Bộ Tài chính “hứa” khắc phục chênh lệch thuế xăng dầu
Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công Thương để có hướng dẫn cụ thể trong thời gian tới
Sau khi báo chí đưa tin về việc doanh nghiệp hưởng lợi hàng trăm tỷ đồng nhờ lỗ hổng chính sách trong điều hành giá xăng dầu, chiều 15/3, Bộ Tài chính đã có thông báo thừa nhận có chênh lệch thuế xăng dầu.
“Hiện nay theo xu hướng hội nhập, có nhiều mức thuế như các hiệp định thương mại tự do (FTA), mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN), Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Do vậy, Bộ Tài chính đang nghiên cứu để điều tiết, khắc phục chênh lệch trong giá cơ sở (nếu áp dụng các mức thuế khác nhau). Bộ Tài chính sẽ phối hợp Bộ Công Thương để có hướng dẫn cụ thể trong thời gian tới”, Bộ Tài chính cho biết.
Theo đó, để tránh gian lận thương mại trong khâu nhập khẩu với các mức thuế khác nhau, Bộ Tài chính đã giao cơ quan hải quan tăng cường kiểm tra khâu nhập khẩu xăng dầu, đặc biệt là đối với các lô hàng có chứng nhận xuất xứ từ các nước ASEAN, Hàn Quốc,...tránh gian lận thương mại, gây thiệt hại cho Nhà nước và người tiêu dùng.
Như vậy, Bộ Tài chính đã thừa nhận việc có chênh lệch thuế nhập khẩu xăng dầu giữa các FTA, ATIGA và thuế nhập khẩu áp giá bán lẻ.
Bộ Tài chính còn cho biết, theo quy định tại Nghị định số 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu là giá để làm căn cứ điều hành giá xăng dầu trong nước, trong đó thuế nhập khẩu để tính giá bán lẻ được căn cứ vào thuế MFN.
Giá cơ sở xăng dầu không phải là giá do Nhà nước ấn định hoặc phê duyệt cho từng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối. Căn cứ giá cơ sở xăng dầu và mức sử dụng Quỹ BOG, các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định nhưng không cao hơn giá cơ sở do liên bộ Công Thương- Tài chính công bố.
Trước đó, theo cam kết hội nhập Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế áp dụng trong năm 2015 với dầu diesel và mazut là 5% và từ 1/1/2016 là 0% (thuế với xăng vẫn là 20%, tương tự các thị trường khác).
Từ đầu năm nay, thêm thuế nhập dầu diesel từ Hàn Quốc về Việt Nam cũng giảm về 5%, thuế xăng về 10% - thấp hơn thị trường khác 10%.
Trong khi đó, theo Thông tư 78 được liên bộ Công Thương - Tài chính ban hành tháng 5/2015, giá cơ sở được tính dựa trên thuế suất nhập khẩu 20% với xăng, 10% với dầu diesel và mazut là 10%. Mức chênh lệch thuế suất trên đã khiến các doanh nghiệp xăng dầu được hưởng lợi lớn còn người tiêu dùng phải chịu thiệt.
“Hiện nay theo xu hướng hội nhập, có nhiều mức thuế như các hiệp định thương mại tự do (FTA), mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN), Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Do vậy, Bộ Tài chính đang nghiên cứu để điều tiết, khắc phục chênh lệch trong giá cơ sở (nếu áp dụng các mức thuế khác nhau). Bộ Tài chính sẽ phối hợp Bộ Công Thương để có hướng dẫn cụ thể trong thời gian tới”, Bộ Tài chính cho biết.
Theo đó, để tránh gian lận thương mại trong khâu nhập khẩu với các mức thuế khác nhau, Bộ Tài chính đã giao cơ quan hải quan tăng cường kiểm tra khâu nhập khẩu xăng dầu, đặc biệt là đối với các lô hàng có chứng nhận xuất xứ từ các nước ASEAN, Hàn Quốc,...tránh gian lận thương mại, gây thiệt hại cho Nhà nước và người tiêu dùng.
Như vậy, Bộ Tài chính đã thừa nhận việc có chênh lệch thuế nhập khẩu xăng dầu giữa các FTA, ATIGA và thuế nhập khẩu áp giá bán lẻ.
Bộ Tài chính còn cho biết, theo quy định tại Nghị định số 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu là giá để làm căn cứ điều hành giá xăng dầu trong nước, trong đó thuế nhập khẩu để tính giá bán lẻ được căn cứ vào thuế MFN.
Giá cơ sở xăng dầu không phải là giá do Nhà nước ấn định hoặc phê duyệt cho từng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối. Căn cứ giá cơ sở xăng dầu và mức sử dụng Quỹ BOG, các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định nhưng không cao hơn giá cơ sở do liên bộ Công Thương- Tài chính công bố.
Trước đó, theo cam kết hội nhập Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế áp dụng trong năm 2015 với dầu diesel và mazut là 5% và từ 1/1/2016 là 0% (thuế với xăng vẫn là 20%, tương tự các thị trường khác).
Từ đầu năm nay, thêm thuế nhập dầu diesel từ Hàn Quốc về Việt Nam cũng giảm về 5%, thuế xăng về 10% - thấp hơn thị trường khác 10%.
Trong khi đó, theo Thông tư 78 được liên bộ Công Thương - Tài chính ban hành tháng 5/2015, giá cơ sở được tính dựa trên thuế suất nhập khẩu 20% với xăng, 10% với dầu diesel và mazut là 10%. Mức chênh lệch thuế suất trên đã khiến các doanh nghiệp xăng dầu được hưởng lợi lớn còn người tiêu dùng phải chịu thiệt.