Trump thành Tổng thống Mỹ, “thảm họa” với kinh tế toàn cầu?
Cựu cố vấn kinh tế cho Bill Clinton và Barack Obama đưa ra dự báo trong trường hợp Donald Trump đắc cử Tổng thống
Trong bài viết mới đây gửi đến Financial Times, chuyên gia kinh tế Lawrence Summers - người từng nhiều năm làm cố vấn kinh tế cao cấp dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Tổng thống đương nhiệm Barack Obama - đã đưa ra nhiều nhận định về những rủi ro có thể xảy đến, nếu tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
Lawrence Summers viết, ngày 23/6 tới, người dân Anh sẽ bỏ phiếu để đưa ra quyết định cuối cùng về việc Anh có còn tiếp tục nằm trong Liên minh Châu Âu (EU) hay không. Đến ngày 8/11, cử tri Mỹ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về người mà họ lựa chọn để dẫn dắt nước Mỹ trong 4 năm tới.
Hai cuộc bầu cử này không có nhiều điểm chung, tuy nhiên nó giống nhau ở một điểm: kết quả của cả hai đều vô cùng khó đoán định.
Thị trường tài chính thế giới chắc chắn sẽ có nhiều phản ứng với những yếu tố bất ổn liên quan đến hai cuộc bầu cử. Thị trường vô cùng nhạy cảm với thông tin Anh rời EU: đồng Bảng và thị trường chứng khoán Anh biến động mạnh mỗi khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố.
Nhiều dự báo cho rằng nếu cuối cùng cử tri quyết định Anh sẽ rời EU, đồng Bảng có thể sụt giá đến 10% và thị trường chứng khoán Anh sẽ giảm với mức độ tương đương.
Thậm chí, tác động từ việc Anh rời EU có thể lớn đến mức làm thay đổi định hướng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.
Theo Lawrence Summers, chắc chắn, cái giá mà nước Anh phải trả trên phương diện kinh tế nếu rời khỏi EU là không hề nhỏ. Vị thế một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới mà Anh đang nắm giữ sẽ lung lay, cùng lúc đó, xuất khẩu của Anh vào châu Âu sẽ giảm sâu.
Trong khi đó, khả năng tỷ phú Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực đến nước Mỹ và thế giới còn cao hơn nhiều so với việc Anh rời EU.
Nếu ông Trump thành Tổng thống Mỹ, phong cách lãnh đạo “độc đoán” của Trump và tính cách của ông có thể sẽ tác động xấu đến cộng đồng doanh nghiệp Mỹ.
Ông Lawrence Summers dẫn ra 5 điểm được đánh giá là rủi ro từ khả năng tỷ phú Trump trở thành Tổng thống Mỹ.
Thứ nhất, Trump đã hứa sẽ đưa ra chương trình giảm thuế có quy mô lên đến 10 nghìn tỷ USD, như một trong những chiến lược tranh cử chính của ông, và điều này sẽ tác động rất tiêu cực đến ngân sách Mỹ.
Còn nhớ vào năm 2011, khi nước Mỹ phải điều chỉnh nâng trần nợ công, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm đến 17%. Lawrence Summers khẳng định kịch bản tương tự sẽ có thể lặp lại, nếu vị tỷ phú bất động sản đưa ra chính sách đe dọa đến an ninh tài khóa của nước Mỹ.
Thứ hai, trong bối cảnh thế giới hội nhập ngày một sâu, toàn cầu hóa bùng nổ, “chủ nghĩa dân tộc” trong kinh tế của Donald Trump là vô cùng nguy hiểm. Những năm gần đây, xuất khẩu là một động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế Mỹ. Nên thật khó để tưởng tượng xuất khẩu Mỹ sẽ như thế nào, nếu nước này hủy bỏ các thỏa thuận thương mại đã ký.
Tổng thống Mỹ có quyền đơn phương rút khỏi các hoạt động thương mại mà không cần đến sự đồng thuận của Quốc hội. Chỉ cần Donald Trump thực hiện một nửa trong số các chính sách mà ông cam kết trong khi vận động tranh cử, chắc chắn thế giới sẽ đối diện với sự bất ổn thương mại tồi tệ nhất tính từ đại suy thoái 1929.
Thứ ba, chỉ trong một môi trường địa chính trị ổn định, kinh tế thế giới mới có thể phát triển tốt. Nếu trong cương vị Tổng thống của mình, Donald Trump yêu cầu Nhật và Hàn Quốc tự bảo vệ mình, thu hẹp hoạt động của NATO, ông sẽ càng khiến Trung Quốc trở nên “hung hăng” hơn, và vũ khí hạt nhân sẽ được phát triển tràn lan.
Việc Trump “tuyên chiến” với cả thế giới Hồi giáo chứ không phải chỉ một số ít các thành phần cực đoan sẽ khiến bạo lực và khủng bố leo thang. Trong bối cảnh bất ổn như vậy, thương mại và đầu tư dĩ nhiên không có nhiều cơ hội phát triển.
Thứ tư, phong cách lãnh đạo độc đoán của Trump và tính cách bốc đồng của ông sẽ tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin vào tự do kinh doanh và tự do ngôn luận Mỹ. Chẳng hạn, Trump từng tuyên bố muốn sửa luật để hạn chế bớt quyền tự do xuất bản ấn phẩm.
Nước Mỹ đã từng “tê liệt” bởi nhiều vụ việc khác có nguyên nhân từ sự lạm quyền của thành viên chính phủ. Lawrence Summers nhấn mạnh kịch bản tương tự không nên tái diễn.
Cuối cùng, tác giả bài viết trên Financial Times hoài nghi về tính nhất quán và liên tục của các chính sách mà Donald Trump có thể đưa ra. Ông khẳng định yếu tố cần nhất cho kinh tế Mỹ lúc này là sự quốc tế hóa và nhất quán về chính sách, trong khi Trump không cho thấy sẽ theo đuổi định hướng trên.
Lawrence Summers kết luận, trong cuộc đời mình, chưa bao giờ ông chứng kiến một ứng viên Tổng thống Mỹ nào tiềm ẩn nhiều rủi ro đến như vậy.
Lawrence Summers viết, ngày 23/6 tới, người dân Anh sẽ bỏ phiếu để đưa ra quyết định cuối cùng về việc Anh có còn tiếp tục nằm trong Liên minh Châu Âu (EU) hay không. Đến ngày 8/11, cử tri Mỹ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về người mà họ lựa chọn để dẫn dắt nước Mỹ trong 4 năm tới.
Hai cuộc bầu cử này không có nhiều điểm chung, tuy nhiên nó giống nhau ở một điểm: kết quả của cả hai đều vô cùng khó đoán định.
Thị trường tài chính thế giới chắc chắn sẽ có nhiều phản ứng với những yếu tố bất ổn liên quan đến hai cuộc bầu cử. Thị trường vô cùng nhạy cảm với thông tin Anh rời EU: đồng Bảng và thị trường chứng khoán Anh biến động mạnh mỗi khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố.
Nhiều dự báo cho rằng nếu cuối cùng cử tri quyết định Anh sẽ rời EU, đồng Bảng có thể sụt giá đến 10% và thị trường chứng khoán Anh sẽ giảm với mức độ tương đương.
Thậm chí, tác động từ việc Anh rời EU có thể lớn đến mức làm thay đổi định hướng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.
Theo Lawrence Summers, chắc chắn, cái giá mà nước Anh phải trả trên phương diện kinh tế nếu rời khỏi EU là không hề nhỏ. Vị thế một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới mà Anh đang nắm giữ sẽ lung lay, cùng lúc đó, xuất khẩu của Anh vào châu Âu sẽ giảm sâu.
Trong khi đó, khả năng tỷ phú Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực đến nước Mỹ và thế giới còn cao hơn nhiều so với việc Anh rời EU.
Nếu ông Trump thành Tổng thống Mỹ, phong cách lãnh đạo “độc đoán” của Trump và tính cách của ông có thể sẽ tác động xấu đến cộng đồng doanh nghiệp Mỹ.
Ông Lawrence Summers dẫn ra 5 điểm được đánh giá là rủi ro từ khả năng tỷ phú Trump trở thành Tổng thống Mỹ.
Thứ nhất, Trump đã hứa sẽ đưa ra chương trình giảm thuế có quy mô lên đến 10 nghìn tỷ USD, như một trong những chiến lược tranh cử chính của ông, và điều này sẽ tác động rất tiêu cực đến ngân sách Mỹ.
Còn nhớ vào năm 2011, khi nước Mỹ phải điều chỉnh nâng trần nợ công, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm đến 17%. Lawrence Summers khẳng định kịch bản tương tự sẽ có thể lặp lại, nếu vị tỷ phú bất động sản đưa ra chính sách đe dọa đến an ninh tài khóa của nước Mỹ.
Thứ hai, trong bối cảnh thế giới hội nhập ngày một sâu, toàn cầu hóa bùng nổ, “chủ nghĩa dân tộc” trong kinh tế của Donald Trump là vô cùng nguy hiểm. Những năm gần đây, xuất khẩu là một động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế Mỹ. Nên thật khó để tưởng tượng xuất khẩu Mỹ sẽ như thế nào, nếu nước này hủy bỏ các thỏa thuận thương mại đã ký.
Tổng thống Mỹ có quyền đơn phương rút khỏi các hoạt động thương mại mà không cần đến sự đồng thuận của Quốc hội. Chỉ cần Donald Trump thực hiện một nửa trong số các chính sách mà ông cam kết trong khi vận động tranh cử, chắc chắn thế giới sẽ đối diện với sự bất ổn thương mại tồi tệ nhất tính từ đại suy thoái 1929.
Thứ ba, chỉ trong một môi trường địa chính trị ổn định, kinh tế thế giới mới có thể phát triển tốt. Nếu trong cương vị Tổng thống của mình, Donald Trump yêu cầu Nhật và Hàn Quốc tự bảo vệ mình, thu hẹp hoạt động của NATO, ông sẽ càng khiến Trung Quốc trở nên “hung hăng” hơn, và vũ khí hạt nhân sẽ được phát triển tràn lan.
Việc Trump “tuyên chiến” với cả thế giới Hồi giáo chứ không phải chỉ một số ít các thành phần cực đoan sẽ khiến bạo lực và khủng bố leo thang. Trong bối cảnh bất ổn như vậy, thương mại và đầu tư dĩ nhiên không có nhiều cơ hội phát triển.
Thứ tư, phong cách lãnh đạo độc đoán của Trump và tính cách bốc đồng của ông sẽ tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin vào tự do kinh doanh và tự do ngôn luận Mỹ. Chẳng hạn, Trump từng tuyên bố muốn sửa luật để hạn chế bớt quyền tự do xuất bản ấn phẩm.
Nước Mỹ đã từng “tê liệt” bởi nhiều vụ việc khác có nguyên nhân từ sự lạm quyền của thành viên chính phủ. Lawrence Summers nhấn mạnh kịch bản tương tự không nên tái diễn.
Cuối cùng, tác giả bài viết trên Financial Times hoài nghi về tính nhất quán và liên tục của các chính sách mà Donald Trump có thể đưa ra. Ông khẳng định yếu tố cần nhất cho kinh tế Mỹ lúc này là sự quốc tế hóa và nhất quán về chính sách, trong khi Trump không cho thấy sẽ theo đuổi định hướng trên.
Lawrence Summers kết luận, trong cuộc đời mình, chưa bao giờ ông chứng kiến một ứng viên Tổng thống Mỹ nào tiềm ẩn nhiều rủi ro đến như vậy.