Tòa phúc thẩm giữ phán quyết đình chỉ sắc lệnh của Trump
Đề nghị của chính quyền Trump về lập lại sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời đã không được tòa phúc thẩm chấp nhận
Tòa án phúc thẩm ở San Francisco ngày 9/2 đã ra phán quyết rằng nước Mỹ tiếp tục mở cửa đón người tị nạn và người có thị thực từ 7 quốc gia trong sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời của Tổng thống Donald Trump - Bloomberg đưa tin.
Sắc lệnh do ông Trump ký hôm 27/1 cấm nhập cảnh trong vòng 120 ngày đối với toàn bộ người tị nạn và trong vòng 90 ngày đối với công dân 7 nước có phần đông dân số là người theo đạo Hồi, gồm Iraq, Iran, Syria, Libya, Somali, Sudan, và Yemen.
Tiếp đó, hai bang Washington và Minnesota đã đâm đơn kiện phán quyết này lên tòa án liên bang ở Seattle. Thẩm phán James Robart của tòa án này ra phán quyết đình chỉ sắc lệnh của ông Trump. Nhà Trắng kháng cáo lên tòa phúc thẩm ở San Francisco, đòi đưa sắc lệnh có hiệu lực trở lại.
Sau khi xem xét, tòa phúc thẩm đã ra phán quyết vào tối ngày 9/2 theo giờ địa phương, bác bỏ đề nghị của Chính phủ Mỹ về lập lại sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump. Với quyết định này, người tị nạn và công dân 7 nước bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh vẫn tiếp tục được nhập cảnh vào Mỹ.
Sau khi phán quyết của tòa phúc thẩm được công bố, Tổng thống Trump tỏ rõ thái độ thách thức và phát tín hiệu rằng Chính phủ của ông sẽ tiếp tục kháng cáo. “Hẹn gặp các ông ở tòa! An ninh của đất nước chúng ta đang lâm nguy!” ông viết trên tài khoản mạng xã hội Twitter cá nhân.
Giới quan sát nhận định chính quyền Trump nhiều khả năng sẽ tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Tối cao. Cuộc chiến pháp lý này được dự báo còn tiếp diễn cam go, và được xem là “bài kiểm tra” lớn nhất đối với quyền hành pháp của Trump kể từ khi ông trở thành nhà lãnh đạo nước Mỹ.
Công chúng “có lợi ích trong việc tự do đi lại, trong việc tránh chia cắt các gia đình, và trong việc tránh phân biệt đối xử”, hội đồng xét xử gồm 3 vị thẩm phán nói trong phán quyết đồng thuận tuyệt đối dài 29 trang.
Phán quyết này là một trở ngại lớn đối với Trump, và ngược lại, là một chiến thắng - không chỉ đối với hai bang đâm đơn kiện là Washington và Minnesota, mà còn đối với nhiều công ty công nghệ lớn của Mỹ như Facebook, Google và Microsoft. Những công ty này cho rằng sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump cản trở công việc kinh doanh toàn cầu của họ.
Lý do mà ông Trump đưa ra cho sắc lệnh này là tăng cường an ninh quốc gia. Trong khi đó, những người phản đối cho rằng sắc lệnh vi phạm quyền được bảo vệ bình đẳng và đi ngược lại quy định của Hiến pháp Mỹ về cấm thiên vị bất kỳ một tôn giáo nào.
Trump đã có những phản ứng gay gắt kể từ khi sắc lệnh của ông bị dừng. Ông gọi thẩm phán Robart là “cái gọi là thẩm phán”, đồng thời chỉ trích hệ thống tòa án Mỹ. Cách đây ít hôm, ông cảnh báo rằng công chúng hay đổ lỗi cho thẩm phán Robart và hệ thống tòa án “nếu có chuyện gì đó xảy ra”.
Sắc lệnh do ông Trump ký hôm 27/1 cấm nhập cảnh trong vòng 120 ngày đối với toàn bộ người tị nạn và trong vòng 90 ngày đối với công dân 7 nước có phần đông dân số là người theo đạo Hồi, gồm Iraq, Iran, Syria, Libya, Somali, Sudan, và Yemen.
Tiếp đó, hai bang Washington và Minnesota đã đâm đơn kiện phán quyết này lên tòa án liên bang ở Seattle. Thẩm phán James Robart của tòa án này ra phán quyết đình chỉ sắc lệnh của ông Trump. Nhà Trắng kháng cáo lên tòa phúc thẩm ở San Francisco, đòi đưa sắc lệnh có hiệu lực trở lại.
Sau khi xem xét, tòa phúc thẩm đã ra phán quyết vào tối ngày 9/2 theo giờ địa phương, bác bỏ đề nghị của Chính phủ Mỹ về lập lại sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump. Với quyết định này, người tị nạn và công dân 7 nước bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh vẫn tiếp tục được nhập cảnh vào Mỹ.
Sau khi phán quyết của tòa phúc thẩm được công bố, Tổng thống Trump tỏ rõ thái độ thách thức và phát tín hiệu rằng Chính phủ của ông sẽ tiếp tục kháng cáo. “Hẹn gặp các ông ở tòa! An ninh của đất nước chúng ta đang lâm nguy!” ông viết trên tài khoản mạng xã hội Twitter cá nhân.
Giới quan sát nhận định chính quyền Trump nhiều khả năng sẽ tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Tối cao. Cuộc chiến pháp lý này được dự báo còn tiếp diễn cam go, và được xem là “bài kiểm tra” lớn nhất đối với quyền hành pháp của Trump kể từ khi ông trở thành nhà lãnh đạo nước Mỹ.
Công chúng “có lợi ích trong việc tự do đi lại, trong việc tránh chia cắt các gia đình, và trong việc tránh phân biệt đối xử”, hội đồng xét xử gồm 3 vị thẩm phán nói trong phán quyết đồng thuận tuyệt đối dài 29 trang.
Phán quyết này là một trở ngại lớn đối với Trump, và ngược lại, là một chiến thắng - không chỉ đối với hai bang đâm đơn kiện là Washington và Minnesota, mà còn đối với nhiều công ty công nghệ lớn của Mỹ như Facebook, Google và Microsoft. Những công ty này cho rằng sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump cản trở công việc kinh doanh toàn cầu của họ.
Lý do mà ông Trump đưa ra cho sắc lệnh này là tăng cường an ninh quốc gia. Trong khi đó, những người phản đối cho rằng sắc lệnh vi phạm quyền được bảo vệ bình đẳng và đi ngược lại quy định của Hiến pháp Mỹ về cấm thiên vị bất kỳ một tôn giáo nào.
Trump đã có những phản ứng gay gắt kể từ khi sắc lệnh của ông bị dừng. Ông gọi thẩm phán Robart là “cái gọi là thẩm phán”, đồng thời chỉ trích hệ thống tòa án Mỹ. Cách đây ít hôm, ông cảnh báo rằng công chúng hay đổ lỗi cho thẩm phán Robart và hệ thống tòa án “nếu có chuyện gì đó xảy ra”.