Vay nợ tràn lan và cái kết “đắng” cho Mông Cổ
Năm 2011, Mông Cổ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với mức tăng 17%
Từ chỗ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, chỉ trong vòng vài năm, Mông Cổ đã rơi vào “thế bí” một phần do vay nợ ồ ạt.
Theo tờ Wall Street Journal, mấy năm trước, các quỹ đầu tư trên thế giới mạnh tay gom mua tài sản của Mông Cổ với hy vọng những mỏ đồng và vàng chưa được khai thác của nước này sẽ cho sản lượng lớn. Với sự hào phóng của giới đầu tư, nợ của Mông Cổ tăng thêm 6% trong tháng 7 năm nay, trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản tăng trở lại và các nhà đầu tư tìm kiếm những tài sản thay thế cho trái phiếu với lợi suất âm ở các nước phát triển.
Nhưng đến tháng 8, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mông Cổ đã khiến giới đầu tư toàn cầu sửng sốt khi nói rằng nợ công của nước này sẽ lên tới 78% GDP, cao hơn nhiều so với mục tiêu 55%. Tuyên bố này ngay lập tức dẫn tới một đợt bán tháo các tài sản Mông Cổ, khiến trái phiếu phát hành bằng đồng USD của nước này mất giá 7,7% trong tháng trước và đồng tiền Mông Cổ mất giá mạnh nhất trong số đồng tiền của các quốc gia đang phát triển.
“Cho tới gần đây, Mông Cổ vẫn là quốc gia có tài sản được thị trường ưa chuộng. Nhưng khi việc hạ cánh cứng xảy ra, thị trường điều chỉnh rất nhanh”, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), ông Bejoy Das Gupta, phát biểu.
Mông Cổ là một trong số ít những quốc gia từng có tương lai xán lạn vay nợ tràn lan trong thời kỳ mà các nhà đầu tư háo hức tìm cơ hội ở các thị trường sơ khai. Năm 2011, nước này là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với mức tăng 17% khi giá đồng, vàng và quặng sắt tăng vọt.
Các chủ nợ nước ngoài đã cho Chính phủ, các ngân hàng và các công ty Mông Cổ vay nhiều tỷ USD để nước này khai thác tài nguyên. Trong số này có các ngân hàng và quỹ đầu tư tên tuổi như BlackRock, Franklin Templeton, Goldman Sachs, và UBS Global Asset Management.
Trong vòng 5 năm tính đến cuối năm ngoái, mức nợ của Mông Cổ tăng 264%, mạnh nhất thế giới, theo tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service.
Tuy nhiên, đợt giảm giá hàng hóa cơ bản bắt đầu vào năm 2011 đã bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế Mông Cổ. Giờ đây, với triển vọng lãi suất Mỹ tăng khiến trái phiếu của các nền kinh tế đang phát triển trở nên kém hấp dẫn, tình hình của Mông Cổ có thể trở nên bi đát hơn.
Vào cuối quý 1 năm nay, tổng nợ nước ngoài của Mông Cổ là 22,6 tỷ USD, so với quy mô GDP 11,8 tỷ USD. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vào năm 2017, Mông Cổ tới hạn phải trả số nợ trái phiếu 580 triệu USD.
Các nhà đầu tư hiện đang đặt cả hy vọng vào một mỏ đồng và vàng quy mô lớn của Mông Cổ, mỏ Oyu Tolgoi. Tháng 12 năm ngoái, Chính phủ nước này đã đạt thỏa thuận trị giá 4,4 tỷ USD với hãng khai mỏ Rio Tinto cho giai đoạn 2 của dự án Oyu Tolgoi, khép lại cuộc đàm phán kéo dài 4 năm. Tuy nhiên, việc trì hoãn dự án đã gây thiệt hại lớn: trong quá trình chờ đợi, giá đồng thế giới giảm hơn một nửa.
Theo một số ước tính, đồng chiếm 49 % xuất khẩu của Mông Cổ trong năm 2015.
Với những khó khăn tài chính ngày càng nghiêm trọng, Chính phủ Mông Cổ đã dùng đến các biện pháp khẩn cấp. Hồi tháng 8, Chính phủ nước này tuyên bố có thể sớm dừng việc trả lương công chức và quân đội, đồng thời tăng lãi suất thêm 4,5 điểm phần trăm để chống lại sự tháo chạy của các dòng vốn.
Moody’s đã hạ điểm tín nhiệm của Mông Cổ về mức sâu hơn trong ngưỡng “rác” (junk). Standard & Poor’s cũng có động thái tương tự.
Theo giới phân tích, nếu Mông Cổ đề nghị IMF giúp đỡ, thì giới đầu tư có thể tin tưởng hơn vào khả năng trả nợ của nước này. Tháng trước, đại diện của IMF đã tới thăm Mông Cổ.
Việc tài sản Mông Cổ bị bán tháo trái ngược với xu hướng tăng chung của các thị trường mới nổi. Theo IIF, trong 8 tháng đầu năm nay, gần 80 tỷ USD đã chảy vào các thị trường mới nổi, đẩy lợi suất trái phiếu bằng đồng USD của các nước này lên mức 14,7%.
Theo tờ Wall Street Journal, mấy năm trước, các quỹ đầu tư trên thế giới mạnh tay gom mua tài sản của Mông Cổ với hy vọng những mỏ đồng và vàng chưa được khai thác của nước này sẽ cho sản lượng lớn. Với sự hào phóng của giới đầu tư, nợ của Mông Cổ tăng thêm 6% trong tháng 7 năm nay, trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản tăng trở lại và các nhà đầu tư tìm kiếm những tài sản thay thế cho trái phiếu với lợi suất âm ở các nước phát triển.
Nhưng đến tháng 8, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mông Cổ đã khiến giới đầu tư toàn cầu sửng sốt khi nói rằng nợ công của nước này sẽ lên tới 78% GDP, cao hơn nhiều so với mục tiêu 55%. Tuyên bố này ngay lập tức dẫn tới một đợt bán tháo các tài sản Mông Cổ, khiến trái phiếu phát hành bằng đồng USD của nước này mất giá 7,7% trong tháng trước và đồng tiền Mông Cổ mất giá mạnh nhất trong số đồng tiền của các quốc gia đang phát triển.
“Cho tới gần đây, Mông Cổ vẫn là quốc gia có tài sản được thị trường ưa chuộng. Nhưng khi việc hạ cánh cứng xảy ra, thị trường điều chỉnh rất nhanh”, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), ông Bejoy Das Gupta, phát biểu.
Mông Cổ là một trong số ít những quốc gia từng có tương lai xán lạn vay nợ tràn lan trong thời kỳ mà các nhà đầu tư háo hức tìm cơ hội ở các thị trường sơ khai. Năm 2011, nước này là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với mức tăng 17% khi giá đồng, vàng và quặng sắt tăng vọt.
Các chủ nợ nước ngoài đã cho Chính phủ, các ngân hàng và các công ty Mông Cổ vay nhiều tỷ USD để nước này khai thác tài nguyên. Trong số này có các ngân hàng và quỹ đầu tư tên tuổi như BlackRock, Franklin Templeton, Goldman Sachs, và UBS Global Asset Management.
Trong vòng 5 năm tính đến cuối năm ngoái, mức nợ của Mông Cổ tăng 264%, mạnh nhất thế giới, theo tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service.
Tuy nhiên, đợt giảm giá hàng hóa cơ bản bắt đầu vào năm 2011 đã bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế Mông Cổ. Giờ đây, với triển vọng lãi suất Mỹ tăng khiến trái phiếu của các nền kinh tế đang phát triển trở nên kém hấp dẫn, tình hình của Mông Cổ có thể trở nên bi đát hơn.
Vào cuối quý 1 năm nay, tổng nợ nước ngoài của Mông Cổ là 22,6 tỷ USD, so với quy mô GDP 11,8 tỷ USD. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vào năm 2017, Mông Cổ tới hạn phải trả số nợ trái phiếu 580 triệu USD.
Các nhà đầu tư hiện đang đặt cả hy vọng vào một mỏ đồng và vàng quy mô lớn của Mông Cổ, mỏ Oyu Tolgoi. Tháng 12 năm ngoái, Chính phủ nước này đã đạt thỏa thuận trị giá 4,4 tỷ USD với hãng khai mỏ Rio Tinto cho giai đoạn 2 của dự án Oyu Tolgoi, khép lại cuộc đàm phán kéo dài 4 năm. Tuy nhiên, việc trì hoãn dự án đã gây thiệt hại lớn: trong quá trình chờ đợi, giá đồng thế giới giảm hơn một nửa.
Theo một số ước tính, đồng chiếm 49 % xuất khẩu của Mông Cổ trong năm 2015.
Với những khó khăn tài chính ngày càng nghiêm trọng, Chính phủ Mông Cổ đã dùng đến các biện pháp khẩn cấp. Hồi tháng 8, Chính phủ nước này tuyên bố có thể sớm dừng việc trả lương công chức và quân đội, đồng thời tăng lãi suất thêm 4,5 điểm phần trăm để chống lại sự tháo chạy của các dòng vốn.
Moody’s đã hạ điểm tín nhiệm của Mông Cổ về mức sâu hơn trong ngưỡng “rác” (junk). Standard & Poor’s cũng có động thái tương tự.
Theo giới phân tích, nếu Mông Cổ đề nghị IMF giúp đỡ, thì giới đầu tư có thể tin tưởng hơn vào khả năng trả nợ của nước này. Tháng trước, đại diện của IMF đã tới thăm Mông Cổ.
Việc tài sản Mông Cổ bị bán tháo trái ngược với xu hướng tăng chung của các thị trường mới nổi. Theo IIF, trong 8 tháng đầu năm nay, gần 80 tỷ USD đã chảy vào các thị trường mới nổi, đẩy lợi suất trái phiếu bằng đồng USD của các nước này lên mức 14,7%.