Trung Quốc đang châm ngòi cho khủng hoảng tài chính?
Không phải ai cũng đồng tình với quan điểm cho rằng châu Á đang đứng trước một cuộc khủng hoảng mới
Nền kinh tế lớn nhất châu Á đang giảm tốc, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị bắt đầu một chu kỳ tăng lãi suất, và Trung Quốc vừa phá giá đồng Nhân dân tệ.
Loạt sự kiện tương tự hồi năm 1994 cuối cùng đã dẫn tới một làn sóng phá giá tiền tệ, “châm ngòi” cho cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, đẩy hàng loạt ngân hàng và doanh nghiệp vào cảnh sụp đổ và các nền kinh tế khu vực lún sâu vào suy thoái.
Vậy liệu những bất ổn thị trường hiện nay có báo trước một cuộc khủng hoảng khu vực tương tự? Chắc chắn là có nhiều điểm tương đồng giữa tình hình hiện nay với những gì đã xảy ra vào năm 1994, nhưng cũng có những điểm khác biệt quan trọng.
Hiện nay, các nền kinh tế châu Á có cán cân tài khoản vãng lai mạnh hơn, năng lực tài khóa cao hơn, và dự trữ ngoại hối lớn hơn - những yếu tố tạo ra một tấm nệm chắc chắn hơn chống lại bất ổn.
Rủi ro gia tăng
Tuy vậy, rủi ro vẫn đang gia tăng khi động thái “quay 180 độ” trong chính sách tỷ giá của Trung Quốc hôm 11/8 đã khiến hàng loạt quốc gia trong khu vực phải có động thái điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ, đồng thời đe dọa tăng trưởng của những nền kinh tế mới nổi đang trong thế mong manh từ Brazil tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Động thái phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc diễn ra cùng lúc với sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và thứ nhất châu Á (vào thời điểm năm 1994, nền kinh tế lớn nhất châu Á là Nhật Bản) và đợt sụt giảm chóng mặt giá hàng hóa cơ bản làm điêu đứng hàng loạt quốc gia từ Brazil tới Australia, Malaysia và Nam Phi.
Với một đồng Nhân dân tệ rẻ hơn, các công ty Trung Quốc giờ đây đang giữ một vị thế cạnh tranh lớn hơn trong xuất khẩu so với các đối thủ đến từ các nước châu Á và các nền kinh tế mới nổi khác, ngay chính lúc FED chuẩn bị tăng lãi suất đồng USD kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
“Một cơn bão lớn có thể sẽ ập đến” ở những quốc gia như Brazil và Nam Phi - theo ông Stephen Jen, nhà đồng sáng lập quỹ đầu cơ SLJ Marco Partners LLP ở London, nhận xét. “Nhưng tôi không cho là sẽ có một cuộc khủng hoảng tài chính hay những thời khắc cực căng thẳng ở khu vực châu Á. Lý do chính là cuộc khủng hoảng 1997 đã làm sạch hệ thống tài chính của châu Á và sự vững vàng của khu vực này đã được cải thiện”.
Trước năm 1994, châu Á là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với thế giới và được xem là sự “thần kỳ tăng trưởng” của cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, sự “thần kỳ” này không duy trì được lâu.
Vào năm 1994, tức là cách đây 21 năm, Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. Động thái này của Trung Quốc thường bị xem là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới cuộc khủng hoảng tại các thị trường mới nổi sau đó. Trong khi đó, động thái tăng lãi suất của FED vào cùng năm 1994 được coi là sự kiện trực tiếp “châm ngòi” cho cuộc khủng hoảng - theo công ty nghiên cứu Lombard Street Research.
Năm nay, động thái tỷ giá gây bất ngờ của Trung Quốc đã khiến Việt Nam nới biên độ và hạ tỷ giá tiền đồng. Đồng Tenge của Kazakhstan mất giá 23% hôm thứ Năm tuần trước so với đồng USD sau khi nước này thả nổi tỷ giá. Đồng Rand của Nam Phi và đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đồng loạt lao dốc mạnh.
Điểm tương đồng đáng ngại
Theo ông Stephen Roach, chuyên gia cấp cao thuộc Đại học Yale, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1994 là câu chuyện về sự neo buộc không được bảo vệ của các đồng tiền trong khu vực vào đồng USD, dự trữ ngoại hối ở mức thấp, và mức độ ảnh hưởng lớn của những dòng tiền nóng.
Bối cảnh hiện nay có sự khác biệt ở hai vấn đề đầu tiên, nhưng có sự tương đồng đáng lo ngại ở điểm: Trung Quốc đang đối mặt với khoản nợ khoảng 1 nghìn tỷ USD của các ngân hàng và giới đầu tư bắt đầu rút khỏi hoạt động giao dịch đầu cơ ngoại hối dựa trên chênh lệch lãi suất (carry-trade) đối với đồng Nhân dân tệ sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) phá giá đồng tiền - ông Roach nhấn mạnh.
Đồng Nhân dân tệ mất giá sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ nần cho các công ty Trung Quốc vốn đang chịu áp lực. Giờ đây, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải trả nhiều nội tệ hơn để mua USD phục vụ cho việc trả nợ.
Ngoài ra, châu Á cũng phải đối mặt với một vấn đề mới: mức độ phụ thuộc lớn của các nền kinh tế khu vực vào kinh tế Trung Quốc giữa lúc nền kinh tế này đang giảm tốc, theo ông Roach. Vào giữa thập niên 1990, nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ là thị trường tiêu thụ chính cho hàng xuất khẩu của châu Á.
“Điều này đồng nghĩa với việc sự giảm tốc xuất khẩu của Trung Quốc sẽ đem tới vấn đề cho toàn bộ phần còn lại của châu Á”, ông Roach nói. Trong tháng 7, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 8,3%.
Chỉ là “tin vịt”?
Theo dự báo của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch, đồng Nhân dân tệ sẽ giảm giá về mức 6,5 Nhân dân tệ đổi 1 USD vào cuối năm nay và còn 6,9 Nhân dân tệ đổi 1 USD vào cuối năm 2016, nâng tổng mức mất giá lên 10%.
Nhà quản lý quỹ đầu cơ Jen ước tính, cứ 10% mất giá của đồng Nhân dân tệ sẽ dẫn tới sự mất giá từ 5-20% của các đồng tiền khác ở khu vực châu Á.
Chuyên gia kinh tế Shweta Singh thuộc công ty Lombard Street Research ở London nhận định, ở châu Á, Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc và Malaysia là những nền kinh tế dễ chịu tổn thất hơn trước sự phá giá của đồng Nhân dân tệ. Trong khi đó, ở châu Âu, Hungary và Ba Lan có nguy cơ gặp rủi ro, còn Thổ Nhĩ Kỳ có thể hứng thiệt hại lớn nhất.
Không phải ai cũng đồng tình với quan điểm cho rằng châu Á đang đứng trước một cuộc khủng hoảng mới. Ý tưởng cho rằng đồng Nhân dân tệ phá giá sẽ dẫn tới loạt sự kiện mà đỉnh cao là một khủng hoảng tài chính chỉ là “tin vịt” - theo ông David Loevinger, nhà phân tích thuộc công ty quản lý quỹ TCW Group Inc. ở Los Angeles, phát biểu.
Còn theo ông Glenn Maguire, chuyên gia kinh tế của ngân hàng ANZ ở Singapore, động thái phá giá đồng Nhân dân tệ vào năm 1994, về bản chất, là một triệu chứng phản ánh những vấn đề khác mà khu vực phải đối mặt vào thời điểm đó, thay vì là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc khủng hoảng.
Và vào thời điểm hiện nay, các đồng tiền ở châu Á không còn bị neo buộc một cách cứng nhắc vào đồng USD như cách đây hơn hai thập kỷ, nhờ đó khu vực này có khả năng lớn hơn trong việc thích nghi trước các điều kiện thay đổi.
Chưa kể, triển vọng chính sách tiền tệ của Mỹ hiện cũng rất khác. Vào năm 1994, FED mạnh tay nâng lãi suất. Nhưng với triển vọng tăng trưởng toàn cầu xấu đi và xu hướng tăng giá của đồng USD đồng nghĩa với khả năng FED tăng lãi suất trong cuộc gặp tháng 9 đã giảm dưới 50%, theo ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse.
Ông Shane Oliver, Giám đốc chiến lược đầu tư của công ty quản lý quỹ AMP Capital Investors Ltd. ở Sydney, cho rằng, một điểm tương đồng giữa tình hình hiện nay với khủng hoảng 1994 là “một loạt nền kinh tế mới nổi” - bao gồm toàn bộ khu vực Mỹ Latin, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi - ở trong tình trạng dễ chịu tổn thương.
“Trung Quốc đã thả con mèo vào giữa đàn bồ câu”, ông Oliver nhận xét.
Loạt sự kiện tương tự hồi năm 1994 cuối cùng đã dẫn tới một làn sóng phá giá tiền tệ, “châm ngòi” cho cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, đẩy hàng loạt ngân hàng và doanh nghiệp vào cảnh sụp đổ và các nền kinh tế khu vực lún sâu vào suy thoái.
Vậy liệu những bất ổn thị trường hiện nay có báo trước một cuộc khủng hoảng khu vực tương tự? Chắc chắn là có nhiều điểm tương đồng giữa tình hình hiện nay với những gì đã xảy ra vào năm 1994, nhưng cũng có những điểm khác biệt quan trọng.
Hiện nay, các nền kinh tế châu Á có cán cân tài khoản vãng lai mạnh hơn, năng lực tài khóa cao hơn, và dự trữ ngoại hối lớn hơn - những yếu tố tạo ra một tấm nệm chắc chắn hơn chống lại bất ổn.
Rủi ro gia tăng
Tuy vậy, rủi ro vẫn đang gia tăng khi động thái “quay 180 độ” trong chính sách tỷ giá của Trung Quốc hôm 11/8 đã khiến hàng loạt quốc gia trong khu vực phải có động thái điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ, đồng thời đe dọa tăng trưởng của những nền kinh tế mới nổi đang trong thế mong manh từ Brazil tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Động thái phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc diễn ra cùng lúc với sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và thứ nhất châu Á (vào thời điểm năm 1994, nền kinh tế lớn nhất châu Á là Nhật Bản) và đợt sụt giảm chóng mặt giá hàng hóa cơ bản làm điêu đứng hàng loạt quốc gia từ Brazil tới Australia, Malaysia và Nam Phi.
Với một đồng Nhân dân tệ rẻ hơn, các công ty Trung Quốc giờ đây đang giữ một vị thế cạnh tranh lớn hơn trong xuất khẩu so với các đối thủ đến từ các nước châu Á và các nền kinh tế mới nổi khác, ngay chính lúc FED chuẩn bị tăng lãi suất đồng USD kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
“Một cơn bão lớn có thể sẽ ập đến” ở những quốc gia như Brazil và Nam Phi - theo ông Stephen Jen, nhà đồng sáng lập quỹ đầu cơ SLJ Marco Partners LLP ở London, nhận xét. “Nhưng tôi không cho là sẽ có một cuộc khủng hoảng tài chính hay những thời khắc cực căng thẳng ở khu vực châu Á. Lý do chính là cuộc khủng hoảng 1997 đã làm sạch hệ thống tài chính của châu Á và sự vững vàng của khu vực này đã được cải thiện”.
Trước năm 1994, châu Á là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với thế giới và được xem là sự “thần kỳ tăng trưởng” của cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, sự “thần kỳ” này không duy trì được lâu.
Vào năm 1994, tức là cách đây 21 năm, Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. Động thái này của Trung Quốc thường bị xem là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới cuộc khủng hoảng tại các thị trường mới nổi sau đó. Trong khi đó, động thái tăng lãi suất của FED vào cùng năm 1994 được coi là sự kiện trực tiếp “châm ngòi” cho cuộc khủng hoảng - theo công ty nghiên cứu Lombard Street Research.
Năm nay, động thái tỷ giá gây bất ngờ của Trung Quốc đã khiến Việt Nam nới biên độ và hạ tỷ giá tiền đồng. Đồng Tenge của Kazakhstan mất giá 23% hôm thứ Năm tuần trước so với đồng USD sau khi nước này thả nổi tỷ giá. Đồng Rand của Nam Phi và đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đồng loạt lao dốc mạnh.
Điểm tương đồng đáng ngại
Theo ông Stephen Roach, chuyên gia cấp cao thuộc Đại học Yale, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1994 là câu chuyện về sự neo buộc không được bảo vệ của các đồng tiền trong khu vực vào đồng USD, dự trữ ngoại hối ở mức thấp, và mức độ ảnh hưởng lớn của những dòng tiền nóng.
Bối cảnh hiện nay có sự khác biệt ở hai vấn đề đầu tiên, nhưng có sự tương đồng đáng lo ngại ở điểm: Trung Quốc đang đối mặt với khoản nợ khoảng 1 nghìn tỷ USD của các ngân hàng và giới đầu tư bắt đầu rút khỏi hoạt động giao dịch đầu cơ ngoại hối dựa trên chênh lệch lãi suất (carry-trade) đối với đồng Nhân dân tệ sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) phá giá đồng tiền - ông Roach nhấn mạnh.
Đồng Nhân dân tệ mất giá sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ nần cho các công ty Trung Quốc vốn đang chịu áp lực. Giờ đây, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải trả nhiều nội tệ hơn để mua USD phục vụ cho việc trả nợ.
Ngoài ra, châu Á cũng phải đối mặt với một vấn đề mới: mức độ phụ thuộc lớn của các nền kinh tế khu vực vào kinh tế Trung Quốc giữa lúc nền kinh tế này đang giảm tốc, theo ông Roach. Vào giữa thập niên 1990, nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ là thị trường tiêu thụ chính cho hàng xuất khẩu của châu Á.
“Điều này đồng nghĩa với việc sự giảm tốc xuất khẩu của Trung Quốc sẽ đem tới vấn đề cho toàn bộ phần còn lại của châu Á”, ông Roach nói. Trong tháng 7, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 8,3%.
Chỉ là “tin vịt”?
Theo dự báo của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch, đồng Nhân dân tệ sẽ giảm giá về mức 6,5 Nhân dân tệ đổi 1 USD vào cuối năm nay và còn 6,9 Nhân dân tệ đổi 1 USD vào cuối năm 2016, nâng tổng mức mất giá lên 10%.
Nhà quản lý quỹ đầu cơ Jen ước tính, cứ 10% mất giá của đồng Nhân dân tệ sẽ dẫn tới sự mất giá từ 5-20% của các đồng tiền khác ở khu vực châu Á.
Chuyên gia kinh tế Shweta Singh thuộc công ty Lombard Street Research ở London nhận định, ở châu Á, Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc và Malaysia là những nền kinh tế dễ chịu tổn thất hơn trước sự phá giá của đồng Nhân dân tệ. Trong khi đó, ở châu Âu, Hungary và Ba Lan có nguy cơ gặp rủi ro, còn Thổ Nhĩ Kỳ có thể hứng thiệt hại lớn nhất.
Không phải ai cũng đồng tình với quan điểm cho rằng châu Á đang đứng trước một cuộc khủng hoảng mới. Ý tưởng cho rằng đồng Nhân dân tệ phá giá sẽ dẫn tới loạt sự kiện mà đỉnh cao là một khủng hoảng tài chính chỉ là “tin vịt” - theo ông David Loevinger, nhà phân tích thuộc công ty quản lý quỹ TCW Group Inc. ở Los Angeles, phát biểu.
Còn theo ông Glenn Maguire, chuyên gia kinh tế của ngân hàng ANZ ở Singapore, động thái phá giá đồng Nhân dân tệ vào năm 1994, về bản chất, là một triệu chứng phản ánh những vấn đề khác mà khu vực phải đối mặt vào thời điểm đó, thay vì là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc khủng hoảng.
Và vào thời điểm hiện nay, các đồng tiền ở châu Á không còn bị neo buộc một cách cứng nhắc vào đồng USD như cách đây hơn hai thập kỷ, nhờ đó khu vực này có khả năng lớn hơn trong việc thích nghi trước các điều kiện thay đổi.
Chưa kể, triển vọng chính sách tiền tệ của Mỹ hiện cũng rất khác. Vào năm 1994, FED mạnh tay nâng lãi suất. Nhưng với triển vọng tăng trưởng toàn cầu xấu đi và xu hướng tăng giá của đồng USD đồng nghĩa với khả năng FED tăng lãi suất trong cuộc gặp tháng 9 đã giảm dưới 50%, theo ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse.
Ông Shane Oliver, Giám đốc chiến lược đầu tư của công ty quản lý quỹ AMP Capital Investors Ltd. ở Sydney, cho rằng, một điểm tương đồng giữa tình hình hiện nay với khủng hoảng 1994 là “một loạt nền kinh tế mới nổi” - bao gồm toàn bộ khu vực Mỹ Latin, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi - ở trong tình trạng dễ chịu tổn thương.
“Trung Quốc đã thả con mèo vào giữa đàn bồ câu”, ông Oliver nhận xét.