10 nhóm hàng Việt Nam chi gần 125 tỷ USD nhập khẩu 2016
Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt gần 125 tỷ USD, chiếm trên 70% trong tổng kim ngạch nhập khẩu
Theo thống kê công bố mới đây của Tổng cục Hải quan, năm 2016, kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt gần 125 tỷ USD, chiếm trên 70% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác
Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt hơn 28,37 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, trở thành nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong năm 2016.
Các thị trường cung cấp máy móc thiết bị cho Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm: Trung Quốc với kim ngạch gần 9,28 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 5,83 tỷ USD, tăng 14,1%; Nhật Bản đạt gần 4,17 tỷ USD, giảm 7,5%...
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Dù kim ngạch giảm nhẹ trong tháng 12 song nhập khẩu của nhóm hàng này vẫn vượt 27,8 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm trước.
Năm 2016 máy vi tính, sản phẩm điện và linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ: Hàn Quốc với kim ngạch hơn 8,67 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc đạt gần 5,92 tỷ USD, tăng 13,7%; Đài Loan đạt gần 3,16 tỷ USD, tăng 44,1%; Nhật Bản đạt gần 2,81 tỷ USD, tăng 23,7%; ...
Điện thoại các loại và linh kiện
Kim ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt gần 10,56 tỷ USD, giảm 0,3% so với năm trước.
Điện thoại các loại và linh kiện trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với hơn 6,14 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần 3,58 tỷ USD, tăng 18,4%; ...
Nguyên phụ liệu
Nhóm hàng này bao gồm vải các loại; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy; xơ, sợi dệt cá lại; bông các loại.
Tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cả năm 2016 đạt gần 18,82 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên phụ liệu trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với kim ngạch hơn 8,02 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần 2,92 tỷ USD, tăng 3%; Đài Loan đạt 2,28 tỷ USD, giảm 2,3%...
Sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép
Kim ngạch nhập khẩu nhóm này đạt trên 22 triệu tấn, tương ứng gần 11 tỷ USD. Đây là mức nhập khẩu tăng kỷ lục của Việt Nam từ trước đến nay.
Sắt thép các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với 10,85 triệu tấn, trị giá hơn 4,45 tỷ USD, tăng 14,25% về lượng và 7,1% về trị giá so với năm trước; Nhật Bản đạt gần 2,64 triệu tấn, trị giá gần 1,19 tỷ USD, tăng 2,2% về lượng và 6,4% về trị giá...
Xăng dầu các loại
Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại trong năm 2016 đạt gần 11,86 triệu tấn, trị giá hơn 4,94 tỷ USD, tăng 18% về lượng, tuy nhiên giảm 7,3% về trị giá so với năm trước.
Xăng dầu các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan với hơn 1,5 triệu tấn, trị giá 638 triệu USD, giảm 33,5% về lượng và 44,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc với hơn 1,04 triệu tấn, trị giá 451 triệu USD, giảm 40,3% về lượng và 51% về trị giá...
Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo
Năm 2016, Việt Nam chi tới gần 10,7 tỷ USD mua hai nhóm hàng này, tăng bình quân 11% so với năm trước. Sản phẩm chất dẻo chủ yếu được nhập khẩu để phục vụ phát triển công nghiệp trong nước. Thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Thái Lan.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
Theo Tổng cục Hải quan, năm qua Việt Nam đã chi tới 3,46 tỷ USD để nhập khẩu nhóm hàng này, tăng 2,1% so với năm trước. Mức tăng nhẹ này cho thấy các hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước bắt đầu lấy lại thị trường.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã đầu tư lớn cho ngành công nghiệp này như Masan, Hoà Phát… Thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ…
Ôtô nguyên chiếc
Năm qua là năm khó khăn với lĩnh vực nhập khẩu ôtô của Việt Nam do nhiều vấn đề về chính sách cũng như các dòng thuế đánh vào xe sang nguyên chiếc tăng mạnh. Cụ thể, năm 2016 người dân Việt chi khoảng 2,33 tỷ USD nhập 113.567 chiếc xe, giảm 9,5% về lượng và 21,7% về giá trị.
Trong đó, nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ Thái Lan trong năm 2016 đạt 34.336 chiếc, tương ứng 641 triệu USD, tăng 9.217 chiếc về lượng và tăng hơn 200 triệu USD về giá trị so với năm 2015.
Thái Lan đã trở thành quán quân xuất xe cho Việt Nam, vượt xa quốc gia đứng thứ hai là Trung Quốc, Hàn Quốc…
Hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2016 của nhóm hàng đạt gần 7 tỷ USD, tăng bình quân 7% so với năm trước. Đây là các sản phẩm được nhập khẩu phục vụ ngành công nghiệp và tiêu thụ trong nước. Thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác
Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt hơn 28,37 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, trở thành nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong năm 2016.
Các thị trường cung cấp máy móc thiết bị cho Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm: Trung Quốc với kim ngạch gần 9,28 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 5,83 tỷ USD, tăng 14,1%; Nhật Bản đạt gần 4,17 tỷ USD, giảm 7,5%...
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Dù kim ngạch giảm nhẹ trong tháng 12 song nhập khẩu của nhóm hàng này vẫn vượt 27,8 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm trước.
Năm 2016 máy vi tính, sản phẩm điện và linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ: Hàn Quốc với kim ngạch hơn 8,67 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc đạt gần 5,92 tỷ USD, tăng 13,7%; Đài Loan đạt gần 3,16 tỷ USD, tăng 44,1%; Nhật Bản đạt gần 2,81 tỷ USD, tăng 23,7%; ...
Điện thoại các loại và linh kiện
Kim ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt gần 10,56 tỷ USD, giảm 0,3% so với năm trước.
Điện thoại các loại và linh kiện trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với hơn 6,14 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần 3,58 tỷ USD, tăng 18,4%; ...
Nguyên phụ liệu
Nhóm hàng này bao gồm vải các loại; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy; xơ, sợi dệt cá lại; bông các loại.
Tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cả năm 2016 đạt gần 18,82 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên phụ liệu trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với kim ngạch hơn 8,02 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần 2,92 tỷ USD, tăng 3%; Đài Loan đạt 2,28 tỷ USD, giảm 2,3%...
Sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép
Kim ngạch nhập khẩu nhóm này đạt trên 22 triệu tấn, tương ứng gần 11 tỷ USD. Đây là mức nhập khẩu tăng kỷ lục của Việt Nam từ trước đến nay.
Sắt thép các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với 10,85 triệu tấn, trị giá hơn 4,45 tỷ USD, tăng 14,25% về lượng và 7,1% về trị giá so với năm trước; Nhật Bản đạt gần 2,64 triệu tấn, trị giá gần 1,19 tỷ USD, tăng 2,2% về lượng và 6,4% về trị giá...
Xăng dầu các loại
Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại trong năm 2016 đạt gần 11,86 triệu tấn, trị giá hơn 4,94 tỷ USD, tăng 18% về lượng, tuy nhiên giảm 7,3% về trị giá so với năm trước.
Xăng dầu các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan với hơn 1,5 triệu tấn, trị giá 638 triệu USD, giảm 33,5% về lượng và 44,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc với hơn 1,04 triệu tấn, trị giá 451 triệu USD, giảm 40,3% về lượng và 51% về trị giá...
Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo
Năm 2016, Việt Nam chi tới gần 10,7 tỷ USD mua hai nhóm hàng này, tăng bình quân 11% so với năm trước. Sản phẩm chất dẻo chủ yếu được nhập khẩu để phục vụ phát triển công nghiệp trong nước. Thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Thái Lan.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
Theo Tổng cục Hải quan, năm qua Việt Nam đã chi tới 3,46 tỷ USD để nhập khẩu nhóm hàng này, tăng 2,1% so với năm trước. Mức tăng nhẹ này cho thấy các hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước bắt đầu lấy lại thị trường.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã đầu tư lớn cho ngành công nghiệp này như Masan, Hoà Phát… Thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ…
Ôtô nguyên chiếc
Năm qua là năm khó khăn với lĩnh vực nhập khẩu ôtô của Việt Nam do nhiều vấn đề về chính sách cũng như các dòng thuế đánh vào xe sang nguyên chiếc tăng mạnh. Cụ thể, năm 2016 người dân Việt chi khoảng 2,33 tỷ USD nhập 113.567 chiếc xe, giảm 9,5% về lượng và 21,7% về giá trị.
Trong đó, nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ Thái Lan trong năm 2016 đạt 34.336 chiếc, tương ứng 641 triệu USD, tăng 9.217 chiếc về lượng và tăng hơn 200 triệu USD về giá trị so với năm 2015.
Thái Lan đã trở thành quán quân xuất xe cho Việt Nam, vượt xa quốc gia đứng thứ hai là Trung Quốc, Hàn Quốc…
Hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2016 của nhóm hàng đạt gần 7 tỷ USD, tăng bình quân 7% so với năm trước. Đây là các sản phẩm được nhập khẩu phục vụ ngành công nghiệp và tiêu thụ trong nước. Thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc.