Thực phẩm ở Nga ngày càng đắt đỏ, lạm phát leo thang
Không những tăng giá mạnh, nhiều mặt hàng thực phẩm thậm chí còn đang biến mất khỏi các siêu thị Nga
Các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế nước này. Đồng Rúp đang mất giá mạnh hơn bất kỳ đồng tiền nào trên thế giới, khiến Ngân hàng Trung ương Nga từ đầu năm đến nay phải chi khoảng 55 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối để giữ giá đồng tiền.
Cùng với đó, nền kinh tế Nga đang ngấp nghé miệng vực suy thoái.
Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, Galina Mityaeva, một bà nội trợ Nga, lại cảm nhận sức ép của lệnh trừng phạt theo một cách khác. Loại xúc xích Đức mà người phụ nữ 69 tuổi này vẫn mua hàng tuần có giá ngày càng đắt. Vì thế, số xúc xích mà mỗi lần bà Mityaeva mua tại một siêu thị ở ngoại ô Moscow phải giảm đi so với trước.
“Mỗi lần đi chợ tôi lại thấy thực phẩm tăng giá”, bà Mityaeva nói. “Khi xếp hàng thanh toán, có thể nghe thấy mọi người phàn nàn bây giờ chẳng biết mua gì với 1.000 Rúp”.
7 tháng sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cuộc khủng hoảng mà Nga bị cho là hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông nước này, các lệnh trừng phạt và sự tháo chạy của các dòng vốn đã khiến đồng Rúp Nga rớt giá thảm. Và áp lực đang đè nặng lên cuộc sống của người dân nước này.
Tháng trước, lạm phát tại Nga tăng lên 8%, cao nhất trong 3 năm. Trong số các mặt hàng thực phẩm, giá thịt và gia cầm tăng mạnh nhất, với mức tăng 17%. Giá thuốc lá tăng 28% và giá vé bay quốc tế cùng các dịch vụ lữ hành tăng 13%.
Natalya Lomteva, một sinh viên Nga 20 tuổi, gạt ý tưởng đi du lịch nước ngoài vì “không đủ khả năng tài chính”. Lomteva cho biết, cô cũng không còn đến những nhà hàng ưa thích như trước kia, vì giá cả đã trở nên quá đắt đỏ. Thay vào đó, cô và bạn bè chọn những quán nhỏ, có giá đồ ăn và đồ uống “mềm” hơn.
Giá thực phẩm ở Nga tăng tốc mạnh hơn sau khi nước này hồi tháng 8 tung lệnh cấm nhập khẩu một số mặt hàng thực phẩm của Mỹ và châu Âu nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt kinh tế. Mức lạm phát giá thịt 17% trong tháng 7 là một bước tăng mạnh so với mức 11% trong tháng 8 và trái ngược hoàn toàn so với mức giảm 3% ghi nhận vào cuối năm 2013. Lạm phát giá thực phẩm nói chung ở Nga hiện đã tăng gần gấp đôi lên mức 11% từ mức 6% vào năm ngoái.
Từ đầu năm tới nay, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất 3 lần, lên mức 8%, và bán USD từ dự trữ ngoại hối để hỗ trợ tỷ giá đồng Rúp và kiềm chế lạm phát. Tính từ đầu năm, đồng Rúp đã mất giá 18%, đẩy giá thực phẩm nhập khẩu leo thang mạnh.
Nhiều mặt hàng thực phẩm thậm chí còn đang biến mất khỏi các siêu thị Nga. Kết quả một cuộc thăm dò được công bố hồi đầu tuần này cho thấy, 17% người Nga được khảo sát ý kiến nói rằng, nhiều mặt hàng đã biến mất.
Bà Marina Khomenko, một giáo viên 56 tuổi, cho biết, ngày càng khó tìm mỹ phẩm hiệu Nivea hay quần áo hiệu C&A mà bà vẫn quen dùng. Theo ước tính của người phụ nữ này, giá một số mặt hàng tiêu dùng ở Moscow đã tăng gấp 3 lần. “Giá quần áo bây giờ quá đắt”, bà nói.
Trở lại với siêu thị ở ngoại ô Moscow nơi bà Mityaeva đang mua hàng. Bà nội trợ này đưa ra một danh sách cho thấy những mặt hàng mà bà thấy giá tăng mạnh trong thời gian gần đây, bao gồm bánh mỳ, sữa, pho mát, kem chua, cánh gà… Đã vậy, mỗi tháng bà Mityaeva còn phải chi 4.000 Rúp, tương đương khoảng 100 USD, để mua thuốc ổn định nhịp tim. Riêng số tiền thuốc này đã tương đương hơn 1/3 khoản lương hưu hàng tháng 11.000 Rúp của bà Mityaeva.
“Tôi có thể sống mà không cần trứng cá hồi nhập khẩu, nhưng tôi cần thuốc”, bà Mityaeva nói. “Cuộc sống đang trở nên khó khăn hơn”.
Tuy vậy, tỷ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với Tổng thống Vladimir Putin vẫn đang ở gần mức cao kỷ lục. Kết quả thăm dò do tổ chức độc lập Levada Center công bố mới đây cho thấy, tỷ lệ ủng hộ ông Putin hiện ở mức 84%, so với mức 65% hồi tháng 1 và mức kỷ lục 88% vào năm 2008.
Hôm nay (8/10), nhân dịp sinh nhật ông Putin, hơn 100.000 thanh niên mặc áo mang màu cờ Nga đã xếp thành hình lá quốc kỳ dài 2.000 mét ở Grozny, thủ phủ Chechnya.
“Một kỷ lục thế giới mới đã được thiết lập hôm nay ở Grozny, một lá quốc kỳ được xếp bởi số lượng người lớn chưa từng có. Họ thể hiện sự ủng hộ đối với Tổng thống Putin và chúc mừng sinh nhật ông”, ông Ramzan Kadyrov, người đứng đầu vùng Chechnya, viết trên Instagram.
Cùng với đó, nền kinh tế Nga đang ngấp nghé miệng vực suy thoái.
Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, Galina Mityaeva, một bà nội trợ Nga, lại cảm nhận sức ép của lệnh trừng phạt theo một cách khác. Loại xúc xích Đức mà người phụ nữ 69 tuổi này vẫn mua hàng tuần có giá ngày càng đắt. Vì thế, số xúc xích mà mỗi lần bà Mityaeva mua tại một siêu thị ở ngoại ô Moscow phải giảm đi so với trước.
“Mỗi lần đi chợ tôi lại thấy thực phẩm tăng giá”, bà Mityaeva nói. “Khi xếp hàng thanh toán, có thể nghe thấy mọi người phàn nàn bây giờ chẳng biết mua gì với 1.000 Rúp”.
7 tháng sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cuộc khủng hoảng mà Nga bị cho là hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông nước này, các lệnh trừng phạt và sự tháo chạy của các dòng vốn đã khiến đồng Rúp Nga rớt giá thảm. Và áp lực đang đè nặng lên cuộc sống của người dân nước này.
Tháng trước, lạm phát tại Nga tăng lên 8%, cao nhất trong 3 năm. Trong số các mặt hàng thực phẩm, giá thịt và gia cầm tăng mạnh nhất, với mức tăng 17%. Giá thuốc lá tăng 28% và giá vé bay quốc tế cùng các dịch vụ lữ hành tăng 13%.
Natalya Lomteva, một sinh viên Nga 20 tuổi, gạt ý tưởng đi du lịch nước ngoài vì “không đủ khả năng tài chính”. Lomteva cho biết, cô cũng không còn đến những nhà hàng ưa thích như trước kia, vì giá cả đã trở nên quá đắt đỏ. Thay vào đó, cô và bạn bè chọn những quán nhỏ, có giá đồ ăn và đồ uống “mềm” hơn.
Giá thực phẩm ở Nga tăng tốc mạnh hơn sau khi nước này hồi tháng 8 tung lệnh cấm nhập khẩu một số mặt hàng thực phẩm của Mỹ và châu Âu nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt kinh tế. Mức lạm phát giá thịt 17% trong tháng 7 là một bước tăng mạnh so với mức 11% trong tháng 8 và trái ngược hoàn toàn so với mức giảm 3% ghi nhận vào cuối năm 2013. Lạm phát giá thực phẩm nói chung ở Nga hiện đã tăng gần gấp đôi lên mức 11% từ mức 6% vào năm ngoái.
Từ đầu năm tới nay, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất 3 lần, lên mức 8%, và bán USD từ dự trữ ngoại hối để hỗ trợ tỷ giá đồng Rúp và kiềm chế lạm phát. Tính từ đầu năm, đồng Rúp đã mất giá 18%, đẩy giá thực phẩm nhập khẩu leo thang mạnh.
Nhiều mặt hàng thực phẩm thậm chí còn đang biến mất khỏi các siêu thị Nga. Kết quả một cuộc thăm dò được công bố hồi đầu tuần này cho thấy, 17% người Nga được khảo sát ý kiến nói rằng, nhiều mặt hàng đã biến mất.
Bà Marina Khomenko, một giáo viên 56 tuổi, cho biết, ngày càng khó tìm mỹ phẩm hiệu Nivea hay quần áo hiệu C&A mà bà vẫn quen dùng. Theo ước tính của người phụ nữ này, giá một số mặt hàng tiêu dùng ở Moscow đã tăng gấp 3 lần. “Giá quần áo bây giờ quá đắt”, bà nói.
Trở lại với siêu thị ở ngoại ô Moscow nơi bà Mityaeva đang mua hàng. Bà nội trợ này đưa ra một danh sách cho thấy những mặt hàng mà bà thấy giá tăng mạnh trong thời gian gần đây, bao gồm bánh mỳ, sữa, pho mát, kem chua, cánh gà… Đã vậy, mỗi tháng bà Mityaeva còn phải chi 4.000 Rúp, tương đương khoảng 100 USD, để mua thuốc ổn định nhịp tim. Riêng số tiền thuốc này đã tương đương hơn 1/3 khoản lương hưu hàng tháng 11.000 Rúp của bà Mityaeva.
“Tôi có thể sống mà không cần trứng cá hồi nhập khẩu, nhưng tôi cần thuốc”, bà Mityaeva nói. “Cuộc sống đang trở nên khó khăn hơn”.
Tuy vậy, tỷ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với Tổng thống Vladimir Putin vẫn đang ở gần mức cao kỷ lục. Kết quả thăm dò do tổ chức độc lập Levada Center công bố mới đây cho thấy, tỷ lệ ủng hộ ông Putin hiện ở mức 84%, so với mức 65% hồi tháng 1 và mức kỷ lục 88% vào năm 2008.
Hôm nay (8/10), nhân dịp sinh nhật ông Putin, hơn 100.000 thanh niên mặc áo mang màu cờ Nga đã xếp thành hình lá quốc kỳ dài 2.000 mét ở Grozny, thủ phủ Chechnya.
“Một kỷ lục thế giới mới đã được thiết lập hôm nay ở Grozny, một lá quốc kỳ được xếp bởi số lượng người lớn chưa từng có. Họ thể hiện sự ủng hộ đối với Tổng thống Putin và chúc mừng sinh nhật ông”, ông Ramzan Kadyrov, người đứng đầu vùng Chechnya, viết trên Instagram.