7 bộ cho ý kiến về dự án thép 60.000 tỷ của Hoà Phát
Để có cơ sở trình Thủ tướng quyết định, Văn phòng Chính phủ đề nghị 7 bộ cho ý kiến trong phạm vi quản lý ngành
Chính phủ vừa phát đi công văn gửi 7 bộ cho ý kiến bằng văn bản về chủ trương đầu tư Dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất của tỉnh Quảng Ngãi với mức đầu tư 60.000 tỷ đồng.
Để có cơ sở trình Thủ tướng quyết định, Văn phòng Chính phủ đề nghị các Bộ Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến trong phạm vi quản lý ngành.
Theo tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là dự án với công suất thiết kế 4 triệu tấn/năm, được chia làm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn có công suất 2 triệu tấn/năm.
Nếu được chấp thuận, giai đoạn 1 sẽ được triển khai trong 2 năm với sản phẩm chính của giai đoạn đầu là thép dài, trong đó thép xây dựng là 1 triệu tấn thép thanh vằn và 1 triệu tấn thép dây cuộn.
Giai đoạn sau sẽ được thực hiện sau khi giai đoạn 1 kết thúc 18 tháng với sản phẩm chủ lực là thép dẹt.
Thời gian thực hiện dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp phép và tổng vốn đầu tư dự kiến là 60.000 tỷ đồng. Trong số này, phần vốn góp tự có của nhà đầu tư 20.000 tỷ đồng, còn lại 40.000 tỷ đồng sẽ được huy động từ bên ngoài.
Được biết, Hoà Phát năm 2016 ước tính lãi khoảng 6.000 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2016, công ty có khoảng gần 8.000 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối.
Theo hồ sơ của nhà đầu tư, Tập đoàn Hòa Phát dự kiến sử dụng công nghệ luyện kim lò cao khép kín đang được áp dụng tại khu liên hợp gang thép Hải Dương của doanh nghiệp.
Dự án được triển khai trên phần đất 372,7 ha từng thuộc dự án thép Guang Lian của một nhà đầu tư Đài Loan, do chậm thực hiện nên đã bị tỉnh Quảng Ngãi thu hồi.
Trước đó, Dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát cho đến gần phút cuối trình hồ sơ đã quyết định thay đổi cơ cấu sản phẩm với xu hướng chuyển dịch dần sang làm thép chất lượng cao.
Để có cơ sở trình Thủ tướng quyết định, Văn phòng Chính phủ đề nghị các Bộ Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến trong phạm vi quản lý ngành.
Theo tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là dự án với công suất thiết kế 4 triệu tấn/năm, được chia làm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn có công suất 2 triệu tấn/năm.
Nếu được chấp thuận, giai đoạn 1 sẽ được triển khai trong 2 năm với sản phẩm chính của giai đoạn đầu là thép dài, trong đó thép xây dựng là 1 triệu tấn thép thanh vằn và 1 triệu tấn thép dây cuộn.
Giai đoạn sau sẽ được thực hiện sau khi giai đoạn 1 kết thúc 18 tháng với sản phẩm chủ lực là thép dẹt.
Thời gian thực hiện dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp phép và tổng vốn đầu tư dự kiến là 60.000 tỷ đồng. Trong số này, phần vốn góp tự có của nhà đầu tư 20.000 tỷ đồng, còn lại 40.000 tỷ đồng sẽ được huy động từ bên ngoài.
Được biết, Hoà Phát năm 2016 ước tính lãi khoảng 6.000 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2016, công ty có khoảng gần 8.000 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối.
Theo hồ sơ của nhà đầu tư, Tập đoàn Hòa Phát dự kiến sử dụng công nghệ luyện kim lò cao khép kín đang được áp dụng tại khu liên hợp gang thép Hải Dương của doanh nghiệp.
Dự án được triển khai trên phần đất 372,7 ha từng thuộc dự án thép Guang Lian của một nhà đầu tư Đài Loan, do chậm thực hiện nên đã bị tỉnh Quảng Ngãi thu hồi.
Trước đó, Dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát cho đến gần phút cuối trình hồ sơ đã quyết định thay đổi cơ cấu sản phẩm với xu hướng chuyển dịch dần sang làm thép chất lượng cao.