Co.opmart và vị thế nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam
Co.opmart hiện tại giữ vị thế hàng đầu trong ngành bán lẻ Việt Nam, xét cả về doanh thu lẫn số lượng điểm bán
Với 7 năm liền đạt danh hiệu nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam - Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á-Thái Bình Dương, Co.opmart hiện tại giữ vị thế hàng đầu trong ngành bán lẻ Việt Nam, xét cả về doanh thu lẫn số lượng điểm bán.
Tuy nhiên, ngôi vị ấy ngày càng trở nên không hề dễ dàng khi các đối thủ đáng gờm khác như Central Group, Lotte hay Aeon vẫn đang tích cực chạy đua để xoay chuyển thế cờ.
“Cuộc chiến” quyết liệt
Thị trường bán lẻ Việt Nam vốn được xem là mảnh đất màu mỡ và đang chứng kiến “cuộc chiến” quyết liệt giữa các tên tuổi lớn trong và ngoài nước: Co.opmart, Aeon, Lotte, Central Group.
Điều này buộc các hệ thống siêu thị hiện tại phải thay đổi mô thức kinh doanh, chiến lược giá cả, Marketing...
Có thể thấy, thị trường bán lẻ hiện tại đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi các tập đoàn nước ngoài đang nỗ lực quyết chiếm ngôi đầu từ tay Saigon Co.op. Chẳng hạn như tập đoàn Aeon Mall của Nhật đã hợp tác với nhiều đơn vị đầu tư vào 3 trung tâm thương mại ở Tp.HCM, Bình Dương và Hà Nội và đặt mục tiêu xây dựng khoảng 20 trung tâm thương mại Aeon Mall vào năm 2020.
Ngoài ra, Aeon còn bắt tay với Citimart (nắm 49% vốn điều lệ) và Fivimart (nắm 30% vốn điều lệ) để tăng nhanh quy mô hệ thống.
Bên cạnh đó, Lotte cũng có tham vọng rất lớn khi mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Tập đoàn hiện có 13 siêu tại Việt Nam và vẫn kiên trì đặt mục tiêu sở hữu 60 siêu thị vào năm 2020.
Hãng cũng đã từng tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện của mình bằng cách tham gia tất cả các loại hình bán lẻ hiện đại, kể cả thông qua việc mua bán và sáp nhập thương hiệu.
Co.opmart được đánh giá có lợi thế so với những những đối thủ khác khi là tập đoàn Việt 100%, sở hữu đội ngũ Marketing hiểu tâm lý người tiêu dùng Việt, am tường thị trường bán lẻ Việt cũng như tập quán mua sắm, thị hiếu khách hàng.
Hãng cũng tận dụng mọi khả năng có thể để liên kết với các trang trại, các nhà sản xuất, các doanh nghiệp để tăng cường ngày càng nhiều sự hiện diện của hàng Việt.
Đổi mới, sáng tạo là yếu tố then chốt
Trong ngành bán lẻ thì yếu tố mạng lưới và đa dạng hóa các mô hình phân phối là mục tiêu hàng đầu và bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn có được mạng lưới rộng nhất với nhiều mô hình bán lẻ nhất.
Mỗi mô hình có nguyên lý quản lý và phương thức điều hành hoạt động khác nhau để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người dùng. Bên cạnh đó, sự phát triển công nghệ đòi hỏi tư duy người kinh doanh phải luôn thay đổi, cập nhật và thích nghi với những xu hướng mới.
“Do đó, doanh nghiệp Việt cũng cần phải nhanh chóng học tập các mô hình bán lẻ theo đúng xu hướng phát triển để triển khai trong tương lai gần”, ông Nguyễn Anh Đức - Phó tổng giám đốc Saigon Co.op, nêu quan điểm.
Chính vì thế, sự đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh là yếu tố then chốt để thu hút khách hàng và cũng là yếu tố Co.opmart đặt lên hàng đầu và khai thác triệt để. Với định vị là: “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”, siêu thị Co.opmart tập trung phục vụ chủ yếu ở mảng thực phẩm tươi sống tươi, thực phẩm công nghệ đa dạng, đồ dùng phong phú với nhiều mẫu mã cùng hàng may mặc thời trang cùng nhiều dịch vụ tăng thêm…
Bên cạnh đó, Co.opmart đã và đang phối hợp cùng hàng trăm nhà sản xuất, nhà cung cấp để thực hiện chương trình “Giá tốt mỗi ngày” để đem lại những món hàng tốt giá tốt, đáp ứng nhu cầu mua sắm của đông đảo chị em nội trợ hằng ngày.
Một điểm đáng chú ý trong tư duy đổi mới của Co.opmart chính là sự tích cực chú ý đến nhu cầu và tâm lý người mua hàng khi là một trong những đơn vị tiên phong mở rộng hệ thống nhà ăn ngay tại siêu thị của mình, cũng như cung cấp các món ăn đã làm sẵn hoặc đã qua chế biến khá đa dạng và phong phú cho bà nội trợ cũng như các khách hàng không có nhiều thời gian.
Ngoài ra, Co.opmart cũng là hệ thống siêu thị đầu tiên ứng dụng Zalo để tiếp cận và tương tác với người dùng hiệu quả khi xu hướng sử dụng điện thoại gia tăng.
Các chương trình khuyến mãi hằng ngày và khuyến mãi theo định kỳ của siêu thị đều được gửi tới người dùng mỗi ngày thông qua tin nhắn Zalo.
Ngoài ra, khi truy cập vào kênh chính thức của Siêu thị Co.opmart, người dùng còn có thể nắm được hệ thống các siêu thị Co.opmart gần nhất, tra cứu điểm tích lũy, liên hệ để trao đổi thông tin về sản phẩm và các chương trình khuyến mại.
Nhờ vậy mà chị em nội trợ phần nào thuận tiện nắm bắt thông tin giá cả, dễ dàng lựa chọn thời điểm thích hợp và an tâm hơn đi mua sắm. Trong tương lai, hi vọng người dùng còn có thể đi siêu thị Co.opmart nhanh chóng trên nền tảng Zalo tiện lợi.
Tuy nhiên, ngôi vị ấy ngày càng trở nên không hề dễ dàng khi các đối thủ đáng gờm khác như Central Group, Lotte hay Aeon vẫn đang tích cực chạy đua để xoay chuyển thế cờ.
“Cuộc chiến” quyết liệt
Thị trường bán lẻ Việt Nam vốn được xem là mảnh đất màu mỡ và đang chứng kiến “cuộc chiến” quyết liệt giữa các tên tuổi lớn trong và ngoài nước: Co.opmart, Aeon, Lotte, Central Group.
Điều này buộc các hệ thống siêu thị hiện tại phải thay đổi mô thức kinh doanh, chiến lược giá cả, Marketing...
Có thể thấy, thị trường bán lẻ hiện tại đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi các tập đoàn nước ngoài đang nỗ lực quyết chiếm ngôi đầu từ tay Saigon Co.op. Chẳng hạn như tập đoàn Aeon Mall của Nhật đã hợp tác với nhiều đơn vị đầu tư vào 3 trung tâm thương mại ở Tp.HCM, Bình Dương và Hà Nội và đặt mục tiêu xây dựng khoảng 20 trung tâm thương mại Aeon Mall vào năm 2020.
Ngoài ra, Aeon còn bắt tay với Citimart (nắm 49% vốn điều lệ) và Fivimart (nắm 30% vốn điều lệ) để tăng nhanh quy mô hệ thống.
Bên cạnh đó, Lotte cũng có tham vọng rất lớn khi mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Tập đoàn hiện có 13 siêu tại Việt Nam và vẫn kiên trì đặt mục tiêu sở hữu 60 siêu thị vào năm 2020.
Hãng cũng đã từng tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện của mình bằng cách tham gia tất cả các loại hình bán lẻ hiện đại, kể cả thông qua việc mua bán và sáp nhập thương hiệu.
Co.opmart được đánh giá có lợi thế so với những những đối thủ khác khi là tập đoàn Việt 100%, sở hữu đội ngũ Marketing hiểu tâm lý người tiêu dùng Việt, am tường thị trường bán lẻ Việt cũng như tập quán mua sắm, thị hiếu khách hàng.
Hãng cũng tận dụng mọi khả năng có thể để liên kết với các trang trại, các nhà sản xuất, các doanh nghiệp để tăng cường ngày càng nhiều sự hiện diện của hàng Việt.
Đổi mới, sáng tạo là yếu tố then chốt
Trong ngành bán lẻ thì yếu tố mạng lưới và đa dạng hóa các mô hình phân phối là mục tiêu hàng đầu và bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn có được mạng lưới rộng nhất với nhiều mô hình bán lẻ nhất.
Mỗi mô hình có nguyên lý quản lý và phương thức điều hành hoạt động khác nhau để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người dùng. Bên cạnh đó, sự phát triển công nghệ đòi hỏi tư duy người kinh doanh phải luôn thay đổi, cập nhật và thích nghi với những xu hướng mới.
“Do đó, doanh nghiệp Việt cũng cần phải nhanh chóng học tập các mô hình bán lẻ theo đúng xu hướng phát triển để triển khai trong tương lai gần”, ông Nguyễn Anh Đức - Phó tổng giám đốc Saigon Co.op, nêu quan điểm.
Chính vì thế, sự đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh là yếu tố then chốt để thu hút khách hàng và cũng là yếu tố Co.opmart đặt lên hàng đầu và khai thác triệt để. Với định vị là: “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”, siêu thị Co.opmart tập trung phục vụ chủ yếu ở mảng thực phẩm tươi sống tươi, thực phẩm công nghệ đa dạng, đồ dùng phong phú với nhiều mẫu mã cùng hàng may mặc thời trang cùng nhiều dịch vụ tăng thêm…
Bên cạnh đó, Co.opmart đã và đang phối hợp cùng hàng trăm nhà sản xuất, nhà cung cấp để thực hiện chương trình “Giá tốt mỗi ngày” để đem lại những món hàng tốt giá tốt, đáp ứng nhu cầu mua sắm của đông đảo chị em nội trợ hằng ngày.
Một điểm đáng chú ý trong tư duy đổi mới của Co.opmart chính là sự tích cực chú ý đến nhu cầu và tâm lý người mua hàng khi là một trong những đơn vị tiên phong mở rộng hệ thống nhà ăn ngay tại siêu thị của mình, cũng như cung cấp các món ăn đã làm sẵn hoặc đã qua chế biến khá đa dạng và phong phú cho bà nội trợ cũng như các khách hàng không có nhiều thời gian.
Ngoài ra, Co.opmart cũng là hệ thống siêu thị đầu tiên ứng dụng Zalo để tiếp cận và tương tác với người dùng hiệu quả khi xu hướng sử dụng điện thoại gia tăng.
Các chương trình khuyến mãi hằng ngày và khuyến mãi theo định kỳ của siêu thị đều được gửi tới người dùng mỗi ngày thông qua tin nhắn Zalo.
Ngoài ra, khi truy cập vào kênh chính thức của Siêu thị Co.opmart, người dùng còn có thể nắm được hệ thống các siêu thị Co.opmart gần nhất, tra cứu điểm tích lũy, liên hệ để trao đổi thông tin về sản phẩm và các chương trình khuyến mại.
Nhờ vậy mà chị em nội trợ phần nào thuận tiện nắm bắt thông tin giá cả, dễ dàng lựa chọn thời điểm thích hợp và an tâm hơn đi mua sắm. Trong tương lai, hi vọng người dùng còn có thể đi siêu thị Co.opmart nhanh chóng trên nền tảng Zalo tiện lợi.