Tổng thống Trump dọa hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên
Phát biểu trước Liên hiệp quốc, ông Trump đẩy cuộc khẩu chiến với Triều Tiên lên một ngưỡng cao mới
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/9 đã đẩy cuộc khẩu chiến với Triều Tiên lên một ngưỡng cao mới, đe dọa “hủy diệt hoàn toàn” quốc gia 26 triệu dân này và gọi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un là “gã tên lửa”.
Theo tin từ Reuters, trong một bài diễn văn sử dụng nhiều ngôn từ mạnh trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, ông Trump phác họa một bức tranh u ám về thế giới, đồng thời đưa ra một hướng đi mang tính đối đầu cao cho việc giải quyết những thách thức toàn cầu và quyết liệt bảo vệ chủ quyền của nước Mỹ.
“Nước Mỹ có sức mạnh và sự kiên nhẫn to lớn, nhưng nếu bị buộc phải tự vệ hoặc bảo vệ đồng minh, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên”, ông Trump nói trước 193 quốc gia thành viên Liên hiệp quốc, theo sát nội dung diễn văn đã được chuẩn bị từ trước.
Trong khi khán giả trong hội trường ồ lên, ông Trump tiếp tục dùng những từ ngữ gay gắt để miêu tả ông Kim Jong Un: “Gã tên lửa đang theo đuổi một sứ mệnh tự sát đối với chính ông ta và chính thể của ông ta”.
Những phát biểu này của ông chủ Nhà Trắng đã gây bất ngờ và lo ngại đối với các nhà lãnh đạo thế giới có mặt tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Trước khi ông Trump phát biểu vài phút, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres đã lên tiếng kêu gọi sự kiềm chế, nói rằng: “Chúng ta không thể lạc bước vào chiến tranh”.
Đây là lời đe dọa trực tiếp nhất từ trước đến nay của ông Trump về sử dụng biện pháp quân sự để tấn công Triều Tiên, được đưa ra trong lần xuất hiện đầu tiên của ông trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Lời cảnh báo cho thấy sự mất kiên nhẫn của nhà lãnh đạo Mỹ sau hàng loạt vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên và vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của nước này.
Các cố vấn của ông Trump tiết lộ rằng ông đang lo ngại về những bước tiến của Bình Nhưỡng trong công nghệ tên lửa, cũng như việc không có nhiều lựa chọn để tìm ra một giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên mà không có sự giúp đỡ của Trung Quốc.
Trong hội trường, một người trong số khán giả đã lấy tay che mặt sau khi ông Trump dọa “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên. Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom khoanh tay.
“Đó là một phát biểu sai lầm, vào một thời điểm sai lầm, trước khán giả không phù hợp”, bà Wallstrom nói với hãng tin BBC sau đó.
Nhưng ông Trump không hề hối tiếc về những gì đã nói. Sau bài phát biểu, ông thậm chí còn đăng lên mạng xã hội Twitter đoạn đe dọa Triều Tiên.
Thủ tướng Đức Angela Merkel không tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc lần này do đang bận rộn với cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào cuối tuần. Từ Berlin, bà Merkel nói sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo tìm ra một giải pháp ngoại giao cho vấn đề Triều Tiên. “Bất kỳ điều gì khác cũng sẽ dẫn tới thảm họa”, bà nói.
Trái với thái độ cứng rắn của ông Trump, một số thành viên nội các của ông vẫn bày tỏ mong muốn giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên bằng biện pháp hòa bình. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 19/9 nói với các nhà báo rằng Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang nỗ lực tìm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Triều Tiên.
Trong bài phát biểu kéo dài 41 phút, ông Trump cũng chỉ trích những tham vọng hạt nhân và ảnh hưởng khu vực của Iran, đồng thời đề cập đến nguy cơ của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. “Những khu vực lớn của thế giới đang trong tình trạng xung đột, một số nơi sẽ đi xuống địa ngục”, ông nói.
Bài phát biểu này của ông Trump khiến nhiều người nhớ lại bài phát biểu đậm chất dân tộc chủ nghĩa của ông trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ hôm 20/1. Những ngôn từ mạnh nhất của bài phát biểu được nhằm vào Triều Tiên, và ông Trump kêu gọi toàn thể các nước thành viên Liên hiệp quốc cô lập chính thể của ông Kim Jong Un cho tới khi Bình Nhưỡng dừng hành vi gây hấn.
Trong một sự chỉ trích ngầm nhằm vào Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Triều Tiên, ông Trump nói: “Thật là một sự sỉ nhục khi một số quốc gia không chỉ giao thương với một chính thể như vậy, mà còn sẵn sàng cung cấp vũ khí, hàng tiếp tế và hỗ trợ tài chính cho một quốc gia đẩy thế giới vào một cuộc xung đột hạt nhân”.
Thị trường tài chính hầu như không có phản ứng đáng kể nào sau bài phát biểu của ông Trump. Hầu hết các tài sản chính đều gần như giữ giá, bởi giới đầu tư đang dồn sự chú ý vào cuộc họp chính sách diễn ra trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Theo tin từ Reuters, trong một bài diễn văn sử dụng nhiều ngôn từ mạnh trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, ông Trump phác họa một bức tranh u ám về thế giới, đồng thời đưa ra một hướng đi mang tính đối đầu cao cho việc giải quyết những thách thức toàn cầu và quyết liệt bảo vệ chủ quyền của nước Mỹ.
“Nước Mỹ có sức mạnh và sự kiên nhẫn to lớn, nhưng nếu bị buộc phải tự vệ hoặc bảo vệ đồng minh, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên”, ông Trump nói trước 193 quốc gia thành viên Liên hiệp quốc, theo sát nội dung diễn văn đã được chuẩn bị từ trước.
Trong khi khán giả trong hội trường ồ lên, ông Trump tiếp tục dùng những từ ngữ gay gắt để miêu tả ông Kim Jong Un: “Gã tên lửa đang theo đuổi một sứ mệnh tự sát đối với chính ông ta và chính thể của ông ta”.
Những phát biểu này của ông chủ Nhà Trắng đã gây bất ngờ và lo ngại đối với các nhà lãnh đạo thế giới có mặt tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Trước khi ông Trump phát biểu vài phút, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres đã lên tiếng kêu gọi sự kiềm chế, nói rằng: “Chúng ta không thể lạc bước vào chiến tranh”.
Đây là lời đe dọa trực tiếp nhất từ trước đến nay của ông Trump về sử dụng biện pháp quân sự để tấn công Triều Tiên, được đưa ra trong lần xuất hiện đầu tiên của ông trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Lời cảnh báo cho thấy sự mất kiên nhẫn của nhà lãnh đạo Mỹ sau hàng loạt vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên và vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của nước này.
Các cố vấn của ông Trump tiết lộ rằng ông đang lo ngại về những bước tiến của Bình Nhưỡng trong công nghệ tên lửa, cũng như việc không có nhiều lựa chọn để tìm ra một giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên mà không có sự giúp đỡ của Trung Quốc.
Trong hội trường, một người trong số khán giả đã lấy tay che mặt sau khi ông Trump dọa “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên. Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom khoanh tay.
“Đó là một phát biểu sai lầm, vào một thời điểm sai lầm, trước khán giả không phù hợp”, bà Wallstrom nói với hãng tin BBC sau đó.
Nhưng ông Trump không hề hối tiếc về những gì đã nói. Sau bài phát biểu, ông thậm chí còn đăng lên mạng xã hội Twitter đoạn đe dọa Triều Tiên.
Thủ tướng Đức Angela Merkel không tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc lần này do đang bận rộn với cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào cuối tuần. Từ Berlin, bà Merkel nói sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo tìm ra một giải pháp ngoại giao cho vấn đề Triều Tiên. “Bất kỳ điều gì khác cũng sẽ dẫn tới thảm họa”, bà nói.
Trái với thái độ cứng rắn của ông Trump, một số thành viên nội các của ông vẫn bày tỏ mong muốn giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên bằng biện pháp hòa bình. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 19/9 nói với các nhà báo rằng Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang nỗ lực tìm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Triều Tiên.
Trong bài phát biểu kéo dài 41 phút, ông Trump cũng chỉ trích những tham vọng hạt nhân và ảnh hưởng khu vực của Iran, đồng thời đề cập đến nguy cơ của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. “Những khu vực lớn của thế giới đang trong tình trạng xung đột, một số nơi sẽ đi xuống địa ngục”, ông nói.
Bài phát biểu này của ông Trump khiến nhiều người nhớ lại bài phát biểu đậm chất dân tộc chủ nghĩa của ông trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ hôm 20/1. Những ngôn từ mạnh nhất của bài phát biểu được nhằm vào Triều Tiên, và ông Trump kêu gọi toàn thể các nước thành viên Liên hiệp quốc cô lập chính thể của ông Kim Jong Un cho tới khi Bình Nhưỡng dừng hành vi gây hấn.
Trong một sự chỉ trích ngầm nhằm vào Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Triều Tiên, ông Trump nói: “Thật là một sự sỉ nhục khi một số quốc gia không chỉ giao thương với một chính thể như vậy, mà còn sẵn sàng cung cấp vũ khí, hàng tiếp tế và hỗ trợ tài chính cho một quốc gia đẩy thế giới vào một cuộc xung đột hạt nhân”.
Thị trường tài chính hầu như không có phản ứng đáng kể nào sau bài phát biểu của ông Trump. Hầu hết các tài sản chính đều gần như giữ giá, bởi giới đầu tư đang dồn sự chú ý vào cuộc họp chính sách diễn ra trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).