Vì sao Nga cản Trung Quốc cho Mông Cổ vay 1 tỷ USD?
"Bất kỳ khi nào chúng tôi không nghe lời Nga, chúng tôi đều sợ bị cắt điện, đặc biệt là vào mùa đông”
Lo ngại của Nga về vấn đề nguồn nước đã ngăn cản một khoản vay trị giá 1 tỷ USD mà Mông Cổ muốn vay từ Trung Quốc để xây một đập thủy điện lớn nhằm đạt tới sự độc lập về năng lượng.
Hồi tháng 6, điện Kremlin nói rằng dự án xây dựng nhà máy thủy điện Egiin Gol trên con sông Eg ở miền Bắc Mông Cổ có thể đe dọa hồ Baikal cách đó 580 km về phía hạ nguồn. Trung Quốc chưa quyết cấp khoản vay này chừng nào chưa đạt được thỏa thuận với phía Nga - theo một tài liệu của Chính phủ Mông Cổ do hãng tin Bloomberg thu thập được.
Quốc gia Trung Á Mông Cổ muốn xây đập thủy điện cao 103 mét này để tăng sản lượng điện trong các giai đoạn cao điểm và vào mùa đông, từ đó giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện từ Nga và việc các nhà máy nhiệt điện.Việc nhập khẩu điện từ Nga tiêu tốn của Mông Cổ, quốc gia 2,8 triệu dân, hơn 25 triệu USD mỗi năm.
“Chúng tôi cần phải biết liệu chúng tôi sẽ độc lập trong chuyện này hay chỉ là một con rối của Nga và Trung Quốc”, ông Odkhuu Durzee, giám đốc dự án thủy điện Egiin Gol, nói với Bloomberg.
“Nếu chúng tôi từ bỏ, thì điều đó có nghĩa là phương Tây sẽ mất đi Mông Cổ với tư cách một quốc gia ủng hộ, người dân Mông Cổ sẽ nghĩ rằng chúng tôi không thể làm được điều gì nếu không có sự cho phép của Nga hoặc Trung Quốc”.
Với công suất 315 megawatt, công trình thủy điện Eggin Gol dự kiến nằm trên sông Eg, một trong những dòng chảy lớn nhất đổ vào sông Selegne, và sông Selegne cuối cùng đổ vào hồ Baikal của Nga - hồ nước ngọt lớn nhất thế giới.
Trong một cuộc gặp với Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói dự án thủy điện trên sẽ gây “rủi ro lớn” đối với nguồn cung nước ở vùng Irkutsk của Nga. Ông Putin cũng đề xuất “tăng nguồn cung cấp điện” của Nga cho Mông Cổ.
“Chúng tôi sẽ nghiên cứu các kế hoạch này thật kỹ lưỡng với những người bạn của mình ở Mông Cổ và Trung Quốc”, ông Putin nói trong cuộc gặp.
Một nghiên cứu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã củng cố lập luận của Nga. Vào năm 2014, UNESCO nói rằng đập Eggin Gol sẽ ảnh hưởng xấu đến các loài cá và chim đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Ông Odkhuu cho rằng những mối lo về môi trường của Nga là vô căn cứ, đồng thời cáo buộc sự phản đối của Nga và UNESCO đối với dự án là có động cơ chính trị. Ông nói, nếu không đạt thỏa thuận với Trung Quốc, Mông Cổ sẽ đưa ra đề nghị xin cấp vốn đối với các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Na Uy.
“Nga muốn kiểm soát vấn đề năng lượng của Mông Cổ. Điều này đã trở thành một vấn đề chính trị. Đòn bẩy quyền lực đang nằm trong tay Nga. Bất kỳ khi nào chúng tôi không nghe lời Nga, chúng tôi đều sợ bị cắt điện, đặc biệt là vào mùa đông”, theo ông Odkhuu.
Mối quan hệ ấm hơn giữa Nga và Trung Quốc có thể đặt Mông Cổ vào thế bất lợi trong các cuộc đàm phán. “Trung Quốc giờ đã đứng cùng một phía với Nga về lợi ích chính trị. Trung Quốc hiệu rõ là đây không phải vấn đề môi trường, mà là vấn đề chính trị”, ông Odkhuu nói.
Hồi tháng 6, điện Kremlin nói rằng dự án xây dựng nhà máy thủy điện Egiin Gol trên con sông Eg ở miền Bắc Mông Cổ có thể đe dọa hồ Baikal cách đó 580 km về phía hạ nguồn. Trung Quốc chưa quyết cấp khoản vay này chừng nào chưa đạt được thỏa thuận với phía Nga - theo một tài liệu của Chính phủ Mông Cổ do hãng tin Bloomberg thu thập được.
Quốc gia Trung Á Mông Cổ muốn xây đập thủy điện cao 103 mét này để tăng sản lượng điện trong các giai đoạn cao điểm và vào mùa đông, từ đó giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện từ Nga và việc các nhà máy nhiệt điện.Việc nhập khẩu điện từ Nga tiêu tốn của Mông Cổ, quốc gia 2,8 triệu dân, hơn 25 triệu USD mỗi năm.
“Chúng tôi cần phải biết liệu chúng tôi sẽ độc lập trong chuyện này hay chỉ là một con rối của Nga và Trung Quốc”, ông Odkhuu Durzee, giám đốc dự án thủy điện Egiin Gol, nói với Bloomberg.
“Nếu chúng tôi từ bỏ, thì điều đó có nghĩa là phương Tây sẽ mất đi Mông Cổ với tư cách một quốc gia ủng hộ, người dân Mông Cổ sẽ nghĩ rằng chúng tôi không thể làm được điều gì nếu không có sự cho phép của Nga hoặc Trung Quốc”.
Với công suất 315 megawatt, công trình thủy điện Eggin Gol dự kiến nằm trên sông Eg, một trong những dòng chảy lớn nhất đổ vào sông Selegne, và sông Selegne cuối cùng đổ vào hồ Baikal của Nga - hồ nước ngọt lớn nhất thế giới.
Trong một cuộc gặp với Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói dự án thủy điện trên sẽ gây “rủi ro lớn” đối với nguồn cung nước ở vùng Irkutsk của Nga. Ông Putin cũng đề xuất “tăng nguồn cung cấp điện” của Nga cho Mông Cổ.
“Chúng tôi sẽ nghiên cứu các kế hoạch này thật kỹ lưỡng với những người bạn của mình ở Mông Cổ và Trung Quốc”, ông Putin nói trong cuộc gặp.
Một nghiên cứu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã củng cố lập luận của Nga. Vào năm 2014, UNESCO nói rằng đập Eggin Gol sẽ ảnh hưởng xấu đến các loài cá và chim đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Ông Odkhuu cho rằng những mối lo về môi trường của Nga là vô căn cứ, đồng thời cáo buộc sự phản đối của Nga và UNESCO đối với dự án là có động cơ chính trị. Ông nói, nếu không đạt thỏa thuận với Trung Quốc, Mông Cổ sẽ đưa ra đề nghị xin cấp vốn đối với các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Na Uy.
“Nga muốn kiểm soát vấn đề năng lượng của Mông Cổ. Điều này đã trở thành một vấn đề chính trị. Đòn bẩy quyền lực đang nằm trong tay Nga. Bất kỳ khi nào chúng tôi không nghe lời Nga, chúng tôi đều sợ bị cắt điện, đặc biệt là vào mùa đông”, theo ông Odkhuu.
Mối quan hệ ấm hơn giữa Nga và Trung Quốc có thể đặt Mông Cổ vào thế bất lợi trong các cuộc đàm phán. “Trung Quốc giờ đã đứng cùng một phía với Nga về lợi ích chính trị. Trung Quốc hiệu rõ là đây không phải vấn đề môi trường, mà là vấn đề chính trị”, ông Odkhuu nói.