Thái Lan là quốc gia “ít khốn khổ nhất thế giới”
Trong khi đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Venezuela đang “đội sổ” xếp hạng này
Thái Lan vừa được xem là quốc gia dễ sống nhất trên thế giới, ít nhất trên phương diện công ăn việc làm và tình trạng tăng giá cả hàng hóa.
Hãng tin Bloomberg đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với 74 nền kinh tế trên thế giới và rút ra Misery Index (tạm dịch “chỉ số khốn khổ”). Chỉ số này là được thực hiện bằng cách cộng tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp ở mỗi nền kinh tế, từ đó xếp hạng mức độ “khốn khổ” của quốc gia đó.
Kết quả, chỉ số khốn khổ của Thái Lan chỉ ở mức 1,11%, thấp nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ được Bloomberg khảo sát.
Tiếp đó là hai quốc gia châu Á khác, Singapore và Nhật Bản, với chỉ số khốn khổ tương ứng lần lượt là 1,4% và 2,7%.
Nước Anh đứng thứ 17 trong xếp hạng này, trong khi Mỹ đứng ở vị trí 21. Trung Quốc theo khá sát Mỹ, xếp số 23.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Venezuela, quốc gia Nam Mỹ đang chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế - xã hội, “đội sổ” xếp hạng này. Điều này đồng nghĩa với việc Venezuela là quốc gia “khốn khổ nhất thế giới”.
Người dân Venezuela hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu kinh niên lương thực-thực phẩm, thuốc men, và các hàng hóa thiết yếu khác cho cuộc sống hàng ngày. Tỷ lệ lạm phát ở nước này là 181%, khiến chỉ số khốn khổ lên tới 188,2%.
Quốc gia khốn khổ thứ nhì là Bosnia, với chỉ số khốn khổ 48,97%. Tiếp đó là Nam Phi, với chỉ số khốn khổ 32,9%.
Vào thời điểm cuối tháng 6 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan ở mức khoảng 1%. Trong tháng 7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thái Lan chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 0,4% trong tháng 6.
Mặc dù vậy, việc có chỉ số khốn khổ thấp nhất thế giới không đồng nghĩa với việc “tất cả đều là hoa hồng” đối với Thái Lan. Lạm phát giảm xuống mức thấp, tuy là một tin vui đối với người tiêu dùng, có thể là một tín hiệu cho thấy sức khỏe của nền kinh tế giảm sút.
Theo nhà phân tích Satoshi Okagawa thuộc ngân hàng Nhật Sumitomo Mitsui, lạm phát ở mức quá thấp, hay còn gọi là thiểu phát (disinflation), là một dấu hiệu phản ánh nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ không đủ để tương đương với nguồn cung trong một nền kinh tế.
Thiểu phát cũng khuyến khích người tiêu dùng trì hoãn việc mua sắm để đợi hàng hóa trở nên rẻ hơn, khiến nhu cầu càng yếu đi. Ông Okagawa nói rằng trong vòng xoáy giảm phát như vậy, tiền lương sẽ giảm xuống.
Hãng tin Bloomberg đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với 74 nền kinh tế trên thế giới và rút ra Misery Index (tạm dịch “chỉ số khốn khổ”). Chỉ số này là được thực hiện bằng cách cộng tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp ở mỗi nền kinh tế, từ đó xếp hạng mức độ “khốn khổ” của quốc gia đó.
Kết quả, chỉ số khốn khổ của Thái Lan chỉ ở mức 1,11%, thấp nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ được Bloomberg khảo sát.
Tiếp đó là hai quốc gia châu Á khác, Singapore và Nhật Bản, với chỉ số khốn khổ tương ứng lần lượt là 1,4% và 2,7%.
Nước Anh đứng thứ 17 trong xếp hạng này, trong khi Mỹ đứng ở vị trí 21. Trung Quốc theo khá sát Mỹ, xếp số 23.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Venezuela, quốc gia Nam Mỹ đang chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế - xã hội, “đội sổ” xếp hạng này. Điều này đồng nghĩa với việc Venezuela là quốc gia “khốn khổ nhất thế giới”.
Người dân Venezuela hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu kinh niên lương thực-thực phẩm, thuốc men, và các hàng hóa thiết yếu khác cho cuộc sống hàng ngày. Tỷ lệ lạm phát ở nước này là 181%, khiến chỉ số khốn khổ lên tới 188,2%.
Quốc gia khốn khổ thứ nhì là Bosnia, với chỉ số khốn khổ 48,97%. Tiếp đó là Nam Phi, với chỉ số khốn khổ 32,9%.
Vào thời điểm cuối tháng 6 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan ở mức khoảng 1%. Trong tháng 7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thái Lan chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 0,4% trong tháng 6.
Mặc dù vậy, việc có chỉ số khốn khổ thấp nhất thế giới không đồng nghĩa với việc “tất cả đều là hoa hồng” đối với Thái Lan. Lạm phát giảm xuống mức thấp, tuy là một tin vui đối với người tiêu dùng, có thể là một tín hiệu cho thấy sức khỏe của nền kinh tế giảm sút.
Theo nhà phân tích Satoshi Okagawa thuộc ngân hàng Nhật Sumitomo Mitsui, lạm phát ở mức quá thấp, hay còn gọi là thiểu phát (disinflation), là một dấu hiệu phản ánh nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ không đủ để tương đương với nguồn cung trong một nền kinh tế.
Thiểu phát cũng khuyến khích người tiêu dùng trì hoãn việc mua sắm để đợi hàng hóa trở nên rẻ hơn, khiến nhu cầu càng yếu đi. Ông Okagawa nói rằng trong vòng xoáy giảm phát như vậy, tiền lương sẽ giảm xuống.