Cà phê Đà Lạt chính thức vào hệ thống Starbucks
Đây là lần đầu tiên một loại cà phê arabica trồng tại Việt Nam được Starbucks chọn để bán
Thương hiệu cà phê Starbucks vừa thông báo đã đưa sản phẩm cà phê xuất xứ Đà Lạt vào bán trong hệ thống của mình.
Đây là lần đầu tiên một loại cà phê arabica (cà phê chè) trồng tại Việt Nam được Starbucks chọn để bán. Giá mỗi cân cà phê đã rang là gần 50 USD.
Ông Leslie Wolford, chuyên gia cà phê cao cấp tại Starbucks, nói: "Khi nhận được mẫu cà phê này, chúng tôi rất hài lòng với chất lượng của nó. Cà phê Đà Lạt có vị chua dịu nhẹ, phù hợp với khẩu vị của khách hàng, dù pha theo kiểu expresso hay pha phin”.
Người Pháp đã mang cà phê đến trồng tại khu vực vùng núi thuộc Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng từ đầu thế kỷ 19. Khu vực cao nguyên Đà Lạt với khí hậu mát mẻ cao hơn mực nước biển đến 1.200 m, đất đỏ bazan mang đến điều kiện tốt để trồng cà phê.
Một số huyện ở Lâm Đồng như Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Đức Trọng và một số vùng ngoại thành của thành phố Đà Lạt được đánh giá là nơi trồng được loại cà phê có giá trị cao nhất tại Việt Nam.
Trong hàng ngàn vùng trồng cà phê của thế giới ở độ cao trên 1.000 m, chỉ có duy nhất 6 nơi bao gồm Indonesia, Kenya, Rwanda, Brazil, Colombia và Guatemala cung cấp được cà phê đạt tiêu chuẩn lựa chọn của Starbucks.
Nay, Đà Lạt của Việt Nam là địa điểm thứ 7.
Theo thống kê của Statista, đến năm 2014, Starbucks có hơn 21.366 cửa hàng tại 56 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó, có 11.457 cửa hàng tại Mỹ.
Riêng năm 2014, hãng đã mở mới hơn 1600 cửa hàng cà phê. Doanh thu của Starbucks năm 2014 đạt 16,5 tỷ USD.
Đây là lần đầu tiên một loại cà phê arabica (cà phê chè) trồng tại Việt Nam được Starbucks chọn để bán. Giá mỗi cân cà phê đã rang là gần 50 USD.
Ông Leslie Wolford, chuyên gia cà phê cao cấp tại Starbucks, nói: "Khi nhận được mẫu cà phê này, chúng tôi rất hài lòng với chất lượng của nó. Cà phê Đà Lạt có vị chua dịu nhẹ, phù hợp với khẩu vị của khách hàng, dù pha theo kiểu expresso hay pha phin”.
Người Pháp đã mang cà phê đến trồng tại khu vực vùng núi thuộc Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng từ đầu thế kỷ 19. Khu vực cao nguyên Đà Lạt với khí hậu mát mẻ cao hơn mực nước biển đến 1.200 m, đất đỏ bazan mang đến điều kiện tốt để trồng cà phê.
Một số huyện ở Lâm Đồng như Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Đức Trọng và một số vùng ngoại thành của thành phố Đà Lạt được đánh giá là nơi trồng được loại cà phê có giá trị cao nhất tại Việt Nam.
Trong hàng ngàn vùng trồng cà phê của thế giới ở độ cao trên 1.000 m, chỉ có duy nhất 6 nơi bao gồm Indonesia, Kenya, Rwanda, Brazil, Colombia và Guatemala cung cấp được cà phê đạt tiêu chuẩn lựa chọn của Starbucks.
Nay, Đà Lạt của Việt Nam là địa điểm thứ 7.
Theo thống kê của Statista, đến năm 2014, Starbucks có hơn 21.366 cửa hàng tại 56 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó, có 11.457 cửa hàng tại Mỹ.
Riêng năm 2014, hãng đã mở mới hơn 1600 cửa hàng cà phê. Doanh thu của Starbucks năm 2014 đạt 16,5 tỷ USD.