trong tay 2 nghìn tỷ USD tiền mặt, mức dự trữ tiền mặt cao chưa từng có, từ mức dưới 1,9 nghìn tỷ vào thời điểm quý 3.
Với lượng tiền mặt dồi dào, các công ty có thể tăng đầu tư, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các công ty còn có thể tăng lương cho công nhân viên, giúp họ có thể tiêu dùng nhiều hơn. Tiền lương tăng chậm vốn được xem là một trong những rào cản tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong những năm gần đây.
Tranh thủ lãi suất thấp kỷ lục, các công ty của Mỹ cũng đang vay nợ nhiều hơn - một tín hiệu cho thấy các doanh nghiệp tin tưởng vào sự phục hồi của nền kinh tế. Nợ của các công ty Mỹ tăng 7,2% trong quý 4/2014, mức tăng mạnh nhất trong hơn 6 năm.
Trong cuộc suy thoái lịch sử chính thức kết thúc vào tháng 6/2009, giá trị tài sản ròng của người Mỹ sụt giảm mạnh do giá cổ phiếu và giá nhà ở nước này đồng loạt lao dốc. Tổng giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình Mỹ đã giảm còn 55 nghìn tỷ USD trong quý 1/2009 từ mức đỉnh 67,9 nghìn tỷ USD trước khủng hoảng. Phải đến quý 3/2012, khối tài sản ròng của người Mỹ mới vượt qua được mức đỉnh này.
Báo cáo cho thấy tài sản của người Mỹ tăng cao kỷ lục được FED đưa ra trong bối cảnh sự phục hồi của nền kinh tế nước này ngày càng rõ nét. Các chuyên gia cho rằng, sau nhiều năm, Mỹ rốt cục đã lấy lại được vai trò đầu tàu tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ Trung Quốc.
Theo báo cáo trên, tổng giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình tại Mỹ tăng 1,9% trong quý cuối cùng của năm ngoái, đạt mức 83 nghìn tỷ USD. Trong đó, giá trị danh mục đầu tư chứng khoán tăng 742 tỷ USD và giá trị bất động sản tăng thêm 356 tỷ USD.
Hộ gia đình trung bình của Mỹ không được hưởng lợi nhiều từ sự gia tăng tài sản này, bởi hầu hết của cải vẫn tập trung chủ yếu ở tầng lớp những gia đình giàu nhất. Số 10% hộ gia đình giàu nhất của Mỹ hiện nắm khoảng 80% danh mục đầu tư cổ phiếu của các gia đình ở nước này.
Mặc dù vậy, mức tài sản tăng có thể giúp thúc đẩy tiêu dùng và hỗ trợ tăng trưởng cho nền kinh tế Mỹ. Thị trường chứng khoán và địa ốc khởi sắc có thể giúp người dân Mỹ cảm thấy yên tâm hơn về tài chính và sẵn sàng “mở ví” nhiều hơn. Tiêu dùng đóng góp khoảng 70% nền kinh tế Mỹ, nên sự tăng trưởng của lĩnh vực này có ý nghĩa rất lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Báo cáo của FED cũng cho thấy tình hình tài chính của các công ty Mỹ được cải thiện nhiều. Tính đến cuối năm 2014, các công ty ở nước này có trong tay 2 nghìn tỷ USD tiền mặt, mức dự trữ tiền mặt cao chưa từng có, từ mức dưới 1,9 nghìn tỷ vào thời điểm quý 3.
Với lượng tiền mặt dồi dào, các công ty có thể tăng đầu tư, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các công ty còn có thể tăng lương cho công nhân viên, giúp họ có thể tiêu dùng nhiều hơn. Tiền lương tăng chậm vốn được xem là một trong những rào cản tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong những năm gần đây.
Tranh thủ lãi suất thấp kỷ lục, các công ty của Mỹ cũng đang vay nợ nhiều hơn - một tín hiệu cho thấy các doanh nghiệp tin tưởng vào sự phục hồi của nền kinh tế. Nợ của các công ty Mỹ tăng 7,2% trong quý 4/2014, mức tăng mạnh nhất trong hơn 6 năm.
Trong cuộc suy thoái lịch sử chính thức kết thúc vào tháng 6/2009, giá trị tài sản ròng của người Mỹ sụt giảm mạnh do giá cổ phiếu và giá nhà ở nước này đồng loạt lao dốc. Tổng giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình Mỹ đã giảm còn 55 nghìn tỷ USD trong quý 1/2009 từ mức đỉnh 67,9 nghìn tỷ USD trước khủng hoảng. Phải đến quý 3/2012, khối tài sản ròng của người Mỹ mới vượt qua được mức đỉnh này.
Báo cáo cho thấy tài sản của người Mỹ tăng cao kỷ lục được FED đưa ra trong bối cảnh sự phục hồi của nền kinh tế nước này ngày càng rõ nét. Các chuyên gia cho rằng, sau nhiều năm, Mỹ rốt cục đã lấy lại được vai trò đầu tàu tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ Trung Quốc.