Trung Quốc đang có thâm hụt thương mại với nhiều quốc gia
Mỗi khi nói đến Trung Quốc, người ta thường nói đến mức thặng dư thương mại khổng lồ
Mỗi khi nói đến Trung Quốc, người ta thường nói đến mức thặng dư thương mại khổng lồ. Tuy nhiên, hãng tin Bloomberg cho biết, Trung Quốc đang có thâm hụt thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo dữ liệu của Bloomberg, hiện có hơn 40 quốc gia xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn là nhập khẩu từ nước này. Trong đó, nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Trung Quốc hiện nay là Hàn Quốc, với mức thặng dư 72,2 tỷ USD, tiếp đó là Thụy Sỹ và Australia.
Ngoài những nước xuất khẩu hàng hóa cơ bản như Iran hay những nước xuất khẩu máy móc như Đức, nhiều nền kinh tế nhỏ hơn như Ireland, Phần Lan và Lào cũng góp mặt trong danh sách những nước có thặng dư thương mại với Trung Quốc.
Hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc - nước xuất khẩu lớn nhất thế giới - cho thấy những nhà máy sôi động của nước này có vai trò nâng đỡ ra sao đối với các nền kinh tế khác.
Theo ước tính của Bloomberg, ở châu Á, Hàn Quốc và Malaysia là hai nước có khả năng chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi kinh tế Trung Quốc gặp khó, trong khi Nhật Bản và Việt Nam có vẻ tương đối “miễn nhiễm”. Đánh giá này được đưa ra dự trên tỷ trọng giữa thặng dư thương mại của mỗi nước với Trung Quốc trong tổng sản lượng kinh tế của nước đó.
Dữ liệu gần đây nhất là vào năm 2015 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, hai trong số những mặt hàng mà Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất là máy móc và hàng điện tử từ Hàn Quốc, Malaysia và Đức. Trong đó, chất bán dẫn từ Hàn Quốc và Malaysia chiếm phần lớn, bởi Trung Quốc nhập những mặt hàng này để lắp ráp hàng điện tử thành phẩm và xuất khẩu ra nước ngoài.
Riêng điện thoại iPhone đã là một “hệ sinh thái” phản ánh sự phủ khắp toàn cầu của những chuỗi cung ứng rộng lớn. Các dây chuyền lắp ráp iPhone ở Trung Quốc sử dụng linh kiện nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Đài Loan.
Mối quan hệ thương mại phức tạp và quan trọng như vậy ít nhiều tạo cho Hàn Quốc một “tấm nệm” trước sự trả đũa của Trung Quốc như vào năm ngoái sau khi Seoul nhất trí triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.
“80% xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc là hàng hóa trung gian, và người bình thường không thể nhìn thấy hay cảm nhận chúng từ bên ngoài”, nhà nghiên cứu cấp cao Yang Pyeongseob thuộc Viện nghiên cứu Hàn Quốc về Chính sách kinh tế quốc tế ở Bắc Kinh nhận xét.
Các nhà máy, công trường xây dựng, và xe cộ ở Trung Quốc là nơi tiêu thụ dầu lửa, kim loại và các nguyên liệu đầu vào khác từ các quốc gia xuất khẩu hàng hóa cơ bản khắp nơi trên thế giới. Bởi vậy, khi nền Trung Quốc “có vấn đề”, thì tỷ giá đồng Đôla Australia hay GDP của Mông Cổ đều có thể biến động mạnh.
Hai quốc gia này là nguồn cung cấp chính quặng sắt, kim loại quý và than cho Trung Quốc. Trong khi đó, dầu lửa từ Angola, Oman, Iran và Venezuela là một nguồn nhiên liệu cho xe cộ ở Trung Quốc, trong khi khí đốt từ Turkmenistan cũng là một nguồn năng lượng cho nước này. Chile xuất khẩu kim loại, chủ yếu là đồng, sang Trung Quốc, còn rượu vang và quả cherry trong các siêu thị ở Trung Quốc phần lớn nhập khẩu từ Nam Phi.
Những mặt hàng xuất khẩu chính của Thụy Sỹ sang Trung Quốc gồm có dược phẩm, hóa chất, thiết bị chính xác và đồng hồ. Mức thặng dư thương mại của Thụy Sỹ với Trung Quốc có thể bị bóp méo bởi hoạt động giao dịch hàng hóa cơ bản, bởi những giao dịch này trong nhiều trường hợp không dẫn tới việc giao hàng trên thực tế.
Nam Phi xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều kim cương, vàng và rượu vang. Brazil là một nguồn cung cấp chính cho Trung Quốc các mặt hàng đậu tương, dầu đậu nành, thịt bò, và đường. Chỉ riêng trong năm ngoái, quốc gia đông dân nhất thế giới đã nhập khẩu 38 triệu tấn đậu tương từ Brazil.
Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu nhiều thịt cừu nhất từ New Zealand, nhiều lúa mỳ nhất từ Australia, nhiều hoa quả và các loại hạt nhất từ Chile.
Theo dữ liệu của Bloomberg, hiện có hơn 40 quốc gia xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn là nhập khẩu từ nước này. Trong đó, nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Trung Quốc hiện nay là Hàn Quốc, với mức thặng dư 72,2 tỷ USD, tiếp đó là Thụy Sỹ và Australia.
Ngoài những nước xuất khẩu hàng hóa cơ bản như Iran hay những nước xuất khẩu máy móc như Đức, nhiều nền kinh tế nhỏ hơn như Ireland, Phần Lan và Lào cũng góp mặt trong danh sách những nước có thặng dư thương mại với Trung Quốc.
Hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc - nước xuất khẩu lớn nhất thế giới - cho thấy những nhà máy sôi động của nước này có vai trò nâng đỡ ra sao đối với các nền kinh tế khác.
Theo ước tính của Bloomberg, ở châu Á, Hàn Quốc và Malaysia là hai nước có khả năng chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi kinh tế Trung Quốc gặp khó, trong khi Nhật Bản và Việt Nam có vẻ tương đối “miễn nhiễm”. Đánh giá này được đưa ra dự trên tỷ trọng giữa thặng dư thương mại của mỗi nước với Trung Quốc trong tổng sản lượng kinh tế của nước đó.
Dữ liệu gần đây nhất là vào năm 2015 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, hai trong số những mặt hàng mà Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất là máy móc và hàng điện tử từ Hàn Quốc, Malaysia và Đức. Trong đó, chất bán dẫn từ Hàn Quốc và Malaysia chiếm phần lớn, bởi Trung Quốc nhập những mặt hàng này để lắp ráp hàng điện tử thành phẩm và xuất khẩu ra nước ngoài.
Riêng điện thoại iPhone đã là một “hệ sinh thái” phản ánh sự phủ khắp toàn cầu của những chuỗi cung ứng rộng lớn. Các dây chuyền lắp ráp iPhone ở Trung Quốc sử dụng linh kiện nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Đài Loan.
Mối quan hệ thương mại phức tạp và quan trọng như vậy ít nhiều tạo cho Hàn Quốc một “tấm nệm” trước sự trả đũa của Trung Quốc như vào năm ngoái sau khi Seoul nhất trí triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.
“80% xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc là hàng hóa trung gian, và người bình thường không thể nhìn thấy hay cảm nhận chúng từ bên ngoài”, nhà nghiên cứu cấp cao Yang Pyeongseob thuộc Viện nghiên cứu Hàn Quốc về Chính sách kinh tế quốc tế ở Bắc Kinh nhận xét.
Các nhà máy, công trường xây dựng, và xe cộ ở Trung Quốc là nơi tiêu thụ dầu lửa, kim loại và các nguyên liệu đầu vào khác từ các quốc gia xuất khẩu hàng hóa cơ bản khắp nơi trên thế giới. Bởi vậy, khi nền Trung Quốc “có vấn đề”, thì tỷ giá đồng Đôla Australia hay GDP của Mông Cổ đều có thể biến động mạnh.
Hai quốc gia này là nguồn cung cấp chính quặng sắt, kim loại quý và than cho Trung Quốc. Trong khi đó, dầu lửa từ Angola, Oman, Iran và Venezuela là một nguồn nhiên liệu cho xe cộ ở Trung Quốc, trong khi khí đốt từ Turkmenistan cũng là một nguồn năng lượng cho nước này. Chile xuất khẩu kim loại, chủ yếu là đồng, sang Trung Quốc, còn rượu vang và quả cherry trong các siêu thị ở Trung Quốc phần lớn nhập khẩu từ Nam Phi.
Những mặt hàng xuất khẩu chính của Thụy Sỹ sang Trung Quốc gồm có dược phẩm, hóa chất, thiết bị chính xác và đồng hồ. Mức thặng dư thương mại của Thụy Sỹ với Trung Quốc có thể bị bóp méo bởi hoạt động giao dịch hàng hóa cơ bản, bởi những giao dịch này trong nhiều trường hợp không dẫn tới việc giao hàng trên thực tế.
Nam Phi xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều kim cương, vàng và rượu vang. Brazil là một nguồn cung cấp chính cho Trung Quốc các mặt hàng đậu tương, dầu đậu nành, thịt bò, và đường. Chỉ riêng trong năm ngoái, quốc gia đông dân nhất thế giới đã nhập khẩu 38 triệu tấn đậu tương từ Brazil.
Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu nhiều thịt cừu nhất từ New Zealand, nhiều lúa mỳ nhất từ Australia, nhiều hoa quả và các loại hạt nhất từ Chile.