Tiền Malaysia mất giá “gợi nhớ khủng hoảng 1998”
Ringgit trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất ở châu Á trong một năm qua
Đợt giảm giá mạnh nhất đồng Ringgit của Malaysia kể từ năm 1998 làm nhiều người nhớ lại “cuộc đấu” giữa Thủ tướng nước này khi đó Mahathir Mohamad và tỷ phú đầu cơ George Soros.
Theo hãng tin Bloomberg, tuần trước đồng Ringgit đã mất giá 3,8% so với đồng USD. Vào hôm thứ Năm, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Malaysia, bà Zeti Akhatar Aziz nói, dự trữ ngoại hối của nước này cần được làm đầy trở lại, vì đã giảm dưới mức 100 tỷ USD kể từ năm 2010.
Tuy vậy, bà Zeti loại trừ khả năng Malaysia sẽ công bố neo buộc tỷ giá hay các kiểm soát vốn - những biện pháp mà nước này đã phải dùng tới 17 năm trước khi đối mặt với tình trạng “rơi tự do” của tỷ giá.
Trong cuộc khủng hoảng 1998, Thủ tướng Mahathir đã cáo buộc giới đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu cơ nổi tiếng Soros, thực hiện cuộc tấn công tiền tệ khiến tỷ giá đồng Ringgit rớt thảm.
“Đợt giảm giá hiện nay của đồng Ringgit làm sống lại những hồi ức về cuộc tấn công của các quỹ đầu cơ vào đồng tiền này trong cuộc khủng hoảng 1997-1998”, nhà kinh tế học Chua Hak Bin thuộc Bank of America Merrill Lynch ở Singapore phát biểu.
“Chúng tôi không cho là Malaysia sẽ đưa ra các biện pháp kiểm soát vốn, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng này bởi dự trữ ngoại hối của Malaysia đang sụt giảm nhanh chóng”.
Trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay (17/8), tỷ giá đồng Ringgit nối dài đà giảm giá, trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất ở châu Á trong một năm qua, với mức giảm 24%.
Đồng tiền này đang chịu áp lực mất giá từ một loạt nhân tố bao gồm scandal chính trị ở Malaysia, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá, giá dầu giảm sâu, và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm tăng lãi suất.
Tháng 9/1998, trước khi Thủ tướng Mahathir quyết định tung biện pháp kiểm soát vốn, đồng Ringgit đã mất giá 30%. Một số nhà đầu tư nói rằng, nguy cơ các biện pháp vốn được tung ra một lần nữa trong đợt giảm giá này của đồng Ringgit đang dẫn tới việc các dòng tiền tháo chạy khỏi Malaysia.
Đồng Ringgit đã liên tục giảm giá trong 8 tuần qua. Sáng nay, đồng tiền này mất giá 1% so với đồng USD, còn 4,1215 Ringgit đổi 1 USD.
Malaysia có một “lịch sử phản ứng chính sách đầy khắc nghiệt” và điều này có thể thúc đẩy sự tháo chạy của các quỹ đầu tư khi đồng Ringgit mất giá sâu - theo ông Alan Richardson, nhà quản lý quỹ tại công ty Samsung Asset Management ở Hồng Kông.
Tính đến tháng 7 vừa rồi, các quỹ đầu tư nước ngoài nắm 32% trái phiếu chính phủ đang lưu hành của Malaysia, so với tỷ lệ 17% đối với trái phiếu chính phủ Thái Lan.
“Tình hình hiện nay có nhiều điểm tương đồng với cuộc khủng hoảng 1997/1998” - ông Gerald Ambrose, Giám đốc điều hành công ty quản lý quỹ Aberdeen Asset Management Sdn. ở Kuala Lumpur nói. “Có nhiều luồng quan điểm khác nhau, trong đó ít nhiều có sự hoảng sợ. Mối lo thực sự đang nằm ở trái phiếu chính phủ Malaysia, tài sản mà mức nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài cao hơn nhiều”.
Năm 1998, Thủ tướng Mahathir đã “bỏ qua” khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khi tung ra các biện pháp của riêng mình để bình ổn tỷ giá đồng Ringgit, bao gồm neo buộc tỷ giá đồng tiền này ở mức 3,8 Ringgit đổi 1 USD. Ngay lập tức, IMF gọi biện pháp này là “một bước thụt lùi”, nhưng về sau đã thừa nhận đây là “sự neo buôc đem lại ổn định”.
Tính đến cuối tháng 7 năm nay, dự trữ ngoại hối của Malaysia đã giảm 17% so với đầu năm, còn 96,7 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối giảm cho thấy Ngân hàng Trung ương Malaysia đã can thiệp để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ trong bối cảnh Thủ tướng Najib Razak đối mặt với một cuộc điều tra do nghi vấn chuyển công quỹ vào tài khoản ngân hàng cá nhân.
Hôm thứ Năm tuần trước, ông Razak viết trên trang blog cá nhân rằng những “mưu đồ chính trị” đang là một trong những nguyên nhân khiến đồng Ringgit sụt giá sâu.
“Tôi cho rằng đang có một nỗ lực phối hợp nhằm thử thách dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Malaysia. Tâm lý của thị trường đang xấu, và đó là lý do vì sao Ngân hàng Trung ương Malaysia cần phá vỡ vòng tròn này. Những tuyên bố công khai của Thống đốc Zeti hay các quan chức khác sẽ là cần thiết”, ông Mixo Das, chiến lược gia chứng khoán thuộc công ty Nomura Holdings Inc. tại Singapore, phát biểu.
Theo hãng tin Bloomberg, tuần trước đồng Ringgit đã mất giá 3,8% so với đồng USD. Vào hôm thứ Năm, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Malaysia, bà Zeti Akhatar Aziz nói, dự trữ ngoại hối của nước này cần được làm đầy trở lại, vì đã giảm dưới mức 100 tỷ USD kể từ năm 2010.
Tuy vậy, bà Zeti loại trừ khả năng Malaysia sẽ công bố neo buộc tỷ giá hay các kiểm soát vốn - những biện pháp mà nước này đã phải dùng tới 17 năm trước khi đối mặt với tình trạng “rơi tự do” của tỷ giá.
Trong cuộc khủng hoảng 1998, Thủ tướng Mahathir đã cáo buộc giới đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu cơ nổi tiếng Soros, thực hiện cuộc tấn công tiền tệ khiến tỷ giá đồng Ringgit rớt thảm.
“Đợt giảm giá hiện nay của đồng Ringgit làm sống lại những hồi ức về cuộc tấn công của các quỹ đầu cơ vào đồng tiền này trong cuộc khủng hoảng 1997-1998”, nhà kinh tế học Chua Hak Bin thuộc Bank of America Merrill Lynch ở Singapore phát biểu.
“Chúng tôi không cho là Malaysia sẽ đưa ra các biện pháp kiểm soát vốn, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng này bởi dự trữ ngoại hối của Malaysia đang sụt giảm nhanh chóng”.
Trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay (17/8), tỷ giá đồng Ringgit nối dài đà giảm giá, trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất ở châu Á trong một năm qua, với mức giảm 24%.
Đồng tiền này đang chịu áp lực mất giá từ một loạt nhân tố bao gồm scandal chính trị ở Malaysia, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá, giá dầu giảm sâu, và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm tăng lãi suất.
Tháng 9/1998, trước khi Thủ tướng Mahathir quyết định tung biện pháp kiểm soát vốn, đồng Ringgit đã mất giá 30%. Một số nhà đầu tư nói rằng, nguy cơ các biện pháp vốn được tung ra một lần nữa trong đợt giảm giá này của đồng Ringgit đang dẫn tới việc các dòng tiền tháo chạy khỏi Malaysia.
Đồng Ringgit đã liên tục giảm giá trong 8 tuần qua. Sáng nay, đồng tiền này mất giá 1% so với đồng USD, còn 4,1215 Ringgit đổi 1 USD.
Malaysia có một “lịch sử phản ứng chính sách đầy khắc nghiệt” và điều này có thể thúc đẩy sự tháo chạy của các quỹ đầu tư khi đồng Ringgit mất giá sâu - theo ông Alan Richardson, nhà quản lý quỹ tại công ty Samsung Asset Management ở Hồng Kông.
Tính đến tháng 7 vừa rồi, các quỹ đầu tư nước ngoài nắm 32% trái phiếu chính phủ đang lưu hành của Malaysia, so với tỷ lệ 17% đối với trái phiếu chính phủ Thái Lan.
“Tình hình hiện nay có nhiều điểm tương đồng với cuộc khủng hoảng 1997/1998” - ông Gerald Ambrose, Giám đốc điều hành công ty quản lý quỹ Aberdeen Asset Management Sdn. ở Kuala Lumpur nói. “Có nhiều luồng quan điểm khác nhau, trong đó ít nhiều có sự hoảng sợ. Mối lo thực sự đang nằm ở trái phiếu chính phủ Malaysia, tài sản mà mức nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài cao hơn nhiều”.
Năm 1998, Thủ tướng Mahathir đã “bỏ qua” khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khi tung ra các biện pháp của riêng mình để bình ổn tỷ giá đồng Ringgit, bao gồm neo buộc tỷ giá đồng tiền này ở mức 3,8 Ringgit đổi 1 USD. Ngay lập tức, IMF gọi biện pháp này là “một bước thụt lùi”, nhưng về sau đã thừa nhận đây là “sự neo buôc đem lại ổn định”.
Tính đến cuối tháng 7 năm nay, dự trữ ngoại hối của Malaysia đã giảm 17% so với đầu năm, còn 96,7 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối giảm cho thấy Ngân hàng Trung ương Malaysia đã can thiệp để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ trong bối cảnh Thủ tướng Najib Razak đối mặt với một cuộc điều tra do nghi vấn chuyển công quỹ vào tài khoản ngân hàng cá nhân.
Hôm thứ Năm tuần trước, ông Razak viết trên trang blog cá nhân rằng những “mưu đồ chính trị” đang là một trong những nguyên nhân khiến đồng Ringgit sụt giá sâu.
“Tôi cho rằng đang có một nỗ lực phối hợp nhằm thử thách dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Malaysia. Tâm lý của thị trường đang xấu, và đó là lý do vì sao Ngân hàng Trung ương Malaysia cần phá vỡ vòng tròn này. Những tuyên bố công khai của Thống đốc Zeti hay các quan chức khác sẽ là cần thiết”, ông Mixo Das, chiến lược gia chứng khoán thuộc công ty Nomura Holdings Inc. tại Singapore, phát biểu.