Thương mại Trung Quốc tiếp tục lao dốc
Cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu của Trung Quốc đều đang giảm liên tiếp
Xuất khẩu của Trung Quốc giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong khi xuất khẩu có chuỗi giảm kỷ lục liền 13 tháng, hãng tin Bloomberg cho biết. Hoạt động thương mại của Trung Quốc đang sụt mạnh cùng với đà giảm tốc tăng trưởng nền kinh tế nước này.
Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố sáng 8/11, kim ngạch xuất khẩu tháng 11 của nước này tính bằng đồng USD giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh hơn mức dự báo giảm 5% mà giới quan sát đưa ra trước đó, và xấp xỉ mức giảm 6,9% trong tháng 10.
Giá trị nhập khẩu của nước này trong tháng 11 giảm 8,7%, dẫn tới thặng dư thương mại 54,1 tỷ USD. Mức giảm nhập khẩu này thấp hơn mức dự báo giảm 11,9% mà các chuyên gia đưa ra, đồng thời thấp hơn mức giảm 18,8% trong tháng 10.
Đối mặt với sự kết hợp giữa thương mại sụt giảm và hoạt động xây dựng các dự án nhà ở chậm lại, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể sẽ phải tung thêm các biện pháp kích cầu, cho dù đã cắt giảm lãi suất 6 lần trong một năm qua và thúc đẩy chi tiêu công.
Nhu cầu nhập khẩu giảm liên tiếp của Trung Quốc cũng đang là một thách thức với nhiều quốc gia. Nhu cầu tiêu dùng của nước này có tăng lên, nhưng không đủ để bù đắp sự sụt giảm nhu cầu hàng hóa đầu vào của các ngành công nghiệp then chốt.
“Nhu cầu toàn cầu đang ở vùng đáy, cũng giống như nền kinh tế Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế Hu Yuexiao thuộc công ty chứng khoán Shanghai Securities phát biểu. “Chúng ta sẽ còn chứng kiến thương mại của Trung Quốc èo uột trong năm tới, với thặng dư thương mại lớn”.
Thống kê xuất nhập khẩu tháng 11 của Trung Quốc được công bố sau khi một báo cáo hồi tuần trước cho thấy các điều kiện trong ngành sản xuất của nước này giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm.
Theo dự báo, lạm phát giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 11 sẽ chỉ bằng một nửa mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) và giảm phát gia tiêu dùng sẽ sâu hơn.
“Nền kinh tế Trung Quốc nói chung đang yếu. Ngoại trừ tiêu dùng, khó có thể có sự khởi sắc trong các dữ liệu khác công bố trong tháng này”, nhà phân tích Zhu Qibing thuộc công ty chứng khoán China Minzu Securities ở Bắc Kinh nhận xét.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, trong 11 tháng đầu năm nay, nước này đã tăng khối lượng nhập khẩu quặng sắt, dầu thô và các sản phẩm nông nghiệp, trong khi giảm khối lượng nhập khẩu than và thép.
Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố sáng 8/11, kim ngạch xuất khẩu tháng 11 của nước này tính bằng đồng USD giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh hơn mức dự báo giảm 5% mà giới quan sát đưa ra trước đó, và xấp xỉ mức giảm 6,9% trong tháng 10.
Giá trị nhập khẩu của nước này trong tháng 11 giảm 8,7%, dẫn tới thặng dư thương mại 54,1 tỷ USD. Mức giảm nhập khẩu này thấp hơn mức dự báo giảm 11,9% mà các chuyên gia đưa ra, đồng thời thấp hơn mức giảm 18,8% trong tháng 10.
Đối mặt với sự kết hợp giữa thương mại sụt giảm và hoạt động xây dựng các dự án nhà ở chậm lại, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể sẽ phải tung thêm các biện pháp kích cầu, cho dù đã cắt giảm lãi suất 6 lần trong một năm qua và thúc đẩy chi tiêu công.
Nhu cầu nhập khẩu giảm liên tiếp của Trung Quốc cũng đang là một thách thức với nhiều quốc gia. Nhu cầu tiêu dùng của nước này có tăng lên, nhưng không đủ để bù đắp sự sụt giảm nhu cầu hàng hóa đầu vào của các ngành công nghiệp then chốt.
“Nhu cầu toàn cầu đang ở vùng đáy, cũng giống như nền kinh tế Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế Hu Yuexiao thuộc công ty chứng khoán Shanghai Securities phát biểu. “Chúng ta sẽ còn chứng kiến thương mại của Trung Quốc èo uột trong năm tới, với thặng dư thương mại lớn”.
Thống kê xuất nhập khẩu tháng 11 của Trung Quốc được công bố sau khi một báo cáo hồi tuần trước cho thấy các điều kiện trong ngành sản xuất của nước này giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm.
Theo dự báo, lạm phát giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 11 sẽ chỉ bằng một nửa mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) và giảm phát gia tiêu dùng sẽ sâu hơn.
“Nền kinh tế Trung Quốc nói chung đang yếu. Ngoại trừ tiêu dùng, khó có thể có sự khởi sắc trong các dữ liệu khác công bố trong tháng này”, nhà phân tích Zhu Qibing thuộc công ty chứng khoán China Minzu Securities ở Bắc Kinh nhận xét.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, trong 11 tháng đầu năm nay, nước này đã tăng khối lượng nhập khẩu quặng sắt, dầu thô và các sản phẩm nông nghiệp, trong khi giảm khối lượng nhập khẩu than và thép.