Tiền Malaysia rớt giá “thảm” nhất châu Á vì bầu cử Mỹ
Sau khi Donald Trump chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng Ringgit của Malaysia rớt giá chóng mặt
Sau chiến thắng bất ngờ của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng Ringgit của Malaysia đã rớt giá chóng mặt, đặt Ngân hàng Trung ương nước này vào thế khó.
Theo hãng tin Bloomberg, đồng Ringgit đã giảm giá hơn 5% kể từ cuộc bầu cử ở Mỹ hôm 8/11, mức giảm mạnh nhất trong số các đồng tiền ở châu Á. Trong cùng khoảng thời gian, các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á chứng kiến giới đầu tư nước ngoài thoái lượng vốn 11 tỷ USD.
Trong bối cảnh như vậy, các nhà phân tích được Bloomberg khảo sát ý kiến dự báo Ngân hàng Trung ương Malaysia sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 3% trong cuộc họp ngày 23/11.
“Xét đến sự suy yếu của đồng Ringgit và khả năng lạm phát gia tăng vào năm tới, dư địa để cắt giảm lãi suất là hạn hẹp. Biến động tỷ giá đồng Ringgit và sức mạnh của đồng USD càng khiến vấn đề phức tạp hơn”, chuyên gia kinh tế Julia Goh của ngân hàng United Overseas Bank ở Kuala Lumpur nhận xét.
Từng là một trong số những nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á, nền kinh tế Malaysia đang chững lại. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Malaysia chỉ tăng chưa đầy 5% trong thời gian từ 201 6-2018. Quý 3 vừa qua, nền kinh tế nước này tăng trưởng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số nhà phân tích cho rằng Ngân hàng Trung ương Malaysia sẽ chờ đến nửa đầu năm 2017 mới tiếp tục cắt giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng.
Các ngân hàng trung ương khác trong khu vực cũng đang trì hoãn việc bổ sung thêm các biện pháp kích cầu trong bối cảnh đồng nội tệ rớt giá hậu bầu cử Mỹ. Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã dừng hạ lãi suất sau 6 lần cắt giảm từ đầu năm đến nay.
Tính đến phiên giao dịch ngày 22/11, đồng Ringgit của Malaysia đã giảm 10 phiên liên tiếp, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10/2015. Chính phủ nước này dự báo lạm phát sẽ ở mức 2-3 % trong năm tới, từ mức 2-2,5 % trong năm nay.
Theo hãng tin Bloomberg, đồng Ringgit đã giảm giá hơn 5% kể từ cuộc bầu cử ở Mỹ hôm 8/11, mức giảm mạnh nhất trong số các đồng tiền ở châu Á. Trong cùng khoảng thời gian, các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á chứng kiến giới đầu tư nước ngoài thoái lượng vốn 11 tỷ USD.
Trong bối cảnh như vậy, các nhà phân tích được Bloomberg khảo sát ý kiến dự báo Ngân hàng Trung ương Malaysia sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 3% trong cuộc họp ngày 23/11.
“Xét đến sự suy yếu của đồng Ringgit và khả năng lạm phát gia tăng vào năm tới, dư địa để cắt giảm lãi suất là hạn hẹp. Biến động tỷ giá đồng Ringgit và sức mạnh của đồng USD càng khiến vấn đề phức tạp hơn”, chuyên gia kinh tế Julia Goh của ngân hàng United Overseas Bank ở Kuala Lumpur nhận xét.
Từng là một trong số những nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á, nền kinh tế Malaysia đang chững lại. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Malaysia chỉ tăng chưa đầy 5% trong thời gian từ 201 6-2018. Quý 3 vừa qua, nền kinh tế nước này tăng trưởng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số nhà phân tích cho rằng Ngân hàng Trung ương Malaysia sẽ chờ đến nửa đầu năm 2017 mới tiếp tục cắt giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng.
Các ngân hàng trung ương khác trong khu vực cũng đang trì hoãn việc bổ sung thêm các biện pháp kích cầu trong bối cảnh đồng nội tệ rớt giá hậu bầu cử Mỹ. Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã dừng hạ lãi suất sau 6 lần cắt giảm từ đầu năm đến nay.
Tính đến phiên giao dịch ngày 22/11, đồng Ringgit của Malaysia đã giảm 10 phiên liên tiếp, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10/2015. Chính phủ nước này dự báo lạm phát sẽ ở mức 2-3 % trong năm tới, từ mức 2-2,5 % trong năm nay.