Trung Quốc hạ lãi suất, cứu chứng khoán
Những phiên sụt giảm chóng mặt gần đây của thị trường chứng khoán đã gia tăng áp lực buộc Bắc Kinh phải hành động
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vừa có động thái hạ lãi suất lần thứ 5 kể từ tháng 11/2014 và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đẩy mạnh nỗ lực cứu thị trường chứng khoán trong bối cảnh nền kinh tế có những tín hiệu giảm tốc mạnh.
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố từ PBoC cho biết, lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ được giảm 0,25 điểm phần trăm, còn 4,6%, có hiệu lực từ ngày mai (26/8). Lãi suất tiền gửi Nhân dân tệ kỳ hạn 1 năm cũng được cắt giảm 0,25 điểm phần trăm, còn 1,75%.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại hầu hết các ngân hàng thương mại lớn của Trung Quốc giảm 0,5 điểm phần trăm, còn 18%, có hiệu lực từ ngày 6/9.
Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa cho thấy quyết tâm của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhằm đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% mà chính phủ nước này đề ra cho năm 2015.
Theo một số chuyên gia, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là phần quan trọng nhất trong động thái này của PBoC. Việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc này đồng nghĩa với bơm 678 tỷ Nhân dân tệ, tương đương gần 106 tỷ USD, vào nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Rủi ro các dòng vốn tháo chạy và thanh khoản bị thắt chặt kể từ khi Trung Quốc phá giá đồng tiền hôm 11/8, các số liệu kinh tế xấu hơn dự báo, và những phiên sụt giảm chóng mặt gần đây của thị trường chứng khoán nước này đã gia tăng áp lực buộc Bắc Kinh phải hành động.
“Nền kinh tế Trung Quốc đang chịu áp lực suy giảm rất lớn”, chuyên gia kinh tế Yao Wei thuộc ngân hàng Societe Generale ở Paris nhận định trước khi động thái hạ lãi suất của PBoC được công bố. “Trung Quốc cần đẩy mạnh kích thích tài khóa, và chính sách tiền tệ có thể sẽ giữ một vai trò hỗ trợ thông qua cung cấp thêm thanh khoản”.
Hôm 11/8, PBoC tuyên bố sẽ cho phép thị trường đóng một vai trò lớn hơn trong việc thiết lập tỷ giá, đồng thời phá giá đồng Nhân dân tệ mạnh nhất trong 2 thập kỷ. Động thái này dẫn tới nguy cơ các dòng vốn ồ ạt chảy khỏi Trung Quốc. Sau đó, PBoC đã phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn đồng Nhân dân tệ sụt giá sâu hơn, chặn sự tháo chạy của các dòng vốn.
Rủi ro giảm phát, dư thừa công suất, và mức nợ cao đang phủ bóng lên nền kinh tế Trung Quốc. Theo dự báo, kinh tế nước này năm nay sẽ tăng trưởng chậm nhất từ năm 1990. Số liệu thống kê về sản lượng công nghiệp, đầu tư và bán lẻ của Trung Quốc trong tháng 7 đều thấp hơn dự báo của giới phân tích. Cùng với đó, xuất khẩu giảm mạnh và giảm phát giá bán buôn (PPI) tiếp tục xuống sâu.
Trước động thái ngày hôm nay, Thống đốc PBoC Chu Tiểu Xuyên đã cho hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc hai lần kể từ đầu năm, và một lần giảm đối với một số ngân hàng nhất định. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đẩy mạnh cho vay và tăng cường năng lực cho vay tại các ngân hàng chính sách.
Trong hai ngày đầu tuần, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã sụt 15%. Theo nguồn tin thân cận của hãng tin Bloomberg, đến tuần này, Trung Quốc đã dừng các biện pháp can thiệp vào thị trường chứng khoán do các nhà hoạch định chính sách đang tranh luận về hiệu quả của các biện pháp này.
Trong đợt sụt giảm của chứng khoán Trung Quốc hồi tháng 7, Bắc Kinh đã tung ra một loạt biện pháp can thiệp có thị trường chưa từng có tiền lệ như cho hàng nghìn cổ phiếu ngừng giao dịch, cấm cổ đông lớn bán ra, chỉ đạo các đơn vị được nhà nước hậu thuẫn vốn mua vào cổ phiếu...
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố từ PBoC cho biết, lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ được giảm 0,25 điểm phần trăm, còn 4,6%, có hiệu lực từ ngày mai (26/8). Lãi suất tiền gửi Nhân dân tệ kỳ hạn 1 năm cũng được cắt giảm 0,25 điểm phần trăm, còn 1,75%.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại hầu hết các ngân hàng thương mại lớn của Trung Quốc giảm 0,5 điểm phần trăm, còn 18%, có hiệu lực từ ngày 6/9.
Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa cho thấy quyết tâm của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhằm đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% mà chính phủ nước này đề ra cho năm 2015.
Theo một số chuyên gia, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là phần quan trọng nhất trong động thái này của PBoC. Việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc này đồng nghĩa với bơm 678 tỷ Nhân dân tệ, tương đương gần 106 tỷ USD, vào nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Rủi ro các dòng vốn tháo chạy và thanh khoản bị thắt chặt kể từ khi Trung Quốc phá giá đồng tiền hôm 11/8, các số liệu kinh tế xấu hơn dự báo, và những phiên sụt giảm chóng mặt gần đây của thị trường chứng khoán nước này đã gia tăng áp lực buộc Bắc Kinh phải hành động.
“Nền kinh tế Trung Quốc đang chịu áp lực suy giảm rất lớn”, chuyên gia kinh tế Yao Wei thuộc ngân hàng Societe Generale ở Paris nhận định trước khi động thái hạ lãi suất của PBoC được công bố. “Trung Quốc cần đẩy mạnh kích thích tài khóa, và chính sách tiền tệ có thể sẽ giữ một vai trò hỗ trợ thông qua cung cấp thêm thanh khoản”.
Hôm 11/8, PBoC tuyên bố sẽ cho phép thị trường đóng một vai trò lớn hơn trong việc thiết lập tỷ giá, đồng thời phá giá đồng Nhân dân tệ mạnh nhất trong 2 thập kỷ. Động thái này dẫn tới nguy cơ các dòng vốn ồ ạt chảy khỏi Trung Quốc. Sau đó, PBoC đã phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn đồng Nhân dân tệ sụt giá sâu hơn, chặn sự tháo chạy của các dòng vốn.
Rủi ro giảm phát, dư thừa công suất, và mức nợ cao đang phủ bóng lên nền kinh tế Trung Quốc. Theo dự báo, kinh tế nước này năm nay sẽ tăng trưởng chậm nhất từ năm 1990. Số liệu thống kê về sản lượng công nghiệp, đầu tư và bán lẻ của Trung Quốc trong tháng 7 đều thấp hơn dự báo của giới phân tích. Cùng với đó, xuất khẩu giảm mạnh và giảm phát giá bán buôn (PPI) tiếp tục xuống sâu.
Trước động thái ngày hôm nay, Thống đốc PBoC Chu Tiểu Xuyên đã cho hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc hai lần kể từ đầu năm, và một lần giảm đối với một số ngân hàng nhất định. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đẩy mạnh cho vay và tăng cường năng lực cho vay tại các ngân hàng chính sách.
Trong hai ngày đầu tuần, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã sụt 15%. Theo nguồn tin thân cận của hãng tin Bloomberg, đến tuần này, Trung Quốc đã dừng các biện pháp can thiệp vào thị trường chứng khoán do các nhà hoạch định chính sách đang tranh luận về hiệu quả của các biện pháp này.
Trong đợt sụt giảm của chứng khoán Trung Quốc hồi tháng 7, Bắc Kinh đã tung ra một loạt biện pháp can thiệp có thị trường chưa từng có tiền lệ như cho hàng nghìn cổ phiếu ngừng giao dịch, cấm cổ đông lớn bán ra, chỉ đạo các đơn vị được nhà nước hậu thuẫn vốn mua vào cổ phiếu...