Tăng trưởng hụt hơi, Trung Quốc thêm “thành phố ma”
Sa thải hàng loạt đang diễn ra trong ngành đóng tàu và các ngành công nghiệp khác của Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc nói sự giảm tốc của nền kinh tế nước này là một giai đoạn cần thiết trong quá trình điều chỉnh nhằm đạt tới tăng trưởng bền vững.
Tuy nhiên, theo tờ báo Nikkei của Nhật, tuyên bố này của Bắc Kinh không đủ sức trấn an hàng loạt nhà sản xuất Trung Quốc đang phải vật lộn để tồn tại trong bối cảnh nhu cầu lao dốc. Sa thải hàng loạt đang diễn ra trong ngành đóng tàu và các ngành công nghiệp khác của nước này. Các doanh nghiệp địa phương và cộng đồng dân cư lâm cảnh túng bấn vì mất kế sinh nhai.
Trong quý 3 vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt 6,9%, đánh dấu lần đầu tiên giảm dưới 7% trong vòng 6 năm rưỡi. Chính phủ nước này đã tung ra nhiều biện pháp kích cầu liên tiếp, nhưng lĩnh vực sản xuất - ngành được coi là nắm giữ chìa khóa cho sự phục hồi tăng trưởng của Trung Quốc - vẫn chìm trong suy giảm.
Ngành đóng tàu là ví dụ tiêu biểu cho thấy mọi thứ đã trở nên tồi tệ như thế nào. Trung Quốc là nước đóng tàu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% thị trường toàn cầu. Nhưng ngành đóng tàu của Trung Quốc đang lao đao, với số đơn đặt hàng trong 9 tháng đầu năm nay giảm 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bị coi là đại diện tiêu biểu cho những ngành sản xuất đang chật vật xoay sở với công suất dư thừa, các công ty đóng tàu của Trung Quốc khó thuyết phục các ngân hàng cấp vốn vay. Vì lý do này, một số công ty tuyệt vọng phải đi tìm nguồn vốn lãi suất cao. Các vụ phá sản đã liên tiếp xảy ra trong năm nay.
Một trong những công ty đóng tàu Trung Quốc lâm cảnh phá sản trong năm 2015 là Nantong Minge Heavy Industry. Việc công ty này giải thể khiến cộng đồng dân cư địa phương khổ theo.
Thành phố Nantong, tỉnh Giang Tô - nơi công ty đóng tàu tư nhân Nangtong Minge đặt trụ sở - nằm cách Thượng Hải con sông Trường Giang. Ở thành phố này, Nangtong Minge là một nhà sử dụng lao động lớn, với khoảng 8.000 nhân công.
Tháng 8 vừa qua, toàn bộ số công nhân của Nantong Minge rơi vào cảnh mất việc khi công ty phá sản. Giờ đây, khu vực đặt nhà máy đóng tàu của công ty này trông không khác gì một “thành phố ma”.
Các đó không xa, nhà máy đóng tàu tư nhân lớn nhất Trung Quốc là China Huarong Energy vẫn đang hoạt động, nhưng công việc kinh doanh không mấy khả quan. Đầu năm nay, công ty này đã đổi tên và thúc đẩy các nỗ lực dịch chuyển hoạt động khỏi lĩnh vực đóng tàu. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa có gì sáng sủa hơn.
Gần nhà máy đóng tàu Huarong có một khách sạn cao cấp, vẫn đang mở cửa, nhưng hành lang với ánh sáng lờ mờ trong khách sạn này tuyệt không một bóng người.
“Ở đây, chúng tôi chẳng có khách gì cả”, một nhân viên khách sạn nói.
Nhiều năm qua, tỉnh ven biển Giang Tô vốn là một trong những đầu máy tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Ngoài vai trò là một trung tâm của ngành đóng tàu, Giang Tô còn là một trung tâm của ngành dệt may.
Chợ bán buôn chăn-ga-gối-đệm ở Nantong được coi là chợ đầu mối các mặt hàng này lớn nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, khi phóng viên Nikkei tới thăm khu vực rộng lớn này, không khí giao dịch khá ảm đạm, trong khi những người chủ hàng ngồi đánh bài để giết thời gian.
Một số cửa hiệu trong chợ này thường xuất hàng sang thị trường Malaysia và một số nước Đông Nam Á khác. Tuy nhiên, hoạt động này đến nay cũng rơi vào trì trệ. “Từ đầu năm đến nay, chúng tôi chưa gửi được lô hàng nào đi nước ngoài”, một chủ cửa hàng chán nản cho biết.
Trong một bài phát biểu gần đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói sự giảm tốc của kinh tế nước này hiện nay là một phần không thể tránh được trong tiến trình dịch chuyển sang một mô hình tăng trưởng mới. Ông Lý Khắc Cường nói mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc là giúp các nhà sản xuất dịch chuyển sang sản xuất nhiều hơn những mặt hàng có giá trị gia tăng cao.
Có vẻ như Bắc Kinh đã chấp nhận sự cần thiết của quá trình cải cách “đau thương” để đạt tới sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Cải thiện chất lượng của nền kinh tế thay vì theo đuổi mức tăng trưởng cao là sự lựa chọn hợp lý.
Tuy nhiên, đối với ngành sản xuất của Trung Quốc, quá trình tái cơ cấu - một bước đi cần thiết để cắt giảm công suất dư thừa - mới chỉ bắt đầu. Chuyển đổi hoạt động hoặc tiến lên sản xuất công nghệ cao sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực thay vì chỉ những khẩu hiệu của Chính phủ.
Với những gì đang diễn ra trên thực tế, bài báo của tờ Nikkei nhận định sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc có thể sẽ kéo dài hơn so với những gì mà các nhà lãnh đạo nước này thừa nhận.
Tuy nhiên, theo tờ báo Nikkei của Nhật, tuyên bố này của Bắc Kinh không đủ sức trấn an hàng loạt nhà sản xuất Trung Quốc đang phải vật lộn để tồn tại trong bối cảnh nhu cầu lao dốc. Sa thải hàng loạt đang diễn ra trong ngành đóng tàu và các ngành công nghiệp khác của nước này. Các doanh nghiệp địa phương và cộng đồng dân cư lâm cảnh túng bấn vì mất kế sinh nhai.
Trong quý 3 vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt 6,9%, đánh dấu lần đầu tiên giảm dưới 7% trong vòng 6 năm rưỡi. Chính phủ nước này đã tung ra nhiều biện pháp kích cầu liên tiếp, nhưng lĩnh vực sản xuất - ngành được coi là nắm giữ chìa khóa cho sự phục hồi tăng trưởng của Trung Quốc - vẫn chìm trong suy giảm.
Ngành đóng tàu là ví dụ tiêu biểu cho thấy mọi thứ đã trở nên tồi tệ như thế nào. Trung Quốc là nước đóng tàu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% thị trường toàn cầu. Nhưng ngành đóng tàu của Trung Quốc đang lao đao, với số đơn đặt hàng trong 9 tháng đầu năm nay giảm 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bị coi là đại diện tiêu biểu cho những ngành sản xuất đang chật vật xoay sở với công suất dư thừa, các công ty đóng tàu của Trung Quốc khó thuyết phục các ngân hàng cấp vốn vay. Vì lý do này, một số công ty tuyệt vọng phải đi tìm nguồn vốn lãi suất cao. Các vụ phá sản đã liên tiếp xảy ra trong năm nay.
Một trong những công ty đóng tàu Trung Quốc lâm cảnh phá sản trong năm 2015 là Nantong Minge Heavy Industry. Việc công ty này giải thể khiến cộng đồng dân cư địa phương khổ theo.
Thành phố Nantong, tỉnh Giang Tô - nơi công ty đóng tàu tư nhân Nangtong Minge đặt trụ sở - nằm cách Thượng Hải con sông Trường Giang. Ở thành phố này, Nangtong Minge là một nhà sử dụng lao động lớn, với khoảng 8.000 nhân công.
Tháng 8 vừa qua, toàn bộ số công nhân của Nantong Minge rơi vào cảnh mất việc khi công ty phá sản. Giờ đây, khu vực đặt nhà máy đóng tàu của công ty này trông không khác gì một “thành phố ma”.
Các đó không xa, nhà máy đóng tàu tư nhân lớn nhất Trung Quốc là China Huarong Energy vẫn đang hoạt động, nhưng công việc kinh doanh không mấy khả quan. Đầu năm nay, công ty này đã đổi tên và thúc đẩy các nỗ lực dịch chuyển hoạt động khỏi lĩnh vực đóng tàu. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa có gì sáng sủa hơn.
Gần nhà máy đóng tàu Huarong có một khách sạn cao cấp, vẫn đang mở cửa, nhưng hành lang với ánh sáng lờ mờ trong khách sạn này tuyệt không một bóng người.
“Ở đây, chúng tôi chẳng có khách gì cả”, một nhân viên khách sạn nói.
Nhiều năm qua, tỉnh ven biển Giang Tô vốn là một trong những đầu máy tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Ngoài vai trò là một trung tâm của ngành đóng tàu, Giang Tô còn là một trung tâm của ngành dệt may.
Chợ bán buôn chăn-ga-gối-đệm ở Nantong được coi là chợ đầu mối các mặt hàng này lớn nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, khi phóng viên Nikkei tới thăm khu vực rộng lớn này, không khí giao dịch khá ảm đạm, trong khi những người chủ hàng ngồi đánh bài để giết thời gian.
Một số cửa hiệu trong chợ này thường xuất hàng sang thị trường Malaysia và một số nước Đông Nam Á khác. Tuy nhiên, hoạt động này đến nay cũng rơi vào trì trệ. “Từ đầu năm đến nay, chúng tôi chưa gửi được lô hàng nào đi nước ngoài”, một chủ cửa hàng chán nản cho biết.
Trong một bài phát biểu gần đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói sự giảm tốc của kinh tế nước này hiện nay là một phần không thể tránh được trong tiến trình dịch chuyển sang một mô hình tăng trưởng mới. Ông Lý Khắc Cường nói mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc là giúp các nhà sản xuất dịch chuyển sang sản xuất nhiều hơn những mặt hàng có giá trị gia tăng cao.
Có vẻ như Bắc Kinh đã chấp nhận sự cần thiết của quá trình cải cách “đau thương” để đạt tới sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Cải thiện chất lượng của nền kinh tế thay vì theo đuổi mức tăng trưởng cao là sự lựa chọn hợp lý.
Tuy nhiên, đối với ngành sản xuất của Trung Quốc, quá trình tái cơ cấu - một bước đi cần thiết để cắt giảm công suất dư thừa - mới chỉ bắt đầu. Chuyển đổi hoạt động hoặc tiến lên sản xuất công nghệ cao sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực thay vì chỉ những khẩu hiệu của Chính phủ.
Với những gì đang diễn ra trên thực tế, bài báo của tờ Nikkei nhận định sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc có thể sẽ kéo dài hơn so với những gì mà các nhà lãnh đạo nước này thừa nhận.