Thủ tướng Canada: “G7 không có chỗ cho Putin”
Thủ tướng Canada Stephen Harper khẳng định việc mời Tổng thống Nga tới hội nghị G7 sẽ chỉ cản trở các cuộc thảo luận
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) không muốn Tổng thống Nga Vladimir Putin có mặt tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm đang diễn ra ở Đức, bất chấp vai trò quan trọng của ông chủ điện Kremlin trong chương trình nghị sự của G7.
Đây là tuyên bố mà Thủ tướng Canada Stephen Harper vừa đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC.
“Chúng tôi đang thảo luận về những lợi ích chung của thế giới dân chủ phương Tây. Ông Putin không có chỗ trong cuộc thảo luận này, và tôi không tin là có bất kỳ một nhà lãnh đạo nào muốn ông Putin tham gia”, ông Harper nói ngày 7/6.
Tuyên bố này của Thủ tướng Canada được đưa ra khi Thủ tướng Italy Matteo Renzi và Thủ tướng Đức Angela Merkel cố gắng tìm cách đưa ông Putin tham gia vào việc thiết lập một thỏa thuận hòa bình cho Ukraine. Nhóm G7 hy vọng Moscow và Kiev đưa ra cam kết thực thi dài hạn đối với lệnh ngừng bắn được ký kết ở Minsk hồi tháng 2 năm nay.
“Tôi nghĩ điều này cũng có ích”, ông Harper nói khi nhắc đến những nỗ lực của bà Merkel. Nhưng theo Thủ tướng Canada, việc Nga bị loại khỏi G7 là “phù hợp”, xét tới tầm nhìn của Putin đối với nước Nga đang xung đột với những lợi ích của G7.
“Ông Putin vận hành một hệ thống hoàn toàn khác…, không giống với nền kinh tế của chúng tôi, không có chung những lợi ích và giá trị với chúng tôi”, ông Harper phát biểu.
Nga đã bị loại khỏi nhóm G8 vào năm ngoái sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea ly khai từ Ukraine. Một số nhà phê bình nói rằng, sự có mặt của Tổng thống Nga tại hội nghị thượng đỉnh G8 năm nay có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài ở miền Đông Ukraine.
Một số lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga sẽ hết hạn vào tháng 7. Một số nhà lãnh đạo G7 như Thủ tướng Canada và Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn gia hạn lệnh trừng phạt nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn chưa chính thức nhất trí về vấn đề này. Một số ít nước châu Âu muốn giảm trừng phạt Nga vì có một quan hệ kinh tế chặt chẽ với nước này.
Mới tuần trước, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko lên tiếng cảnh báo về một cuộc tấn công toàn diện của Nga nhằm vào nước này.
Nay, Thủ tướng Canada nhấn mạnh, việc giao tranh đã bùng phát trở lại ở miền Đông Ukaine hồi tuần trước đặt thỏa thuận ngừng bắn Minsk trước nguy cơ đổ vỡ.
Về phần mình, vào cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Putin khẳng định ủng hộ tiến trình hòa bình cho miền Đông Ukraine. Ông cũng cáo buộc Kiev tìm cách cản trở tiến trình này khi không chịu đàm phán với phe nổi dậy và tìm cách cắt đứt các hoạt động kinh tế ở miền Đông.
Đây là tuyên bố mà Thủ tướng Canada Stephen Harper vừa đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC.
“Chúng tôi đang thảo luận về những lợi ích chung của thế giới dân chủ phương Tây. Ông Putin không có chỗ trong cuộc thảo luận này, và tôi không tin là có bất kỳ một nhà lãnh đạo nào muốn ông Putin tham gia”, ông Harper nói ngày 7/6.
Tuyên bố này của Thủ tướng Canada được đưa ra khi Thủ tướng Italy Matteo Renzi và Thủ tướng Đức Angela Merkel cố gắng tìm cách đưa ông Putin tham gia vào việc thiết lập một thỏa thuận hòa bình cho Ukraine. Nhóm G7 hy vọng Moscow và Kiev đưa ra cam kết thực thi dài hạn đối với lệnh ngừng bắn được ký kết ở Minsk hồi tháng 2 năm nay.
“Tôi nghĩ điều này cũng có ích”, ông Harper nói khi nhắc đến những nỗ lực của bà Merkel. Nhưng theo Thủ tướng Canada, việc Nga bị loại khỏi G7 là “phù hợp”, xét tới tầm nhìn của Putin đối với nước Nga đang xung đột với những lợi ích của G7.
“Ông Putin vận hành một hệ thống hoàn toàn khác…, không giống với nền kinh tế của chúng tôi, không có chung những lợi ích và giá trị với chúng tôi”, ông Harper phát biểu.
Nga đã bị loại khỏi nhóm G8 vào năm ngoái sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea ly khai từ Ukraine. Một số nhà phê bình nói rằng, sự có mặt của Tổng thống Nga tại hội nghị thượng đỉnh G8 năm nay có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài ở miền Đông Ukraine.
Một số lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga sẽ hết hạn vào tháng 7. Một số nhà lãnh đạo G7 như Thủ tướng Canada và Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn gia hạn lệnh trừng phạt nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn chưa chính thức nhất trí về vấn đề này. Một số ít nước châu Âu muốn giảm trừng phạt Nga vì có một quan hệ kinh tế chặt chẽ với nước này.
Mới tuần trước, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko lên tiếng cảnh báo về một cuộc tấn công toàn diện của Nga nhằm vào nước này.
Nay, Thủ tướng Canada nhấn mạnh, việc giao tranh đã bùng phát trở lại ở miền Đông Ukaine hồi tuần trước đặt thỏa thuận ngừng bắn Minsk trước nguy cơ đổ vỡ.
Về phần mình, vào cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Putin khẳng định ủng hộ tiến trình hòa bình cho miền Đông Ukraine. Ông cũng cáo buộc Kiev tìm cách cản trở tiến trình này khi không chịu đàm phán với phe nổi dậy và tìm cách cắt đứt các hoạt động kinh tế ở miền Đông.