Trung Quốc “cuống cuồng” cứu tăng trưởng kinh tế
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phát tín hiệu cho thấy ngày càng lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế
Theo hãng tin Bloomberg, việc Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại vào cuối tuần vừa rồi - với mức cắt giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - cho thấy Bắc Kinh đã dứt khoát chuyển sang kích thích tăng trưởng kinh tế thay vì chần chừ như trước đây.
Động thái này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc công bố số liệu thống kê cho thấy mức tăng trưởng kinh tế quý 1 chậm nhất trong 6 năm.
Theo đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1 điểm phần trăm, bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay (20/3). Đây là lần thứ hai Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm nay, đưa tỷ lệ này về mức 18,5%.
Việc liên tục giảm mức dự trữ bắt buộc đưa PBoC vào nhóm các ngân hàng trung ương đi theo trường phái nới lỏng, cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Trước đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cam kết sẽ hành động nếu sự giảm tốc tăng trưởng ảnh hưởng xấu tới thị trường việc làm. Thống đốc BpoC Chu Tiểu Xuyên vào cuối tuần vừa rồi cũng tuyên bố rằng Trung Quốc có dư địa để nới lỏng chính sách.
Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm xuống, các ngân hàng thương mại của Trung Quốc có thể tăng cường cho vay. 1 điểm phần trăm giảm xuống trong mức dự trữ bắt buộc giải phóng khoảng 1,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 194 tỷ USD, vốn cho vay.
“Các ngân hàng sẽ tràn ngập thanh khoản”, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng ANZ tại Trung Quốc Liu Li-Gang phát biểu. “Động thái này cũng sẽ “tiếp lửa” cho thị trường chứng khoán vốn đang tăng nóng của Trung Quốc”.
Từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 30 ngân hàng trung ương trên thế giới tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ trong bối cảnh lạm phát quá thấp dẫn tới những lo ngại về giảm phát.
Quý 1 vừa qua, GDP của Trung Quốc tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2009. Trong tháng 3, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tăng với tốc độ chậm nhất từ tháng 11/2009. Dự trữ ngoại hối của nước này trong quý 1 giảm mạnh chưa từng có, làm dấy lên những đồn đoán cho rằng PBoC đã phải bán dự trữ để hỗ trợ đồng Nhân dân tệ trước sự rút lui của các dòng vốn ngoại.
Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giải quyết những điều thái quá của 3 thập kỷ phát triển kinh tế bùng nổ. Trong khoảng thời gian đó, hàng triệu người Trung Quốc đã thoát nghèo, nhưng những “tác dụng phụ” của sự phát triển kinh tế mạnh mẽ là ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, công suất dư thừa, và những “núi” nợ khổng lồ.
Ngoài ra, chiến dịch chống tham nhũng lãng phí mạnh tay mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng cũng được xem là một rào cản đối với tăng trưởng kinh tế nước này trong ngắn hạn.
Tuy nhấn mạnh sự cần thiết phải thích nghi với “mức bình thường mới” của tăng trưởng, nghĩa là mức tăng trưởng chậm lại nhưng chất lượng tăng trưởng tốt hơn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phát tín hiệu cho thấy ngày càng lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế. Sự giảm tốc này có thể gây mất việc làm hàng loạt và dẫn tới các vụ vỡ nợ gây chấn động.
Đầu năm nay, Trung Quốc đã công bố một chương trình 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ cho phép chính quyền các địa phương bán trái phiếu để đảo nợ ngân hàng.
Chuyên gia kinh tế trưởng Wang Tao của ngân hàng UBS tại Hồng Kông nhận định, Chính phủ Trung Quốc sẽ mở rộng và đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông qua các ngân hàng chính sách nhằm ngăn không cho nền kinh tế giảm tốc sâu hơn.
“Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang lo lắng”, chuyên gia Larry Hu thuộc công ty Macquarie ở Hồng Kông nhận định. Ông Hu dự báo Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản đồng Nhân dân tệ trong vòng 1 tháng tới, tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và tiếp tục nới lỏng các quy định về mua nhà.
Động thái này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc công bố số liệu thống kê cho thấy mức tăng trưởng kinh tế quý 1 chậm nhất trong 6 năm.
Theo đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1 điểm phần trăm, bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay (20/3). Đây là lần thứ hai Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm nay, đưa tỷ lệ này về mức 18,5%.
Việc liên tục giảm mức dự trữ bắt buộc đưa PBoC vào nhóm các ngân hàng trung ương đi theo trường phái nới lỏng, cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Trước đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cam kết sẽ hành động nếu sự giảm tốc tăng trưởng ảnh hưởng xấu tới thị trường việc làm. Thống đốc BpoC Chu Tiểu Xuyên vào cuối tuần vừa rồi cũng tuyên bố rằng Trung Quốc có dư địa để nới lỏng chính sách.
Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm xuống, các ngân hàng thương mại của Trung Quốc có thể tăng cường cho vay. 1 điểm phần trăm giảm xuống trong mức dự trữ bắt buộc giải phóng khoảng 1,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 194 tỷ USD, vốn cho vay.
“Các ngân hàng sẽ tràn ngập thanh khoản”, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng ANZ tại Trung Quốc Liu Li-Gang phát biểu. “Động thái này cũng sẽ “tiếp lửa” cho thị trường chứng khoán vốn đang tăng nóng của Trung Quốc”.
Từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 30 ngân hàng trung ương trên thế giới tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ trong bối cảnh lạm phát quá thấp dẫn tới những lo ngại về giảm phát.
Quý 1 vừa qua, GDP của Trung Quốc tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2009. Trong tháng 3, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tăng với tốc độ chậm nhất từ tháng 11/2009. Dự trữ ngoại hối của nước này trong quý 1 giảm mạnh chưa từng có, làm dấy lên những đồn đoán cho rằng PBoC đã phải bán dự trữ để hỗ trợ đồng Nhân dân tệ trước sự rút lui của các dòng vốn ngoại.
Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giải quyết những điều thái quá của 3 thập kỷ phát triển kinh tế bùng nổ. Trong khoảng thời gian đó, hàng triệu người Trung Quốc đã thoát nghèo, nhưng những “tác dụng phụ” của sự phát triển kinh tế mạnh mẽ là ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, công suất dư thừa, và những “núi” nợ khổng lồ.
Ngoài ra, chiến dịch chống tham nhũng lãng phí mạnh tay mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng cũng được xem là một rào cản đối với tăng trưởng kinh tế nước này trong ngắn hạn.
Tuy nhấn mạnh sự cần thiết phải thích nghi với “mức bình thường mới” của tăng trưởng, nghĩa là mức tăng trưởng chậm lại nhưng chất lượng tăng trưởng tốt hơn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phát tín hiệu cho thấy ngày càng lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế. Sự giảm tốc này có thể gây mất việc làm hàng loạt và dẫn tới các vụ vỡ nợ gây chấn động.
Đầu năm nay, Trung Quốc đã công bố một chương trình 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ cho phép chính quyền các địa phương bán trái phiếu để đảo nợ ngân hàng.
Chuyên gia kinh tế trưởng Wang Tao của ngân hàng UBS tại Hồng Kông nhận định, Chính phủ Trung Quốc sẽ mở rộng và đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông qua các ngân hàng chính sách nhằm ngăn không cho nền kinh tế giảm tốc sâu hơn.
“Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang lo lắng”, chuyên gia Larry Hu thuộc công ty Macquarie ở Hồng Kông nhận định. Ông Hu dự báo Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản đồng Nhân dân tệ trong vòng 1 tháng tới, tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và tiếp tục nới lỏng các quy định về mua nhà.