CPI tháng 9 trước sức ép tăng giá xăng, dầu và học phí
Giá cả tháng 9/2017 sẽ tiếp tục chịu sức ép từ hai đợt tăng giá xăng dầu, lộ trình tăng học phí năm học 2017-2018
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) vừa công bố dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 9 năm nay. Theo Cục Quản lý giá, trong tháng 9, có một số yếu tố gây sức ép tăng nhẹ lên mặt bằng giá là hai đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu ngày 19/8 và ngày 5/9/2017 cùng với việc các địa phương tiếp tục lộ trình tăng giá học phí năm học 2017-2018 tập trung nhiều vào tháng 9/2017.
Bên cạnh đó, nhu cầu mua sắm, đi lại trong ngày tựu trường của học sinh, sinh viên; nhu cầu vui chơi, giải trí trong dịp nghỉ lễ 2/9 và rằm Trung thu dự báo sẽ ở mức cao có thể đẩy giá một số hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng. Giá thực phẩm nhất là mặt hàng rau xanh có thể tăng tại một số tỉnh miền Bắc do cuối tháng 8, đầu tháng 9/2017 là thời gian cao điểm xảy ra mưa bão.
Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng có khả năng giảm giá hoặc ổn định trong tháng tới như phân bón, thức ăn chăn nuôi... do nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp.
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp tăng cường quản lý, kiểm soát, bình ổn thị trường, giá cả theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ nhằm góp phần giữ cho giá cả thị trường không xảy ra biến động bất thường trong tháng.
Về diễn biến giá một số mặt hàng chính, theo thống kê của Cục Quản lý giá, trong tháng 8, các mặt hàng tăng giá là lúa, gạo tại miền Nam, thép, xăng dầu. Giá lúa, gạo tại miền Bắc, thực phẩm tươi sống (trừ giá thịt lợn và rau củ quả), giá bán lẻ đường, thức ăn chăn nuôi, phân bón urê, xi măng ổn định. Mặt hàng có xu hướng giảm là giá bán buôn đường.
Trong thời gian tới, giá lúa gạo trong nước ổn định hoặc tăng nhẹ, trong khi giá gạo thế giới có khả năng giảm nhẹ hoặc ổn định.
Với mặt hàng thực phẩm tươi sống, trong tháng 8/2017, giá hầu hết các loại thực phẩm tươi sống đều ổn định so với cùng kỳ tháng 7/2017. Riêng giá thịt lợn đã biến động theo hướng giảm nhẹ sau khi tăng mạnh vào thời điểm cuối tháng 7/2017 do nguồn cung lợn trên thị trường trong nước được tái đàn bổ sung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Giá một số mặt hàng thủy, hải sản ổn định. Giá một số loại rau củ quả tăng nhẹ do ảnh hưởng của bão và mưa nhiều. Cục Quản lý giá dự báo, trong thời gian tới, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống có thể ổn định hoặc giảm do nhu cầu thị trường không có nhiều biến động.
Ở đầu vào của sản xuất, giá phân bón urê trong nước tháng 8/2017 ổn định so với tháng 7/2017. Tại miền Bắc, mức giá khoảng 6.500-6.800 đồng/kg; tại miền Nam, mức giá khoảng 6.100-6.800 đồng/kg. Dự báo, giá phân bón trong nước có thể tiếp tục giảm nhẹ.
Cùng xu hướng này, mặt hàng thức ăn chăn nuôi hỗn hợp tháng 8/2017 ổn định giá so với tháng 7/2017. Hiện giá thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt ở mức 7.800 đồng/kg, giá thức ăn hỗn hợp cho gà thịt ở mức 9.010 đồng/kg. Do tình hình chăn nuôi trong nước vẫn khó khăn và giá nguyên liệu thế giới có xu hướng giảm nên giá thức ăn chăn nuôi trong nước có xu hướng ổn định hoặc giảm nhẹ.
Bên cạnh đó, nhu cầu mua sắm, đi lại trong ngày tựu trường của học sinh, sinh viên; nhu cầu vui chơi, giải trí trong dịp nghỉ lễ 2/9 và rằm Trung thu dự báo sẽ ở mức cao có thể đẩy giá một số hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng. Giá thực phẩm nhất là mặt hàng rau xanh có thể tăng tại một số tỉnh miền Bắc do cuối tháng 8, đầu tháng 9/2017 là thời gian cao điểm xảy ra mưa bão.
Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng có khả năng giảm giá hoặc ổn định trong tháng tới như phân bón, thức ăn chăn nuôi... do nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp.
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp tăng cường quản lý, kiểm soát, bình ổn thị trường, giá cả theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ nhằm góp phần giữ cho giá cả thị trường không xảy ra biến động bất thường trong tháng.
Về diễn biến giá một số mặt hàng chính, theo thống kê của Cục Quản lý giá, trong tháng 8, các mặt hàng tăng giá là lúa, gạo tại miền Nam, thép, xăng dầu. Giá lúa, gạo tại miền Bắc, thực phẩm tươi sống (trừ giá thịt lợn và rau củ quả), giá bán lẻ đường, thức ăn chăn nuôi, phân bón urê, xi măng ổn định. Mặt hàng có xu hướng giảm là giá bán buôn đường.
Trong thời gian tới, giá lúa gạo trong nước ổn định hoặc tăng nhẹ, trong khi giá gạo thế giới có khả năng giảm nhẹ hoặc ổn định.
Với mặt hàng thực phẩm tươi sống, trong tháng 8/2017, giá hầu hết các loại thực phẩm tươi sống đều ổn định so với cùng kỳ tháng 7/2017. Riêng giá thịt lợn đã biến động theo hướng giảm nhẹ sau khi tăng mạnh vào thời điểm cuối tháng 7/2017 do nguồn cung lợn trên thị trường trong nước được tái đàn bổ sung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Giá một số mặt hàng thủy, hải sản ổn định. Giá một số loại rau củ quả tăng nhẹ do ảnh hưởng của bão và mưa nhiều. Cục Quản lý giá dự báo, trong thời gian tới, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống có thể ổn định hoặc giảm do nhu cầu thị trường không có nhiều biến động.
Ở đầu vào của sản xuất, giá phân bón urê trong nước tháng 8/2017 ổn định so với tháng 7/2017. Tại miền Bắc, mức giá khoảng 6.500-6.800 đồng/kg; tại miền Nam, mức giá khoảng 6.100-6.800 đồng/kg. Dự báo, giá phân bón trong nước có thể tiếp tục giảm nhẹ.
Cùng xu hướng này, mặt hàng thức ăn chăn nuôi hỗn hợp tháng 8/2017 ổn định giá so với tháng 7/2017. Hiện giá thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt ở mức 7.800 đồng/kg, giá thức ăn hỗn hợp cho gà thịt ở mức 9.010 đồng/kg. Do tình hình chăn nuôi trong nước vẫn khó khăn và giá nguyên liệu thế giới có xu hướng giảm nên giá thức ăn chăn nuôi trong nước có xu hướng ổn định hoặc giảm nhẹ.