Tăng trưởng kinh tế Nhật đang bất động
Chính phủ Nhật Bản vừa công bố kinh tế nước này tăng trưởng 0% trong quý 2/2016
So với quý 1/2016, kinh tế Nhật không tăng trưởng trong quý 2, trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng của giới chuyên gia, theo tin từ CNBC.
Chính phủ Nhật Bản vừa công bố kinh tế nước này tăng trưởng 0% trong quý 2/2016. So với cùng kỳ năm 2015, kinh tế Nhật quý 2/2016 tăng trưởng 0,2%. Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn rất nhiều so với con số 1,9% của quý 1/2016.
Theo khảo sát ý kiến mà CNBC thực hiện trước đó, giới chuyên gia đã kỳ vọng về mức tăng trưởng quý 2 của Nhật đạt 0,2% và tăng trưởng năm đạt 0,7%.
Thị trường tài chính Nhật không phản ứng mạnh sau thông tin trên. Chỉ số Nikkei 225 giảm 0,2% vào đầu phiên nhưng đến thời điểm hiện tại đang tăng nhẹ. Đồng USD giao dịch với đồng Yên ở mức 101,41 Yên/USD, không thay đổi nhiều so với trước khi thông tin về GDP quý 2/2016 được công bố.
Tiêu dùng cá nhân tại Nhật quý 2/2016 tăng 0,2%, chỉ bằng 1/3 so với con số 0,6% của quý trước đó. Hiện tiêu dùng cá nhân đóng góp 60% cho kinh tế Nhật.
Theo phân tích, có nhiều nguyên nhân khiến kinh tế Nhật không tăng trưởng trong quý 2/2016.
“Đồng Yên đã tăng giá quá nhanh trong nửa đầu năm 2016, bối cảnh kinh tế vĩ mô toàn cầu có nhiều yếu tố bất lợi, giá dầu tăng mạnh, chính vì vậy không ngạc nhiên khi kinh tế Nhật khó tăng trưởng”, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại công ty chứng khoán CCB International Securities, ông Mark Jolley, nhận xét.
Từ đầu năm 2016 đến nay, đồng Yên đã tăng giá 16% so với đồng USD.
Trong tuần trước, Chính phủ Nhật công bố dự báo cho thấy nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới sẽ không thực hiện được mục tiêu tăng quy mô nền kinh tế lên mức 600 nghìn tỷ Yên tương đương 5,7 nghìn tỷ USD vào năm tài khóa 2020.
Đáng chú ý, việc điều chỉnh giảm dự báo này vẫn được đưa ra ngay cả khi Chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 278 tỷ USD vào tuần trước.
Số liệu GDP Nhật quý 2/2016 khiến không ít chuyên gia dự báo về khả năng nước này sẽ phải đưa ra thêm gói kích thích kinh tế mới. Kinh tế tăng trưởng thấp, đồng yên mạnh và lam phát thấp sẽ buộc Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) phải hành động mạnh tay hơn, theo dự báo của Capital Economics.
Chính phủ Nhật Bản vừa công bố kinh tế nước này tăng trưởng 0% trong quý 2/2016. So với cùng kỳ năm 2015, kinh tế Nhật quý 2/2016 tăng trưởng 0,2%. Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn rất nhiều so với con số 1,9% của quý 1/2016.
Theo khảo sát ý kiến mà CNBC thực hiện trước đó, giới chuyên gia đã kỳ vọng về mức tăng trưởng quý 2 của Nhật đạt 0,2% và tăng trưởng năm đạt 0,7%.
Thị trường tài chính Nhật không phản ứng mạnh sau thông tin trên. Chỉ số Nikkei 225 giảm 0,2% vào đầu phiên nhưng đến thời điểm hiện tại đang tăng nhẹ. Đồng USD giao dịch với đồng Yên ở mức 101,41 Yên/USD, không thay đổi nhiều so với trước khi thông tin về GDP quý 2/2016 được công bố.
Tiêu dùng cá nhân tại Nhật quý 2/2016 tăng 0,2%, chỉ bằng 1/3 so với con số 0,6% của quý trước đó. Hiện tiêu dùng cá nhân đóng góp 60% cho kinh tế Nhật.
Theo phân tích, có nhiều nguyên nhân khiến kinh tế Nhật không tăng trưởng trong quý 2/2016.
“Đồng Yên đã tăng giá quá nhanh trong nửa đầu năm 2016, bối cảnh kinh tế vĩ mô toàn cầu có nhiều yếu tố bất lợi, giá dầu tăng mạnh, chính vì vậy không ngạc nhiên khi kinh tế Nhật khó tăng trưởng”, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại công ty chứng khoán CCB International Securities, ông Mark Jolley, nhận xét.
Từ đầu năm 2016 đến nay, đồng Yên đã tăng giá 16% so với đồng USD.
Trong tuần trước, Chính phủ Nhật công bố dự báo cho thấy nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới sẽ không thực hiện được mục tiêu tăng quy mô nền kinh tế lên mức 600 nghìn tỷ Yên tương đương 5,7 nghìn tỷ USD vào năm tài khóa 2020.
Đáng chú ý, việc điều chỉnh giảm dự báo này vẫn được đưa ra ngay cả khi Chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 278 tỷ USD vào tuần trước.
Số liệu GDP Nhật quý 2/2016 khiến không ít chuyên gia dự báo về khả năng nước này sẽ phải đưa ra thêm gói kích thích kinh tế mới. Kinh tế tăng trưởng thấp, đồng yên mạnh và lam phát thấp sẽ buộc Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) phải hành động mạnh tay hơn, theo dự báo của Capital Economics.